Đánh giá về đội ngũ viên chức ngành y tế ở tỉnh Quảng Ngã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo, bồi DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH y tế ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 49 - 51)

I Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Ytế 38

2.1.2. Đánh giá về đội ngũ viên chức ngành y tế ở tỉnh Quảng Ngã

Qua phân tích, có thể thấy đội ngũ viên chức ngành y tế tỉnh Quảng Ngãi có nhiều thế mạnh. Đội ngũ viên chức y tế có y đức tốt, luôn luôn chăm lo cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tất cả các đối tượng viên chức y tế đều được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ tại những trường đại học

chuyên ngành y dược hàng đầu và uy tín trong cả nước, giúp đáp ứng được tiêu chuẩn chức danh, nghề nghiệp, ngạch viên chức, góp phần to lớn vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh nhà. Đội ngũ nhân lực có cơ cấu về độ tuổi phân bố hợp lý, có tính kế thừa và ngày càng trưởng thành cả về số lượng và chất lượng trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Đội ngũ viên chức y tế trẻ với khả năng học hỏi, nắm bắt, vận dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phương pháp mới, kỹ thuật mới và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh.

Tuy nhiên, đội ngũ viên chức ngành y tế tại tỉnh Quảng Ngãi có chất lượng chuyên môn còn chưa đồng đều, cơ cấu phân bổ còn chưa hợp lý. Đặc biệt, là thiếu nguồn nhân lực viên chức trong lĩnh vực chuyên khoa sâu. Cán bộ quản lý đặc biệt là tuyến y tế cơ sở cũng còn hạn chế về trình độ chuyên môn và năng lực điều hành. Trình độ, năng lực về quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện chưa đáp ứng tối đa yêu cầu nhiệm vụ; phần lớn đội ngũ viên chức lãnh đạo chỉ được đào tạo về quản lý chung theo chương trình Lý luận chính trị - Hành chính, riêng kiến thức kỹ năng về quản lý bệnh viện chỉ mới được tập huấn theo các chương trình từ 3 đến 5 ngày do Bộ Y tế, các chương trình và dự án tổ chức.

Về đội ngũ viên chức ngành y tế có chuyên môn là Bác sĩ ở tỉnh Quảng Ngãi có trình độ chuyên môn được đào tạo sau đại học chủ yếu là Bác sĩ chuyên khoa cấp I. Nhân lực có trình độ Tiến sĩ y khoa, Bác sĩ chuyên khoa cấp II còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. Việc triển khai thực hiện các kỹ thuật nói chung mà đặc biệt là kỹ thuật chuyên môn cao, chuyên sâu đòi hỏi các bệnh viện phải có được nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp và phải đồng bộ theo từng e kíp. Song, thực tế hiện nay, tại các bệnh viện trong địa bàn tỉnh ngoài việc thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao thì tình trạng thiếu nhân lực theo các chức danh chuyên môn, chuyên khoa như: thiếu Bác sĩ chuyên khoa Gây mê Hồi sức; Hồi sức cấp cứu, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh đang là khó khăn trong việc triển khai kỹ thuật của các đơn vị.

Đối tượng viên chức ngành y tế Quảng Ngãi là điều dưỡng và hộ sinh cũng chiếm tỷ lệ cao với tỷ lệ lần lượt là 29,4% và 16,4%. Những năm gần đây, viên chức y tế là điều dưỡng, hộ sinh đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo bệnh viện, Sở Y tế và UBND. Qua đó, đã xây dựng đội ngũ điều dưỡng có trình độ, kỹ năng cơ bản, đáp ứng được mục tiêu chung của ngành Y tế tỉnh nhà, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, đem lại sự hài lòng cho nhân dân trong tỉnh. Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, hiện đội ngũ viên chức y tế là điều dưỡng, hộ sinh trong tỉnh vẫn còn hơn 84% điều dưỡng có trình độ trung học; tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ thấp (2,21/1 so với quy định 3-3,5/1). Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp, thái độ ứng xử của đội ngũ viên chức là điều dưỡng, hộ sinh hiện vẫn chưa đáp ứng được chuẩn yêu cầu. Những hạn chế trên cùng với thực trạng thiếu nhân lực, áp lực công việc, số lượng bệnh nhân ngày càng nhiều… đang là những yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc người bệnh của điều dưỡng trong các bệnh viện trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH đào tạo, bồi DƯỠNG VIÊN CHỨC NGÀNH y tế ở TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)