Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 84 - 89)

3.3.1. Thực hiện tốt công tác quản lý, thực hiện quy hoạch

Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và bổ sung vào đề án, kế hoạch thực hiện chính sách xây dựng xã NTM nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025, Chú trọng quy hoạch NTM kết nối với quy hoạch đô thị. Ưu tiên điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khu dân cư, vùng sản xuất chuyên canh, khu chăn nuôi tập trung và nông nghiệp sạch gắn với du lịch sinh thái cộng đồng, hướng dẫn thực hiện điều chỉnh, bổ sung khớp nối các quy hoạch chi tiết phù hợp với điều kiện phát triển của mỗi địa phương, điều chỉnh điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất lúa giống, lúa hữu cơ chất lượng cao và vùng nuôi trồng thuỷ sản, vùng sản xuất rau sạch an toàn, vùng chăn nuôi tập trung, nhất chăn nuôi bò (khu xây dựng chuồng trại và vùng trồng cỏ chăn nuôi),...gắn với triển khai thực hiện hiệu quả Đề án nông nghiệp của thị xã.

Thực hiện điều chỉnh quy hoạch khớp nối các xã khu vực Gò Nỗi như xã Điện Quang, Điện Trung, Điện Phong thành vùng nông thôn mới kiểu mẫu; khớp nối giữa xã Điện Hòa và Điện Tiến, tạo không gian tổng thể lớn nhằm hướng đến phát triển vùng du lịch sinh thái cộng đồng; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu dân cư mới để đảm bảo sự phát triển dân cư; phối hợp với tỉnh Quảng Nam điều chỉnh quy hoạch tuyến đường ĐT 609, ĐT 610B và cầu Văn ly, khớp nối với các huyện Đại Lộc, Duy xuyên và Thành phố Đà Nẵng tạo liên kết giao thông ở khu vực Bắc Quảng Nam; bổ sung quy hoạch các trục đường ĐH, trục chính giao thông và đường xã đảm bảo theo sự phát triển của từng địa phương; rà soát bổ sung quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tạo điều kiện các doanh nghiệp vào đầu tư, giải quyết lao động tại chổ; đồng thời, đảm bảo môi trường. Rà

soát các điểm chợ nông thôn như Chợ Bảo An xã Điện Quang, Chợ Đông Lãnh xã Điện Trung, Chợ Điện Hòa để điều chỉnh quy hoạch, bố trí tại các điểm phù hợp, đảm bảo họp chợ và trách trường hợp gây cản trở giao thông.

Chú trọng quy hoạch các thiết chế văn hóa, khu thể thao cho phù hợp và đảm bảo sinh hoạt, vui chơi cho người dân; đồng thời, nâng cao chất lượng về lĩnh vực văn hóa, thể thao của từng địa phương.

Tập trung thực hiện và quản lý tốt công tác quy hoạch như công bố quy hoạch, thực hiện cắm mốc giới bổ sung và củng cố việc ban hành quy định về quản lý quy hoạch theo quy định tại thông tư 13/2011/TTLT - BXD-BNNPTNT - BTNMT của Bộ xây dựng, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.3.2. Đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội

Ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh từ chương trình MTQG xây dựng NTM, thị xã cần phải tranh thủ tối đa các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, đề án phát triển trên địa bàn; tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất. Đồng thời, áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế định hình trong thi công để giảm chi phí, tăng cường giám sát của cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn.

Tập trung xây dựng và triển khai các Đề án giai đoạn 2021-2025, như Đề án Nông nghiệp, Đề án phát triển GTNT, GTNĐ, kiên cố hóa kênh mương loại III, điện thủy lợi hóa đất màu; Đề án phát triển Văn hóa - Thể thao, phát triển giáo dục - đào tạo và kế hoạch phát triển hệ thống chợ nông thôn; đảm bảo nâng cao chất lượng về tiêu chí liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn, như: tiêu chí giao thông, điện, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn. Giao nhiệm vụ cho các phòng, ban liên quan phối hợp với địa phương tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi giám sát chất lượng công trình; nghiệm thu quyết toán và giải ngân đảm bảo theo quy định hiện hành. Phối hợp với ngành Điện lực, Bưu chính viễn thông và địa phương khảo sát, có kế hoạch đầu tư, nâng cấp hệ thống đường dây điện trung, hạ thế, đường dây viễn thông đảm bảo theo quy hoạch, có kế hoạch ưu tiên di dời

các trụ điện trung, hạ thế và trụ viễn thông nằm ngoài hành lang giao thông sau khi nhân dân thực hiện di dời tường rào cổng ngõ theo quy hoạch, để đảm bảo an toàn giao thông và tạo cảnh quan nông thôn; đồng thời, đảm bảo đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, các chương trình xây dựng nhà ở cho gia đình chính sách, gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo và khó khăn.

Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh đầu tư xây dựng Cầu Văn Ly kết nối với huyện Đại Lộc, các tuyến đường tỉnh lộ đi qua địa bàn để hoàn thiện kết nối lưu thông giữa các huyện, thành phố lân cận nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đầu tư các khu di tích lịch quốc gia, cấp tỉnh và các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn nhằm tạo kết nối phát triển du lịch văn hóa lịch sử với du lịch sinh thái cộng đồng.

3.3.3. Tập trung phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững

Chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Xác định mục tiêu xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cư dân nông thôn. Tập trung triển khai Đề án nông nghiệp trên địa bàn từng xã. Trong đó, Đẩy mạnh chương trình dồn điền, đổi thửa, cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng, đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp gắn với xây dựng cánh đồng chuyên canh, cánh đồng mẫu lớn trên các loại cây trồng, đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất kết hợp áp dụng KHKT trong sản xuất, hình thành vùng sản xuất chuyên canh theo chuổi giá trị mới, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa gắn với nhu cầu thị trường; hướng đến xây dựng nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Duy trì sản xuất các sản phẩm OCOP như “Dầu phụng Đất Quảng”, “Sữa Nếp”, “Rau sạch, an toàn”,…tiếp tục tổ chức hợp tác, liên doanh, liên kết, có cơ chế mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các chuỗi sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp, từng bước tạo ra những thương hiệu sản phẩm có giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường, ổn định đầu ra cho sản phẩm, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế; đồng thời, đảm bảo nâng cao thu nhập cho nông dân nông thôn.

Củng cố, đổi mới phương thức hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã, thúc đẩy việc liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu

về điều kiện cụ thể. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; ưu tiên đầu tư phát triển nông nghiệp sạch công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch làng quê trên địa bàn các xã. Chú trọng liên kết 5 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà Bank) để hỗ trợ sản xuất, hình thành các sản phẩm theo chuỗi giá trị mới, nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và quốc tế.

Tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành sản xuất, chế biến và may mặc xuất khẩu nhằm thu hút lao động ở nông thôn. Chú trọng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ phù hợp với điều kiện nông thôn, gắn với đào tạo nghề, nhằm giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân nông thôn; đảm bảo nâng cao chất lượng về tiêu chí thu nhập.

Phát huy vai trò của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội thực hiện có hiệu quả chương trình “chung tay giảm hộ nghèo bền vững’’, “Khu dân cư không còn hộ nghèo”, Phối hợp tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân tạo nguồn vốn hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh kế, vương lên thoát nghèo bền vững.

3.3.4. Đầu tư phát triển văn hóa - xã hội - môi trường

Triển khai xây dựng và thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển Giáo dục - Đào tạo thị xã giai đoạn 2021-2025, quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đảm bảo đạt chuẩn theo quy định gắn với các giải pháp về dạy và học để nâng cao chất lượng, đổi mới giáo dục toàn diện ở các cấp học; triển khai thực hiện tốt chương trình đổi mới sách giáo khoa, đẩy mạnh nâng cao chất lượng dạy 2 buổi trên ngày; thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục ở các bậc học. Chú trọng việc xây dựng giữ chuẩn, nâng chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia và đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3 ở các cấp học.

Quan tâm đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, chú trọng về đầu tư đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh; củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế xã, cộng tác viên y tế thôn nhằm thực hiện tốt việc chăm

sóc sức khỏe ban đầu và khám, chữa bệnh cho nhân dân. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh covid-19, tiến tới 100% người dân được tiêm vacxin phòng dịch bệnh. Tuyên truyền vận động người dân tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện, phấn đấu đạt 95% trở lên.

Tiếp tục triển khai thực hiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả về lĩnh vực văn hóa, đẩy mạnh các phong trào, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; chú trọng xây dựng gia đình văn hóa, tộc họ văn hóa, thôn văn hóa và xã văn hóa NTM thực chất và có chiều sâu, xây dựng mỗi gia đình, mỗi người dân có nếp sống văn hóa, văn minh, tiến bộ. Phấn đấu hàng năm có trên 90% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, 85% thôn trở lên đạt thôn văn hóa và 85% xã đạt chuẩn xã văn hóa nông thôn mới.

Tăng cường công tác quản lý về lĩnh vực môi trường, thường xuyên kiểm soát tốt việc ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện Đề án thu gom rác thải gắn với phong trào “khu dân cư tự quản về môi trường” do Mặt trận phát động; phấn đấu 100% hộ gia đình tham gia dịch vụ thu gom rác thải theo đề án; duy trì hiệu quả phong trào “ngày chủ nhật toàn dân chung tay bảo vệ môi trường” ra quân dọn vệ sinh môi trường khu dân cư; mỗi địa phương có kế hoạch, phương án vận động hộ dân di dời chuồng trại chăn nuôi ra khu chăn nuôi tập trung, để tránh gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, nhất là các xã vùng Gò Nỗi; kiểm soát các điểm giết mỗ gia súc, gia cầm để đảm bảo môi trường trong khu dân cư, đảm bảo an toàn thực phẩm; xây dựng các công trình vệ sinh gia đình đảm bảo vệ sinh môi trường.

3.3.5. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đảm bảo an ninh trật tự địa bàn nông thôn

Củng cố, kiện toàn các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong sạch vững mạnh; nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện; Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhất là đối với cán bộ công chức ở cơ sở; Cán bộ làm công tác xây thực hiện chính sách dựng nông thôn mới được tập huấn, bồi dưỡng, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực hiện xây dựng NTM ở từng địa phương.

Thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết và các văn bản của Trung ương, tỉnh về đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống, trấn áp tội phạm; xây dựng đội ngủ cán bộ công an xã chính quy; duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, nhân rộng các mô hình “2 giữ về an ninh trật tự”, “tự phòng, tự quản, tự hòa giải, tự bảo vệ an ninh”. Tiếp tục giữ vững xã, thôn đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM. (Trang 84 - 89)