Phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 66 - 69)

đến năm 2025

3.1.1. Phương hướng phát triển của huyện

Xác định bốn khâu tập trung:

Một là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là, quản lý chặt chẽ và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, vững chắc phù hợp với định hướng phát triển.

Ba là, tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong các lĩnh vực; phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường; chú trọng việc tổ chức cơ cấu lại sản xuất, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Bốn là, quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.

Bốn khâu đột phá để nâng cao lợi thế so sánh của huyện:

Một là, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Hai là, huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị để đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới, có từ 2-3 xã đạt nông

thôn mới nâng cao; xã Nam Dong thành thị trấn - đô thị loại V; thị trấn Ea T’ling phát triển theo định hướng thị xã - đô thị loại IV đến năm 2030.

Ba là, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc.

Bốn là, tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế của huyện; xúc tiến mạnh mẽ kêu gọi đầu tư khai thác các nguồn lực thế mạnh của huyện.

3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của bộ máy chính quyền các ngành, các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương gắn với huy động mọi nguồn lực để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh kết hợp phát triển công nghiệp và thương mại, dịch vụ nhằm tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; phát huy dân chủ, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc xã hội, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đạt trên bình quân chung của tỉnh. Phấn đấu đưa huyện Cư Jút đến năm 2025 thành huyện nông thôn mới, có từ 2 - 3 xã đạt nông thôn mới nâng cao; nâng cấp, chỉnh trang đô thị xã Nam Dong; đô thị EaT’ling phát triển theo định hướng thị xã đô thị loại IV trực thuộc tỉnh.

3.1.3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu

Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 9,2% trở lên, trong đó: CN-TTCN-XD 11,4%, Thương mại - dịch vụ 9,0%, Nông nghiệp 5,0%. Cơ cấu kinh tế của huyện là: CN-TTCN-XD chiếm 44%, TMDV 35%, nông

nghiệp chiếm 21%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 65 triệu đồng/người/năm.

Phấn đấu thu ngân sách bình quân tăng trên 12%/năm; chi ngân sách tăng 10%/năm; huy động vốn của toàn xã hội cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bình quân hàng năm trên 90 tỷ đồng.

Về xây dựng nông thôn mới và đô thị: Xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới; xây dựng từ 2 - 3 xã đạt xã nông thôn mới nâng cao. Nâng cấp xã Nam Dong trở thành thị trấn Nam Dong. Tiếp tục hoàn thiện, chỉnh trang đô thị Ea T’ling phát triển theo định hướng thị xã đô thị loại IV trực thuộc tỉnh đến năm 2030. Cứng hóa 100% các tuyến đường giao thông liên thôn, tổ dân phố.

100% số hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh; 100% thôn buôn, bon, tổ dân phố thực hiện công tác thu gom, xử lý rác thải; 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia.

Huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt từ 98,5% trở lên; tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp THCS đạt từ 98% trở lên; THPT đạt 95% trở lên; duy trì và nâng cao mức độ đạt chuẩn Quốc gia các trường đã đạt chuẩn Quốc gia theo quy định mới; hàng năm xây dựng thêm 1- 2 trường học đạt chuẩn Quốc gia.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%; mức giảm sinh dưới 1%; 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 92% dân số.

Xây dựng trên 88% gia đình; trên 93% thôn, buôn, bon, tổ dân phố; trên 98% cơ quan, đơn vị; 100% xã đạt chuẩn văn hoá, thị trấn giữ vững danh hiệu văn minh đô thị; mỗi xã, thị trấn đều có sân chơi bóng chuyền, bóng đá, khu sinh hoạt vui chơi giải trí; 100% thôn, bon, buôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; trên 30% số hộ gia đình, luyện tập TDTT thường xuyên; 100% số thôn, bon,

buôn, tổ dân phố có điểm sinh hoạt văn hóa (nhà văn hóa và một số phương tiện hoạt động khác như: bàn, ghế, loa, âm li, micro, nhạc cụ…).

Hàng năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5 - 2% trở lên (kể cả đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ); đào tạo nghề cho 700 lao động trở lên; giới thiệu và giải quyết việc làm cho từ 650 lao động trở lên; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề đạt từ 50% trở lên.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị; giao quân hàng năm đạt 100%; ra quân huấn luyện hàng năm đạt kết quả cao; kiềm chế tại nạn giao thông...[28]

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 66 - 69)