1.7.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội
Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với 151 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 thị trấn, 15 phường và 128 xã (Hình 2.1).
Hình 1.1. Bản đồ hành chính của tỉnh Quảng Bình
(Nguồn: https://www.quangbinh.gov.vn/) - Điều kiện tự nhiên
Quảng Bình là một tỉnh thuộc duyên hải vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Tỉnh nằm trải dài từ 16°55’ đến 18°05’ vĩ Bắc và từ 105°37’ đến 107°00’ kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh (có dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên); phía nam giáp tỉnh Quảng Trị; phía tây giáp tỉnh Khammuane và tỉnh Savannakhet của Lào (có đường biên giới dài 201,87 km là dãy núi Trường Sơn); phía đông giáp Biển Đông.
Quảng Bình cách thủ đô Hà Nội 500km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.220 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng 267 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A. Diện tích là 8.065,3km. Quảng Bình có địa hình hẹp và dốc từ phía Tây sang Đông, có 85% diện tích là đồi núi, được chia thành các vùng sinh thái cơ bản như: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Địa hình bị chia cắt mạnh.
- Đặc điểm khí hậu
Khí hậu của Quảng Bình đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa và bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam. Có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, tập trung vào các tháng 9, 10, 11) và mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 8, với ba tháng nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7, 8). Đây là vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
- Hệ thống sông, suối
Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với 5 sông lớn là sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ (hợp lưu sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý Hóa và sông Dinh. Các sông do nhiều lưu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn. Nơi đây có khoảng 160 hồ tự nhiên, nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.
- Dân số
Dân số của Quảng Bình là 895.430 người (năm 2019), đông thứ 47 về dân số tại Việt Nam, mật độ dân số đạt 110 người/ m2. Quảng Bình có 24 dân tộc sinh sống, trong đó 97% người kinh và một số dân tộc ít người khác. Dân cư tại đây phân bố không đồng đều: 21% tại thành thị và 79% tại nông thôn.
Địa phương mang những đặc thù của điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của Quảng Bình gồm: xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa; xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa; xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới và phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới. Bảng 2.1, Biểu đồ 2.1 và Bảng 2.2, Biểu đồ 2.2 khái quát bức tranh dân số dễ bị tổn thương và số hộ nghèo ở 4 địa phương.
Xã Mai Hóa Là một xã miền núi ven sông Gianh, nằm ở phía Đông Nam của huyện Tuyên Hóa, cách trung tâm huyện 23 km. Phía bắc giáp xã Ngư Hóa, phía Tây giáp xã Phong Hóa, phía Đông giáp xã Tiến Hóa, phía Nam giáp xã Châu Hóa. Diện
tích tự nhiên là 3.219,97 ha. Dân cư 100% là người Kinh, chủ yếu phân bổ sát bờ sông Gianh. Dân số 8.380 người. Số nhân khẩu nam (49%) và nữ (51%). Phần dân số dễ bị tổn thương gồm người già (11,21%), trẻ em (13,78%), người khuyết tật (1,52%), phụ nữ có thai (0,62%), phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng (1,47%), người mắc bệnh (0,27%). Trong đó, hộ nghèo là 148 hộ (chiếm 7% trên tổng số 2.228 hộ), số nhà tạm là 74 hộ, số nhà bán kiên cố là 974 hộ, số nhà kiên cố là 756 hộ (số liệu năm 2021).
Xã Thuận Hóa là một xã nằm ở vùng núi rẻo cao của huyện Tuyên Hóa, cách trung tâm huyện khoảng 6 km về phía Đông – Bắc. Phía Bắc giáp xã Kỳ Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; phía Tây giáp xã Kim Hóa, phía Nam giáp thị trấn Đồng Lê và xã Sơn Hóa, phía Đông giáp xã Đồng Hóa. Diện tích đất tự nhiên là 4,548,2 ha. Xã có địa hình khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi bạc màu, bị chia cắt thành 4 vùng riêng biệt bởi sông Gianh chạy từ đầu xã đến cuối xã với chiều dài hơn 7 km. Dân cư tập trung phần lớn ven bờ sông Gianh (chiếm trên 50%). Dân số vào khoảng 2.888 người, trong đó số nam chiếm 51%, số nữ chiếm 49%. Phần dân số dễ bị tổn thương gồm có: người già (7%), trẻ em (13%), người khuyết tật (2%), phụ nữ có thai (0,48%), phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng (1,07%), người mắc bệnh (0,93%). Số hộ nghèo là 51 hộ (chiếm 6,8% trong số 750 hộ). Số nhà tạm là 86 hộ, số nhà bán kiên cố là 460 hộ (số liệu năm 2021).
Xã Bảo Ninh là xã ven biển, nằm ở phía đông thành phố Đồng Hới. Phía Bắc và phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây chạy dọc theo sông Nhật Lệ, phía Nam giáp xã Ninh, thôn Phù Cát – xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh. Diện tích đất tự nhiên Xã là 1.730,64 ha. Nơi đây có bờ biển dài trên 9km. Địa hình phát triển theo chiều dốc từ bắc vào nam với chiều dài đất liền của xã trên 10km. Dân cư phân bố không đồng đều. Dân số trên địa bàn là 10.892 người, trong đó 49,7% số nam, 50,3% số nữ. Phần dân số dễ bị tổn thương gồm có: 9,67% người già, 21,08% trẻ em, 3,15% người khuyết tật, 0,23% phụ nữ có thai, 1,17% phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng, 0,24% người mắc bệnh. Xã Bảo Ninh không có hộ nghèo. Về cơ sở hạ tầng, số nhà tạm có 13 hộ, 333 số nhà bán kiên cố, 1881 số nhà kiên cố (số liệu năm 2021).
Phường Phú Hải nằm ở cửa ngõ phía Nam của thành phố Đồng Hới. Phía Bắc giáp phường Hải Đình; phía Đông giáp xã Bảo Ninh, phía Tây giáp phường Đức
Ninh Đông, xã Đức Ninh; phía Nam giáp xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh. Diện tích đất tự nhiên là 309,38 ha. Địa hình ở vùng trũng, bao bọc bởi hai con sông Lũy Thầy và sông Nhật Lệ. Tổng dân số là 5.103 người. Số nam chiếm 49,28%; nữ chiếm 50,72%. Số dân dễ bị tổn thương gồm có 10,78% người già, 27,55% trẻ em, 1,47% người khuyết tật; 1% phụ nữ có thai, 0,86% phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng và 0,39% người mắc bệnh. Phường Phú Hải có 4 hộ nghèo trong tổn số 1.144 hộ. Về kết cấu hạ tầng, có 74 số nhà tạm; 312 số nhà bán kiên cố và 758 số nhà kiên cố (số liệu năm 2021).
Bảng 1.1. Dân số dễ bị tổn thương ở 4 địa phương tỉnh Quảng Bình Địa phương Tổng
dân số (Người)
Dân số dễ bị tổn thương (bao gồm: người già, trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ có thi, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng và người mắc
bệnh)
Số dân (Người) Tỷ lệ phần trăm (%)
Xã Mai Hóa 8.380 2.419 29
Xã Thuận Hóa 2.888 694 24
Xã Bảo Ninh 10.892 3.876 35,5
Phường Phú Hải 5.103 2.146 42,05
Nguồn: http://hoichuthapdoquangbinh.gov.vn
Bảng 1.2. Số hộ nghèo trên tổng số hộ dân ở 4 địa phương tỉnh Quảng Bình Địa phương Tổng số hộ
dân (hộ)
Số hộ nghèo
Số hộ (họ) Tỷ lệ phần trăm (%)
Xã Mai Hóa 2.228 18 0,81
Xã Thuận Hóa 750 51 6,8
Xã Bảo Ninh 2.460 0 0
Phường Phú Hải 1.144 4 0,34
Nguồn: http://hoichuthapdoquangbinh.gov.vn
Kết quả điều tra dân số cho thấy, nhóm đối tượng dễ bị tổn thương bởi rủi ro thiên tai, dịch bệnh tại một số địa phương tiêu biểu của Quảng Bình là tương đối lớn, đặc biệt là Phường Phú Hải, số dân dễ bị tổn thương lên đến hơn 42%. Hơn
nữa, mặc dù dân số trong đột tuổi lao động là khá lớn nhưng hầu hết đều đi làm ăn xa hoặc làm các nghề như đi biển nên số dân tại địa phương chủ yếu là người già và trẻ nhỏ. Cũng theo biểu đồ trên, số hộ nghèo tại một số địa phương là không có và dưới 1%. Riêng đối với xã miền núi Thuận Hóa, số hộ nghèo chiếm 6,8%. Đây là xã nghèo, quanh năm xảy ra thiên tai.
- Điều kiện kinh tế – xã hội
Quảng Bình nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây từ biển Đông Việt Nam với Lào, Đông Bắc Thái Lan và các nước thuộc khu vực Trung – Nam châu Á. Quảng Bình xếp thứ 50 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thứ 51 về GRDP đầu người, xếp thứ 55 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRGP) bình quân giai đoạn 2016 -2020 đạt 6,83%, cao hơn giai đoạn trước (6,13%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Tỷ trọng ngành công nghiệp năm 2020 là 21,38%. Khu vực công nghiệp và xây dựng với tỷ trọng 28,35% trở thành ngành kinh tế trọng tâm. Khu vực dịch vụ chiến 50,27%, trở ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Bình cũng tập trung phát triển các cơ sở kinh tế lớn như các khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, Khu công nghiệp cảng biển Hòn La, Nhà máy xi măng Sông Gianh… mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao.
Bên cạnh phát triển kinh tế nhanh, tỉnh Quảng Bình cũng thực hiện hiệu quả, đồng bộ các CS đảm bảo an sinh xã hội. Các chương trình hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo được thực hiện với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, nước sinh hoạt phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh, nhà ở, đất sản xuất… kết hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia, địa phương hỗ trợ giảm nghèo như các Chương trình 134 về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...
Tình hình kinh tế – xã hội của 4 xã, phường nghiên cứu
- Xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa là địa phương có nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp là chính phần còn lại là nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trên sông, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề khác.
- Xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa là xã nghèo đứng thứ 4 trong 9 xã nghèo của 19 xã, thị trấn thuộc huyện Tuyên Hóa. Người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp (chiếm 84%), trồng rừng và chăn nuôi. Đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 4,2% so với tổng diện tích đất, đất bị thoái hóa, bạc màu ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích đất gieo trồng và sản lượng, đất trồng ngô ven sông, ven đồi bị xói mòn, nước sông Gianh đổ về kéo theo sỏi, đá, cát từ đầu nguồn, cuốn trôi phù sa làm dất bị xói lở, bạc màu. Dân cư chủ yếu đi làm ăn xa bởi số lượng ngày làm nông quá ít. Hơn nữa, các vấn đề về quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân như nước sạch, môi trường, vệ sinh... tại đây còn nhiều nguy cơ, cần quan tâm, xem xét.
- Xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình là một địa phương ven biển. Do đó phần lớn hộ dân sinh sống bằng nghề khai thác thủy hải sản và một số ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp như làm đá, sửa chữa tàu thuyền bên cạnh những ngành truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, du lịch và buôn bán nhỏ.
- Phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. Phú Hải nằm trên trục đường chính của Quốc lộ 1A và cách biển 2 km nên kinh tế nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển. Các hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ thương mại, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi… Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây của Phường khá nhanh với quy hoạch chi tiết thành phố hai bên sông trong đó chọn mũi Sác thuộc phường Phú Hải (45 ha) làm điểm nhấn. Nhìn chung, Phú Hải là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội động lực ở phía Nam của thành phố Đồng Hới. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng còn thiếu sự đồng bộ, quy hoạch chưa thống nhất...