Hoàn thiện thể chế chính sách

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI, THẢM HỌA TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 70 - 77)

15 đợt nhưng mức độ nắng không gay gắt

3.2.1. Hoàn thiện thể chế chính sách

Hiện tại, Bộ NNPTNT đã trình Quốc Hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều để phù hợp với tình hình hiện nay. Có nhiều công việc phải làm phục vụ cho công việc này.

Đầu tiên, các cơ quan chức năng cần rà soát tất cả các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai; xác định rõ các vấn đề cần được ưu tiên điều chỉnh. Các CS về quản lý rủi ro thiên tai cần giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ quan PCTT cấp huyện và cấp xã.

Tiếp theo, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý RRTT-TH cần quy định và phân cấp trong việc ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai thuộc cấp vùng và cấp tỉnh, thành phố. Hơn nữa, các quy định cũng cần xem xét, bổ sung quy định vai trò của phụ nữ trong việc tham gia xây dựng và giáp sát thực hiện kế hoạch PCTT, tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có lồng ghép nội dung PCTT. Các CS cũng cần hướng tới các chương trình PCTT cho các đối tượng dễ bị tổn thương như: phụ nữ, chủ hộ đơn thân, các hộ có người khuyết tật và trẻ em; đặc biệt là các CS nâng cao năng lực cho cán bộ về việc hỗ trợ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Tại tỉnh Quảng Bình, các văn bản cấp tỉnh, thành phố cũng cần được hoàn thiện, cụ thể hóa phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của địa phương. Nhiệm vụ trước hết trong việc xây dựng các giải pháp hiệu quả nhằm quản lý RRTT-TH là hoàn thiện việc xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ 2021 - 2025, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh Quảng Bình cần nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế, đảm bảo tính bền vững và có tính tới yếu tố rủi ro thiên tai cũng như các diễn biến bất lợi của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Quy hoạch che phủ rừng đầu nguồn trên các sườn dốc, tăng diện tích rừng phòng hộ ở những nơi cần thiết để giảm nhẹ khí thải nhà kính và giảm tốc độ dòng chảy, giảm xói mòn

cho khu vực miền núi; thiết lập hệ thống cảnh báo cho cộng đồng; cải thiện hệ thống thu gom và xử lý chất rắn ở những khu vực không được đầu tư từ các dự án trong những năm tới.

Các quy hoạch năm tới cũng như diễn biến bất lợi của BĐKH, Quảng Bình cần nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế, đảm bảo tính bền vững việc xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch; cần nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế, đảm bảo tính bền vững việc xây dựng vàớc ngầm cho các khu vực có nguy cơ thiếu nước ngọt. Cần thiết đặt quản lý rủi ro thiên tai và thảm họa trong chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần xem xét các yếu tố tương đồng của hai chính sách quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên tai thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về thể chế cũng như đánh giá và giải quyết đầy đủ các hoạt động của các chính sách này.

Quảng Bình cần tạo điều kiện tốt hơn với các nguồn lực tại chỗ đầy đủ hơn cho triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển gắn với chủ động ứng phó với BĐKH, PCTT ở các cấp địa phương, đặc biệt là những vị trí xung yếu, đảm bảo cuộc sống an toàn và đảm bảo sinh kế cho người dân.

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, các quy hoạch phát triển và phương án quy hoạch phòng chống và ứng phó với thiên tai cần được lồng ghép với công tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19. Đây là nhiệm vụ cần thiết bởi những TT-TH kép này đều mang lại những rủi ro, hiểm họa khôn lường đối với đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.2.2. Hoàn thiện các công cụ thực hiện chính sách

Công cụ truyền thông

Công cụ thực hiện CS quản lý RRTT-TH đầu tiên là công cụ truyền thông, trong đó cần tập trung vào các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về đường lối, CS pháp luật có liên quan đến rủi ro TT-TH. Trước hết cần tập trung, nâng cao công tác dân vận, thực hiện tốt hơn nữa các nguyên tắc dân chủ cơ sở, phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, tạo thành sự đồng thuận xã hội, củng cố khối đại đoàn kết

dân tộc. Xây dựng và phát triển các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các CS pháp luật cũng như các kỹ thuật, khoa học, các dự án, các đề án về quản lý rủi ro thiên tai đến từng người dân. Đẩy mạnh quản lý RRTT-TH dựa vào cộng đồng, phát huy tri thức địa phương trong phòng tránh thiên tai. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1324/UBND-KT ngày 23/7/2021 về việc thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030” tỉnh Quảng Bình. Đây là văn bản quan trọng không chỉ định hướng dài hạn công tác truyền thông về phồng, chống thiên tai mà còn chỉ ra các hoạt động cụ thể cần thực hiện từ nay đến năm 2030 với các mốc thời gian cụ thể và mục tiêu cần đạt. Theo đó, đến hết năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có 100% đội ngũ giảng viên, tập huấn viên các cấp được trang bị đầy đủ kiến thức về thiên tai và năng lực để tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về thiên tai, kỹ năng ứng phó thiên tai tại cộng đồng; 30% cán bộ, viên chức, cá nhân khi tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh thuộc đối tượng 4 và đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư được phổ biến về nâng cao nhận thức cộng đồng, quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; 35% người dân ở các khu vực thường xuyên xảy ra bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt được phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó thiên tai; 35% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai và thông tin chỉ đạo phòng, tránh thiên tai. Đến hết năm 2030 có 100% người dân ở các xã, phường, thị trấn thường xuyên xảy ra bão, lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và ít nhất 50% người dân ở các khu vực khác được phổ biến kiến thức về thiên tai và kỹ năng phòng tránh thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn; 100% các bậc đào tạo phổ thông đưa nội dung phòng tránh giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào một số môn học để giảng dạy; 100% số xã, phường, thị trấn xây dựng, phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai phải có sự tham gia của cộng đồng và 100% hộ gia đình được tiếp nhận đầy đủ thông tin về thiên tai, thông tin chỉ đạo phòng, tránh thiên tai. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, từ năm 2021 - 2030, các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh được yêu cầu trước hết tập trung tại các khu vực nguy cơ rủi ro cao thuộc các xã, phường, thị trấn thường xuyên chịu tác động của thiên tai sẽ triển

khai thực hiện 03 hợp phần là phổ biến cơ chế, chính sách, tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai, cán bộ chính quyền các cấp về quản lý, triển khai hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng và tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.Thực hiện Kế hoạch này cũng đồng thời đóng góp hình thành văn hóa phòng ngừa, chủ động và tích cực tham gia vào công tác phòng, chống thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường do thiên tai.

Công cụ cảnh báo và hành động sớm

Công tác truyền thông cần được thực hiện ở phía cạnh các nguồn thông tin cảnh báo. Nâng cao năng lực giám sát BĐKH, quan trắc khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo, truyền tin về thiên tai và khí hậu cực đoan là nhiệm vụ tiên phong cho các công cụ tăng cường thực hiện CS quản lý RRTT-TH. Cần xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như nền tảng thông tin, cung cấp đến 100% các cán bộ địa phương cũng như người dân về những dự báo TT-TH; nâng cao hiệu quả cảnh bảo trước TT-TH; tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo kịp thời cho các cấp nếu có sự cố xảy ra; và có những phương án chủ động, kịp thời ứng phó với thiên tai ở tất cả các cấp địa phương.

Các hoạt động triển khai thực hiện chính sách quản lý rủi ro thiên tai, thảm họa tự nhiên ở tỉnh Quảng Bình cũng cần tiếp tục tham gia có hiệu quả hơn vào các chương trình, quy trình Hành động sớm với sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước. Ví dụ như Quy trình Hành động sớm (EAP) của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là công cụ hướng dẫn cách triển khai kịp thời và hiệu quả các hành động sớm dựa vào thông tin dự báo thời tiết hoặc khí hậu cụ thể. Chương trình này được thực hiện ứng phó với thiên tai được kích hoạt dựa vào dự báo trước từ các cơ quan dự báo trong một thời hạn nhất định. Đây là đề án được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Hội Chữ thập đỏ Đức với ba hợp phần chính là ngưỡng kích hoạt, hành động sớm và cơ chế tài chính.

Công cụ thanh tra – kiểm tra là một trong những công cụ đắc lực cho các hoạt động triển khai CS pháp luật vào thực tiễn. Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vào các vấn đề liên quan đến CS quản lý RRTT-TH được coi là giải pháp cần thiết. Công tác này có liên quan tới từ bộ máy tiếp công dân, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo có liên quan đến thực hiện CS quản lý RRTT-TH cho tới phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong thực hiện CS này.Việc phát huy vai trò giám sát và phản biện của các cơ quan dân cử, mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, các cơ quan báo chí và người dân trong công tác này được coi là một kênh quan trọng trong thực hiện CS quản lý RRTT-TH.

3.2.3. Nâng cao năng lực chủ thể thực hiện chính sách

Với đặc thù của hệ thống chính trị của Việt Nam, chủ thể lãnh đạo, quản lý, thực hiện CS là những người đưa ra những quyết định và trực tiếp hoạch định CS. Để có thể làm tốt cả hai vai trò trên, năng lực chủ thể lúc này cần đảm bảo cả chất và lượng, trong yếu tố chất bao gồm cả đạo đức và tri thức.

Trước tiên, cần tiếp tục kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế của tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả. Hiện nay, tổ chức, bộ máy quản lý RRTT-TH tại tỉnh Quảng Bình ở cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất như tổ dân phố, phường, xã còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Số lượng đội ngũ cán bộ cấp đơn vị này còn tương đối “mỏng”, chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn của TT-TH liên tiếp xảy ra. Kiện toàn tổ chức, gia tăng số lượng cán bộ quản lý TT-TH tại các đơn vị hành chính nhỏ nhất và tinh giản đối với bộ máy quản lý ở các cấp cao hơn là một đòi hỏi cấp thiết tại Quảng Bình trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến, huy động những người lực chính trị, các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và đặc biệt là cộng đồng nhân dân là một biện pháp hữu hiệu, mang tính xuyên suốt đối với quản lý RRTT-TH tại địa phương.

Công việc kiện toàn tổ chức đòi hỏi xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất và năng lực liên quan đến công việc. Cán bộ chuyên môn và cán bộ tại các đơn vị hành chính trực tiếp triển khai các công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cần thường xuyên được tập huấn, đào tạo các biện pháp, phương pháp cứu hộ cứu nạn phù hợp với tình hình của từng địa phương. Họ cần

được trang bị tri thức về khoa học quản lý rủi ro, thiên tai cũng như nắm được các kỹ thuật, công nghệ của lĩnh vực này. Hơn nữa, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong quản lý rủi ro, thảm họa tự nhiên cũng là yêu cầu quan trọng.

Năng lực thực hiện CS còn thể hiện ở đảm bảo sự liên kết, phối hợp hoạt động giữa các bên liên quan với sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, tránh chồng chéo hay bỏ sót công việc. Cụ thể: Chi cục Thủy lợi tiếp tục nắm bắt tình hình thời tiết trong năm, thông tin kịp thời đến các lãnh đạo, thủ trưởng chỉ huy các đơn vị, kịp thời tham mưu cho các cấp lãnh đạo và Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương công văn chỉ đạo công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trước mùa mưa bão cũng như triển khai ứng phó, khắc phục trước, trong và sau thiên tai. Chi cục Thủy sản chỉ đạo thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn cho người và tài sản trên biển trong mùa mưa, bão; tham mưu chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có nuôi trồng thủy sản, công tác nuôi trồng và thu hoạch thủy sản đảm bảo tránh tổn thất trong mùa lũ. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tham mưu cho lãnh đạo Sở NNPTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có sản xuất nông nghiệp, nhà màng, nhà lưới chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, có kế hoạch chuyển đổi cây trồng đối với những đơn vị co sản xuất ở vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn. Chi cục Chăn nuôi và thú y thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến thời tiết, chủ động tham mưu cho các cấp lãnh đạo chỉ đạo các đơn vị có chăn nuôi gia súc, gia cầm phòng, chống đói rét, nắng nóng, dịch bệnh; khi có bão, lũ tổ chức ứng phó theo phương châm bốn tại chỗ, phối hợp các đơn vị triển khai, xử lý môi trường chăn nuôi và dịch bệnh sau bão, lũ, sớm khôi phục sản xuất.

3.2.4. Tăng cường nguồn lực cho thực hiện chính sách

Nguồn lực tài chính luôn quan trọng trong bất kỳ hoạt động thực hiện CS công nào. Cần đảm bảo vốn cho huy động và đảm bảo điều kiện bảo quản, cung cấp tốt nhất cho “4 tại chỗ” sao cho khi thiên tai xảy ra có ngay và đủ cả cho ứng phó lẫn khắc phục các hậu quả. Hơn nữa, cần huy động các nguồn ngoài nhà nước như doanh nghiệp, cộng đồng… Kinh nghiệm thực tiễn đã được tổng kết ở nước ta cũng

như nhiều nước trên thế giới cho thấy sự phối hợp, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án là rất quan trọng để không chỉ hỗ trợ hoạt động mà còn cả phát huy kết quả, hiệu quả hoạt động, đạt được các mục tiêu kép. Thí dụ như lồng ghép, phối hợp các yêu cầu, mục tiêu, hoạt động về quản lý rủi ro, thảm họa tự nhiên vào

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI, THẢM HỌA TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)