Kinh nghiệm tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI, THẢM HỌA TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 32 - 33)

Lào Cai là Tỉnh miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam. Tỉnh Lào Cai có điều kiện tự nhiên đa dạng và phức tạp, mang đặc thu của tỉnh miền núi. 80% diện tích là rừng núi, hệ thống sông, suối lưu tốc lớn, địa hình rừng núi phức tạp, độ dốc lớn, chất đất, thổ nhưỡng không ổn định. Hàng năm, do biến đối khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan, các loại hình rủi ro thiên tai như lũ lụt, lũ quét, lốc xóa… thường xuyên diễn ra và gia tăng về tần suất và cường độ. Trong 10 năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra 32 đợt rét đậm, rét hại; 63 trận mưa lớn; 29 trận lũ quét, sạt lở đất với nhiều loại hình thiên tai khác. Thiệt hại làm chết 235 người, 8 người mất tích; 240 người bị thương; 2.366 căn nhà bị sập, trôi; 43.186 nhà hư hỏng; hàng nghìn hec ta lúa, hoa màu bị thiệt hại; 41.732 con gia súc bị chết (năm 14.320 con); hơn 1.500 lượt công trình giao thông, thủy lợi và các công trình khác bị phá hủy hay hư hỏng; thiệt hại hơn 5.120 tỷ đồng (khoảng 500 tỷ đồng/ năm). Các rủi ro TT-TH có tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của toàn Tỉnh.

Chính quyền tỉnh Lào Cai đã xác định giải pháp bền vững trong đối phó rủi ro TT-TH là lấy phòng ngừa là chính. Theo đó, chính quyền Tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai với phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Tỉnh Lào Cao thực hiện tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ vào hoạt động dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; hiện đại hóa từng bước hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo khí tượng - thủy văn, tiếp tục nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo. Mục tiêu của Tỉnh là 100% số xã được quan trắc, cảnh báo, có 15 trạm cảnh báo thiên tai sớm, 107 trạm đo mưa tự động và 12 trạm khí tượng thủy văn, hai hệ thống cảnh báo lũ sớm, một hệ thống cảnh báo lũ bùn đá kết nối với đô thị thông minh của Lào Cai... trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025. Đặc biệt, Lào Cai xây dựng trọng tâm việc tuyên truyền nâng cao nhân thức cộng đồng trong công tác phòng, chống thiên tai. Lào Cai đã thực hiện triển khai rất nhiều hình thức tuyên truyền, cả tuyên truyền tập trung và lồng ghép vào các buổi sinh hoạt cộng đồng. Lào Cai cũng xây dựng

các kịch bản BĐKH, đánh giá các rủi ro thiên tai, dự báo xu hướng rủi ro thiên tai trong bối cảnh BĐKH tại địa phương này. Tuy nhiên, quá trình thực hiện CS quản lý RRTT-TH của Lào Cai còn gặp nhiều hạn chế do đặc điểm về TT-TH còn nhiều, dân cư phân bố không đồng đều. Dải dân cư ở miền núi còn chưa tiếp cận được các CS của địa phương nhưng rủi ro TT-TH lại cao. Điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính và công nghệ còn yếu kém.

Có thể nói, dựa trên CS quản lý RRTT-TH từ Trung ương, tỉnh Lào Cai đã xây dựng kế hoạch quản lý RRTT-TH và triển khai thực hiện dựa trên các nguồn lực hiện có của địa phương. Tuy nhiên, là một tỉnh miền núi thường xuyên xảy ra thiên tai, nguồn lực tại chỗ còn hạn chế, yếu kém, nên hoạt động thực thi CS quản lý RRTT-TH mới chỉ được thực hiện được cơ bản, chưa mang lại hiệu quả thực sự.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI, THẢM HỌA TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)