Đánh giá chung kết quả thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại thị xã

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 65 - 76)

mới tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Kết quả đạt được

Nhìn chung, Chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện và sự vào cuộc khá quyết liệt và đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở trong triển khai thực hiện chương trình.

Trên cơ sở nguồn vốn của Chương trình, kết hợp lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình dự án khác và vận động của toàn dân, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội thiết yếu ở nông thôn như: Điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa được tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt của người dân, tạo ra cảnh quan nông thôn mới ngày còn hiện đại.

Phong trào toàn dân “Toàn thị xã chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” được triển khai thực hiện khá tích tực. Vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn theo quy hoạch được triển khai quyết liệt, dân dân hưởng ứng tích cực, đã hiến trên 500.000m2 đất ở, hiến cây cối, vật kiến trúc, tài sản có giá trị và đóng góp trên 15.000 ngày công lao động để xây dựng đường giao thôn.v.v…Nhà cửa đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng theo hướng nhà sạch, vườn đẹp, chuồng trại chăn nuôi, công trình vệ sinh được bố trí hợp lý đảm bảo môi trường, cơ cấu cây trồng hợp lý và hiệu quả.

Công tác đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được thị xã quan tâm thực hiện. Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” phát triển các mô hình tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất theo chuổi giá trị được triển khai, bước đầu đem lại hiệu quả như: mô hình liên kết sản xuất rau sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm; mô hình sản xuất Gạo hữu cơ; mô hình sản xuất và chế biến “Dầu phụng đất Quãng” giá trị sản xuất thu được trên 200 triệu đồng/ha. Kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn phát triển mạnh, đặc biệt chăn nuôi bò theo hướng công nghệ cao, giá trị thu nhập chiếm 50% tổng giá trị ngành nông nghiệp. Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho nông dân được chú trọng, thường xuyên tổ chức đào tạo nghề nhằm từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn các xã 75% trở lên. Nhờ đó, đời sống nhân dân ngày được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2019 là 42,39 triệu đồng/người/năm.(Tăng 26,97 triệu đồng đồng/người/năm so với năm 2011). Tỷ lệ hộ nghèo của thị xã còn 1,56% không tính hộ nghèo thuộc bảo trợ xã hội (giảm 8,18% so với năm 2011).

Công tác giáo dục, y tế, văn hóa xã hội và môi trường được chú trọng; Sự nghiệp giáo dục luôn được quan tâm đầu tư, các địa phương đã hoàn thành công tác phổ cập giáo dục, các trường trên địa bàn đều đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng mức độ 3. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô

thị văn minh” được triển khai tích cực và có hiệu quả. Thiết chế văn hóa xã, thôn được đầu tư, nâng cấp. Chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần ở khu dân cư được nâng lên, các xã đều đạt danh hiệu “ gia đình văn hóa 3 năm liền” trở lên. Công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm, chỉ đạo thực hiện, 100% hộ dân tham gia và thực hiện tốt.

Hệ thống chính trị xã hội ở các xã tiếp tục được kiện toàn, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động; Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội hằng năm đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. An ninh trật tự xã hội cơ bản được giữ vững, ổn định.

Qua đó, kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới tại thị xã Điện Bàn, cho thấy chính sách xây dựng nông thôn mới đúng đắn với quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước, phù hợp với yêu cầu thực tiển của nông thôn, đáp ứng nguyện vọng của người dân. Chính sách đáp ứng nhu cầu phát triển về kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, mang tính bền vững ở khu vực nông thôn; Chính sách thể hiện tính công bằng, tất cả các địa phương nông thôn, nhất là các vùng có điều kiện khó khăn, kinh tế phát triển mở mức thấp đều được hưởng lợi từ cơ chế chính sách của chương trình, người dân được hưởng quyền lợi và có trách nhiệm trong thực hiện chính sách. Quan trọng hơn là chính sách xây dựng nông thôn mới mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội; góp phần cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, nông thôn ngày càng phát triển mang tính bền vững.

2.3.2. Hạn chế, bất cập

Công tác chỉ đạo, điều hành: Cấp ủy, chính quyền mà trực tiếp là Ban chỉ đạo Nông thôn mới, Ban quản lý và các Ban phát triển thôn ở một số xã chưa xác định đúng vai trò, tầm quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, chưa xác định yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, xuyên suốt để tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; trong chỉ đạo, điều hành chưa thực sự quyết liệt, còn mang tính thụ động; phân công, phân nhiệm chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, còn chung chung và không gắn trách nhiệm; tổ chức thực hiện thiếu kiểm tra, giám sát để kịp thời xử lý, giải quyết khó khăn, vướng mắc, xử lý kỷ luật chưa nghiêm.

Công tác tuyên truyền chưa sâu sát, chưa rộng rãi và nội dung thiếu sự đa dạng; thiếu thường xuyên liên lục, hiệu quả chưa cao. Một bộ phận cán bộ và nhân

dân nhận thức chưa rõ về mục tiêu, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới; Các chủ trương, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất chưa được phổ biến đầy đủ đến người dân, chính vì vậy chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đúng đắn, chưa thấy được trách nhiệm của mình tham gia xây dựng nông thôn mới, cho rằng xây dựng chương trình xây dựng NTM là nhiệm vụ của nhà nước, nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trông chờ sự đầu tư của nhà nước. Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới chưa được phát huy đúng mức, huy động đóng góp của người dân còn hạn chế, một số địa phương việc xây dựng NTM, Khu dân cư NTM kiểu mẫu chủ yếu do cán bộ xã, thôn thực hiện, nên hiệu quả không cao và thiếu bền vững.

Một số xã đạt chuẩn NTM, thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu có tư tưởng bằng lòng, tự mãng với kết quả đạt được. Chưa chú trọng nâng cao chất lượng các tiêu chí “mền” nhưng dễ biến động, thiếu bền vững như: Văn hóa, hệ thống chính trị, tiếp cận pháp luật, An ninh trật tự và môi trường. Một số xã đã đạt chuẩn NTM nhưng bị rớt một số tiêu chí, tuy nhiên các địa phương chưa quyết liệt, chưa có giải pháp cụ thể để duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Kết quả xây dựng Khu dân cư NTM kiểu mẫu ở một số xã còn nhiều hạn chế, thực hiện chưa quyết liệt số lượng các khu đăng ký và thực hiện đạt chuẩn quá thấp.

Một số xã chưa được chú trọng công tác vận động vốn hỗ trợ từ các doanh nghiệp và huy động vốn đóng góp của người dân, vốn doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn càng hạn chế, tỷ lệ vốn huy động đóng góp của người dân rất thấp, không đáp ứng yêu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Việc xác định, đánh giá hiện trạng “mức độ đạt chuẩn, chưa đạt chuẩn” các tiêu chí ở mỗi địa phương còn lúng túng, thiếu chính xác và chưa sát với thực tế, nên xây dựng phương án, khung kế hoạch, lộ trình thời gian, bố trí nguồn lực thực hiện còn chung chung, dẫn đến chỉ đạo chưa sát đúng, thiếu căn cứ, hiệu quả không cao.

Công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong khâu tổ chức thực hiện, công tác thực hiện quy hoạch chưa thực sự đồng bộ. Nhất là quy định về quy hoạch Khu trung văn hóa xã có diện tích từ 1.500m2- 2.500m2, khu thể thao thôn từ 1.500 m2 -2.000m2 nhiều địa gặp nhiều khó khăn trong việc chọn bố trí quy hoạch cho phù hợp. Đối với việc thực quy hoạch giao thông, do một bộ phận người dân đời sống cũng còn khó khăn về kinh tế nên không có đủ điều kiện để di dời tường rào, cổng ngỏ theo quy hoạch, một số tuyến đường thực hiện mở rộng lề đường theo quy hoạch nhưng trụ điện trung, hạ thế, trụ điện viễn thông chưa thực hiện di dời, gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

Cơ sở hạ tầng nông thôn tuy được quan tâm đầu tư, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về quy định quy mô công trình và cơ chế hỗ trợ; một số công trình quy định về quy mô đầu tư và thiết kế mẫu, như nhà văn hóa đa năng của xã quy định quy mô tối thiểu 200 chổ ngồi, hội trường thôn từ 80 đến 100 chổ ngồi, các địa gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động đóng góp của người dân để xây dựng công trình, tuy nhiên ở một số địa phương không đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, hội họp của người dân. Chợ nông thôn được quy hoạch hoạch và đầu tư khang trang, nhưng không đáp ứng nhu cầu thực tiển, tiểu thương không vào chợ buôn bán. Một số công trình đầu tư xây dựng mang trính chắp vá, phần lớn nâng cấp, sữa chữa nên quy mô và chất lượng công trình chưa thực sự đảm bảo, gây lãng phí. Cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp đầu tư còn hạn chế, như: giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương và điện thủy lợi đất màu; chưa đáp ứng nhu cầu về phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Đầu tư phát triển sản xuất: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với công tác dồn điền đổi thửa, quy hoạch vùng sản xuất được triển khai trên toàn thị xã, nhưng chưa mang lại hiệu quả. Công tác xây dựng vùng chuyên canh gắn với liên kết đầu tư và bao tiêu sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Một số mô hình hiệu quả trên địa bàn các xã chưa nhiều, chủ yếu mô hình nhỏ, năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa còn thấp, tính cạnh tranh không cao, một số mô hình hoạt động mang tính tự phát, thiếu bền vững…Nhiều HTX nông nghiệp hoạt động yếu

kém, thiếu bền vững sau khi chuyển đổi theo luật HTX năm 2012, không có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực, không có phương án sản xuất phù hợp. Chưa thu hút được các doanh nghiệp vào liên kết đầu tư và bao tiêu sản phẩm. Công tác đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức, nhất là đào tạo nghề nông nghiệp, số lượng lớp và ngành nghề thiếu sự đa dạng, cơ chế hỗ trợ còn hạn chế chưa thu hút nông dân tham gia.

Kinh tế vườn, kinh tế trang trại một số địa phương chưa thực sự hiệu quả, mô trình phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại còn thấp, cơ chế hỗ trợ còn hạn chế, chưa khuyến khích được người dân đầu tư. Chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại phát triển, nhất là chăn nuôi bò; nhưng việc quy khoạch khu chăn nuôi tập trung chưa hợp lý, thiếu sự đầu tư cơ sở hạ tầng nên người dân ít di dời chuồng trại ra khỏi khu dân cư, do vậy vấn đề gây ô nhiểm môi trường trong khu dân cư vẫn còn nhiều.

Văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường ở một số xã thiếu bền vững. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở một số trường từng bước xuống cấp, chất lượng giáo dục chưa đảm bảo, một số học sinh rớt tốt nghiệp cơ sở không tiếp tục học các trường nghề, giáo dục thường xuyên có xu thế tăng, nhất là các xã ở xa trung tâm thị xã như 3 xã Gò Nỗi. Thiết chế văn hóa được đầu tư, nâng cấp nhưng gây lãng phí do sau khi sáp nhập thôn, nhất là nhà sinh hoạt của thôn. Cảnh quan môi trường chưa được duy trì vệ sinh thường xuyên, việc xử lý rác thải sinh hoạt gặp nhiều khó khăn về bãi chứa, do lệ thuộc vào bãi chứa ở các huyện khác. Cảnh quan đường, làng, ngõ, xóm chưa thực sự sạch, đẹp.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn khó lường, tình trạng trộm, cắp vặt, đánh nhau gay thương tích, ma tý và tại nạn giao thông còn xảy ra; ảnh hưởng lớn đến tiêu chí an ninh trật tự, thiếu bền vững.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thị xã Điện Bàn tuy là một địa phương phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ; nhưng đối với các xã xây dựng nông thôn mới chủ yếu là xã thuần nông,

địa bàn rộng, dân cư phân tán, nhiều địa phương bị chia cắt như 3 xã thuộc vùng Gò Nổi, cách trung tâm thị xã; người dân có tập quán sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Nguồn thu trên địa bàn thấp, chủ yếu cân đối từ nguồn ngân sách cấp trên, hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; Hằng năm thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, hạn hán, bão lũ, dịch bệnh, gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng nông thôn và thiệt hại sản xuất nông nghiệp của địa phương.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số xã trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện chưa thực sự quyết liệt, thiếu phương pháp, lúng túng và chưa nắm chắc quan điểm, nội dung, phương pháp về xây dựng nông thôn mới để huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc tham gia xây dựng nông thôn mới. Vai trò của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số xã chưa được phát huy, chủ quan, thiếu sâu sát, thiếu sự kiểm tra.

Một bộ phận cán bộ ở các cấp năng lực, trình độ còn nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện, chưa thực sự tâm huyết, trách nhiệm; làm việc kém hiệu quả. Bộ máy giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp tuy được kiện toàn nhưng còn thiếu, không ổn định; đội ngũ cán bộ chuyên trách nông thôn mới ở các cấp chủ yếu kiêm nhiệm, hợp đồng, mức phụ cấp thấp và thường xuyên thay đổi nên không có tâm huyết dẫn đến hiệu quả không cao.

Một số cơ chế chính sách được Trung ương ban hành, nhưng quá trình triển khai thực hiện chậm, hướng dẫn không rõ ràng, cụ thể, như một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất, doanh nghiệp và người dân không tiếp cận được. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho nông thôn chưa được chú trọng, đào tạo chưa gắn với các dự án. Nguồn vốn của tỉnh, thị xã cân đối đầu tư trực tiếp chương trình còn hạn chế, bên cạnh nguồn thu của địa phương không có nên các xã khó khăn trong việc bố trí thực hiện.

Công tác tuyên truyền đôi lúc chưa được chú trọng, nội dung, phương pháp tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú và thiếu thường xuyên; các ngành, các cấp chưa quyết liệt trong công tác tuyên truyền, vẫn còn mang tính hình thức, một bộ phận nhân dân chậm việc tiếp cận thông tin tuyên truyền, hoặc tuyên truyền không

rõ ràng dẫn đến khó nghe, khó hiểu nên một số chủ trương đề ra người dân chậm thực hiện và hiệu quả không cao.

Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, khu dân cư NTM kiểu mẫu giữa

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w