Quy trình thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 25 - 31)

Để thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước mang lại hiệu quả, trước hết cần phải tiến hành việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách theo trình tự, cụ thể như sau:

1.4.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chi NSNN

Khi bắt đầu một công việc, bước đầu tiên cần phải thực hiện đó là xây dựng một kế hoạch cụ thể, nó là cơ sở, nền tảng để triển khai thực hiện. Đối

với chính sách quản lý chi NSNN cũng không ngoại lệ, việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách quản lý chi NSNN là bước khởi đầu quan trọng trong việc triển khai thực hiện chính sách quản lý chi NSNN. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách sẽ giúp chỉ ra được nội dung, mục đích, yêu cầu cũng như những nhiệm vụ cụ thể, chính xác mà việc thực hiện chính sách hướng đến. Để làm được việc này thì người xây dựng kế hoạch cần phải có sự am hiểu sâu sắc về chính sách cũng như có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về những vấn đề liên quan đến chính sách.

1.4.2. Tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện chính sách quản lý chi NSNN

Bước tiếp theo trong quy trình tổ chức thực hiện chính sách đó chính là tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện chính sách. Chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước cần được phổ biến rộng rãi đến các đối tượng mà phạm vi chính sách điều chỉnh thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, từ đó giúp đối tượng mà chính sách hướng đến có thể nắm bắt việc thực thi chính sách. Việc tuyên truyền tốt chính sách sẽ giúp quá trình triển khai thực hiện chính sách được diễn ra thuận lợi hơn. Để làm tốt điều này, đòi hỏi chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách phải được thể hiện cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện.

1.4.3. Phối hợp, phân công, phân cấp thực hiện chính sách quản lý chi NSNN

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của từng cơ quan, ban, ngành, đơn vị, vai trò của từng cấp, từng ngành trong công tác phối hợp thực hiện chính sách giúp chính sách đạt được hiệu quả tốt nhất. Bộ máy thực hiện chính sách quản lý chi NSNN theo quy định của Luật NSNN, gồm:

Quốc hội: Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách;

đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định kế hoạch tài chính 5 năm; quyết định dự toán NSNN; quyết định phân bổ ngân sách trung ương; quyết định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương; quyết định chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn NSNN; quyết định điều chỉnh dự toán NSNN trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán NSNN; giám sát việc thực hiện NSNN, chính sách cơ bản về tài chính - ngân sách quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về NSNN.

Chính phủ: Thống nhất quản lý NSNN, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ

giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thực hiện NSNN. Tổ chức điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ NSNN được Quốc hội quyết định. Báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Quy định hoặc phân cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN để làm căn cứ xây dựng, phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước thống nhất trong cả nước. Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán các dự án và công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định.

Bộ Tài chính: Là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý

nhà nước về tài chính, ngân sách Nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ Tài chính Nhà nước, đầu tư tài chính và hoạt động dịch vụ tài chính. Xây dựng các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước, chế độ kế toán, quyết toán, chế độ báo cáo, công khai tài chính - ngân sách trình Chính phủ quy định để thi hành thống nhất trong cả nước. Tổ chức thực hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng dự toán được giao; lập quyết toán

ngân sách trung ương; tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ; tổ chức quản lý, kiểm tra thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách theo quy định.

Kho bạc Nhà nước: Là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ

giúp Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý về quỹ ngân sách Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính nhà nước. Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật; quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước

Hội đồng nhân dân các cấp: Quyết định dự toán chi ngân sách địa

phương (gồm chi ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dưới) theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ (đối với HĐND tỉnh). Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương và điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết. Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.

Uỷ ban nhân dân các cấp: Lập dự toán ngân sách địa phương, phương

án phân bổ ngân sách cấp mình, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình HĐND cùng cấp quyết định. Quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách địa phương. Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước ở địa phương, chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan thực

hiện nhiệm vụ quản lý NSNN theo quy định. Lập quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp [5].

Việc phân cấp trong thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay bao gồm 2 cấp ngân sách là ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Việc phân cấp đảm bảo cân đối, hài hoà giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách.

1.4.4. Duy trì thực hiện chính sách quản lý chi NSNN

Duy trì thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách là việc đề xuất các giải pháp đảm bảo cho việc thực hiện chính sách được duy trì, tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Trên thực tế, nhiều chính sách ban hành đúng nhưng trong quá trình thực hiện chính sách không có những biện pháp duy trì làm cho hiệu quả thực hiện chính sách chưa cao, gây lãng phí, không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước. Cần nâng cao vai trò, chức năng của cơ quan tham mưu trong việc tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành phục vụ cho việc triển khai, thực hiện, duy trì chính sách về quản lý chi ngân sách nhà nước, trong đó đội ngũ cán bộ công chức tham mưu có vai trò rất quan trọng, đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách có sự am hiểu tường tận về chính sách, nắm chắc nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu, đối tượng, công cụ thực hiện chính sách sẽ giúp tham mưu đề xuất các giải pháp hỗ trợ duy trì chính sách phù hợp và hiệu quả.

1.4.5. Điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách quản lý chi NSNN

Việc điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chính sách ngày càng phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế. Việc điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước giúp cho các chính sách về chi ngân sách

nhà nước ngày càng phù hợp với bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội mới, nhất là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài như hiện nay, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh để việc thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước đem lại hiệu quả tốt nhất.

Việc điều chỉnh chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước không được thực hiện ở cấp địa phương. Ở các cấp tỉnh, huyện và cấp xã chỉ thực hiện điều chỉnh giải pháp thực hiện chính sách để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về chi ngân sách nhà nước và phù hợp với thực tiễn tại địa phương [14].

1.4.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách quản lý chi NSNN

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc là một trong những bước quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chính sách, đặc biệt là đối với thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước thì việc kiểm tra thực hiện chính sách lại vô cùng quan trọng. Qua việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc giúp phát hiện những bất cập, hạn chế nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách quản lý về tài chính - kinh tế - xã hội, kịp thời phát hiện các yếu kém trong việc thực hiện chính sách quản lý ngân sách để đề xuất các biện pháp phù hợp. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.7. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách

Bước cuối cùng trong việc tổ chức thực hiện chính sách đó chính là công tác tổng kết, đáng giá việc thực hiện chính sách. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách quản lý chi NSNN để đánh giá một cách cụ thể việc thực hiện chính sách, những mặt đạt, chưa đạt, những tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện để thực hiện chính sách một cách tốt nhất. Từ đó kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chi ngân sách nhà nước cũng như đưa ra các kết

luận cụ thể để chỉ đạo điều hành thông suốt, nhất quán trong xử lý những vướng mắc, khó khăn đang gặp phải.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 25 - 31)