Một số đề xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 74 - 81)

3.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính

Đề xuất việc thực hiện giảm bớt hệ thống sổ sách, biểu mẫu tài chính theo hướng tinh gọn mà vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung, yêu cầu về số liệu. Đổi mới một số khâu trong quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách. Hiện nay, quy trình ngân sách vẫn dựa theo cơ sở tổng hợp truyền thống, dựa trên tổng nguồn lực hiện có và hệ thống các chế độ, tiêu chuẩn, định mức để xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách mà chưa có sự kết nối giữa kinh phí đầu vào với kết quả đầu ra, khiến ngân sách bị phân bổ dàn trải, dẫn tới hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao.

Tiếp tục tăng quyền tự chủ cho địa phương trong việc quyết định chi tiêu. Cho phép địa phương tự chủ ở một mức độ nhất định trong việc ra các

quyết định chi tiêu, phù hợp với chiến lược và mục tiêu phát triển của địa phương. Hạn chế tình trạng cùng một nhiệm vụ chi nhưng được phân chia cho quá nhiều cấp mà không có sự phân chia rõ ràng, dẫn đến tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm giải trình giữa các cấp.

Thường xuyên sửa đổi, hoàn thiện hệ thống định mức, chế độ sử dụng ngân sách để phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương. Cho phép phân cấp quyết định định mức chi ngân sách đối với những địa phương tự cân đối được NSNN, trung ương chỉ kiểm soát đối với các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, nguồn vốn vay do trung ương bảo lãnh. Từng bước xây dựng định mức, tiêu chuẩn phân bổ ngân sách dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách tương ứng cho từng cấp.

3.3.2. Đối với HĐND và UBND tỉnh Đắk Nông

Kiến nghị HĐND tỉnh sớm ban hành Nghị quyết mới quy định hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2026, thay thế cho Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh Đắk Nông áp dụng cho giai đoạn 2017-2020 (kéo dài đến năm 2021) vì đã bước sang giai đoạn ổn định ngân sách mới. Trong đó, cần quan tâm đến yếu tố trượt giá, dự báo và những nhu cầu chi phát sinh tăng theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, tăng định mức chi đối với một số nhiệm vụ chi hiện nay có định mức rất thấp không đủ kinh phí cho việc thực hiện (như chi sự nghiệp khoa học công nghệ, y tế, môi trường, quốc phòng, an ninh, phát thanh truyền hình, …), xây dựng định mức phân bổ cho các lĩnh vực đảm bảo phù hợp, đúng thực tế, sát với định mức chi thường xuyên do Thủ tướng chính phủ quy định, đảm bảo đủ nguồn lực để địa phương thực hiện nhiệm vụ thường xuyên đặc thù và nhiệm vụ phát sinh.

Kiến nghị tỉnh xem xét, điều chỉnh đối với nguồn vốn tỉnh phân cấp cho huyện hiện nay là rất thấp so với nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đề nghị tỉnh xem xét, có quy định đối với việc tăng số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới hàng năm theo chỉ số tăng giá. Hiện nay, theo quy định, số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện là số tuyệt đối và không đổi trong toàn thời kỳ ổn định ngân sách, trong khi đó địa phương có số thu NSNN trên địa bàn thấp, khả năng tự cân đối ngân sách của địa phương còn nhiều hạn chế, nhu cầu chi hàng năm ngày càng tăng nên không đảm bảo kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã trình bày phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cư Jút đến năm 2025, đưa ra giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông trong những năm tới. Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu đặt ra, chương 3 đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách bao gồm: nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư phát triển; đổi mới quản lý chi thường xuyên; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đối với quản lý chi ngân sách; nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý, phụ trách tài chính ngân sách; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan liên quan. Từ đó, có những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Bộ Tài chính, HĐND và UBND tỉnh Đắk Nông nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách.

KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Đây là yếu tố khách quan của các quy luật kinh tế, các Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để đổi mới cơ chế quản lý chi ngân sách, mà đây còn là yêu cầu có tính cấp thiết từ thực tế những hạn chế trong quá trình quản lý và điều hành ngân sách của địa phương. Thực hiện quản lý chi ngân sách nhà nước có ý nghĩa về nhiều mặt, nó tác động, chi phối và quyết định đến kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, đồng thời gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ huyện đến xã. Đây là một hoạt động có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do đó cần phải được quan tâm đúng mức.

Qua phân tích, đánh giá việc thực hiện chính sách quản lý chi NSNN tại huyện Cư Jút, luận văn đã làm rõ một số vấn đề nổi bật sau:

Khái quát một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Đây không những là nhiệm vụ cần giải quyết đối với các vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn đã nêu mà đây còn là mục tiêu, động lực để thúc đẩy việc hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng NSNN.

Qua phân tích, đánh giá những mặt đã đạt được và những tồn tại, hạn chế về thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách trên địa bàn, từ đó đưa ra các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm quản lý, sử dụng NSNN có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Qua đây cũng là thách thức đối với chính quyền các cấp trong việc thực hiện

chức năng của mình để nâng cao hiệu quả quản lý, giúp địa phương thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ đã đề ra.

Đề tài đã luận giải những vấn đề cơ bản về thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách nhà nước, từ đó tìm ra những nguyên nhân, đề ra các giải pháp có tính khả thi. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách trên địa bàn, giúp cho địa phương có những quyết sách và biện pháp hữu hiệu.

Mặc dù tác giả đã có những nỗ lực, cố gắng trong quá trình học tập, tìm hiểu, nghiên cứu khoa học và viết luận văn nhưng vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Do đó, kính mong nhận được những ý kiến góp ý của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được tiếp tục hoàn thiện, góp phần áp dụng vào việc thực hiện chính sách quản lý chi ngân sách ở địa phương đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới ./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2017) Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, ban hành ngày 25/6/2015, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2017) Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, ban hành ngày 25/6/2015, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2017) Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, ban hành ngày 25/6/2015, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2017) Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, ban hành ngày 25/6/2015, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2017) Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, ban hành ngày 25/6/2015, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2017) Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, ban hành ngày 25/6/2015, Hà Nội.

7. Dương Đăng Chinh (2009) Giáo trình lý thuyết tài chính, NXB Tài

chính, Hà Nội.

8. Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan, (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, NXB Tài chính.

9. Đặng Văn Du, Bùi Tiến Hanh (2010) Giáo trình quản lý chi NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội.

10. Đỗ Thanh Huyền, (2019), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sĩ,

Trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên

11. Hồ Đại Dũng, (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB của tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ.

12. Hồ Việt Hạnh - Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội của Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (số 55/12/2017)

13. Kiểm toán Nhà nước khu vực XII (2020) Thông báo kết quả kiểm toán tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, ban hành ngày 30/12/2020, Đắk

Lắk.

14. Lê Chi Mai (2011) Quản lý chi tiêu công, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Lê Như Thanh - Lê Văn Hòa (đồng chủ biên) (2016) Hoạch định và

thực thi chính sách công, NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

16. Lê Toàn Thắng, (2012), Quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN của thành

phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ.

17. Lò Ly Sa, (2020), Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sĩ.

18. Nguyễn Thủy Lan, (2016), Đổi mới quản lý dự án đầu tư xây dựng

bằng vốn NSNN tại các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính Phủ,

Luận án Tiến sĩ.

19. Nguyễn Hữu Hải (2014) Chính sách công - Những vấn đề cơ bản,

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Hữu Hải (2014) Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Khắc Bình (2017) Tập bài giảng Những vấn đề cơ bản về chính sách công - Học viện Khoa học xã hội.

22. Nguyễn Văn Ngọc (2012) Quản lý và sử dụng kinh phí NSĐP tại các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng,

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

23. Phan Văn Côi, (2018), Pháp luật về chi ngân sách nhà nước, qua thực tiễn áp dụng tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ,

24. Phạm Thị Lệ, (2017), Quản lý dự án từ vốn NSNN trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ.

25. Trần Ngọc Thực (2012) Đổi mới quản lý chi hành chính sự nghiệp

từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, Học viện

hành chính quốc gia.

26. UBND huyện Cư Jút (2021) Báo cáo phát triển KT-XH năm 2021 -

2025, ban hành ngày 15/3/2021, Cư Jút.

27. UBND huyện Cư Jút (2021) Báo cáo phát triển KT-XH năm 2021 -

2025, ban hành ngày 15/3/2021, Cư Jút.

28. UBND huyện Cư Jút (2020) Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025, ban

hành ngày 24/7/2020, Cư Jút.

29. UBND huyện Cư Jút (2020) Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020-2025, ban

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)