Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Cư Jút

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 36 - 40)

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Huyện Cư Jút được thành lập vào ngày 19/6/1990 theo Quyết định số 227/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), là huyện trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Ngày 01/01/2004, tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư Jút trở thành huyện trực thuộc tỉnh Đắk Nông; huyện nằm trên trục đường quốc lộ 14, phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk), phía Đông giáp thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), phía Đông Nam giáp huyện Krông Nô, phía Nam giáp huyện Đắk Mil, phía Tây giáp tỉnh Mondulkiri - Vương quốc Campuchia với khoảng 20km đường biên giới. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 72.069 ha, trong đó đất rừng tự nhiên 35.633 ha, đất sản xuất nông nghiệp 30.763 ha; dân số toàn huyện là 101.288 người gồm 23 dân tộc cùng sinh sống với tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 48,09% (trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ M’Nông, Ê Đê chiếm 12,87%). Huyện có 3 tôn giáo chính đó là Thiên chúa, Phật giáo và Tin lành. [26]

Hình 2.1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

Về địa bàn hành chính huyện Cư Jút có 07 xã và 01 thị trấn với 124 thôn, bon, buôn, tổ dân phố. Huyện được xếp vào huyện biên giới với 01 xã biên giới là xã Đắk Wil, 02 xã trọng điểm về an ninh trật tự là xã Đắk Drông và thị trấn Ea T’ling. Huyện có lợi thế về phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản với số lượng lớn đất đỏ Bazan màu mỡ, có dòng sông Sêrêpôk chảy qua, khí hậu quanh năm thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi. Hiện nay, huyện là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm của tỉnh Đắk Nông về lúa, cao su, cà phê và tiêu. Năm 2020, huyện được chọn là địa điểm xây dựng Bệnh viện đa khoa xuyên Á tại khu vực Tây nguyên. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn huyện đang được đầu tư, phát triển các dự án lớn về năng lượng như thuỷ điện, điện năng lượng mặt trời [27].

Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình quân giai đoạn 2017-2020 Kế hoạch 2020 Thực hiện 2020 I. Chỉ tiêu kinh tế

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Giá so

sánh 2010) % 9,2 9,0 9,1

2. Tổng giá trị sản xuất các ngành

kinh tế (Giá so sánh 2010) Tr.đồng 7.614 8.646 8.624

- Nông lâm nghiệp " 2.013 2.182 2.172

- Công nghiệp và xây dựng " 2.874 3.408 3.424

- Thương mại và dịch vụ " 2.727 3.056 3.028

3. Cơ cấu theo ngành kinh tế (Giá so

sánh 2010) % 100 100 100

- Nông lâm nghiệp " 27 25

25 - Công nghiệp và xây dựng " 38

40 40 - Thương mại và dịch vụ " 35 35 35

4. Thu nhập bình quân đầu người Tr.đồng >39,3 >40 >44,9 5. Thu chi ngân sách

- Tổng thu ngân sách: Tr.đồng 269.307 360.600 287.807

Trong đó: thuế, phí do huyện quản lý Tr.đồng 52.239 52.000 61.868 - Tổng chi NS địa phương Tr.đồng 446.963 462.044 528.609

6. Cấp nước, xử lý chất thải

- Tỷ lệ đáp ứng cho diện tích có nhu cầu

tưới % 84 85 85

vệ sinh

- Tỷ lệ hộ dân thành thị sử dụng nước

sạch % 62 65 70

- Tỷ lệ thu gom rác thải đô thị % 77 77 80

7. Hạ tầng, điện, đường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ hộ được sử dụng điện % >87 >98 >98

- Tỷ lệ thôn, buôn được có điện % 100 100 100

- Tỷ lệ đáp ứng cho diện tích lúa 02 vụ % 38 45 45

II. Chỉ tiêu xã hội

1. Dân số trung bình Người 95.123 102.000 93.400

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1 1 1

- Mức giảm sinh % 1 1 1

2. Giáo dục

- Tổng số học sinh đầu năm học Học sinh 18.989 19.742 20.108

- Số trường học Trường 20 47 47

- Số trường học đạt chuẩn quốc gia Trường 20 28 29

- Tỷ lệ phòng học được xây dựng kiên

cố từ cấp IV trở lên % 83 98 98

3. Việc làm

- Số lao động được giải quyết việc làm Người 3.118 700 556

- Đào tạo nghề Người 2.221 550 535

4. Hộ nghèo

- Tỷ lệ hộ nghèo (thực hiện theo chuẩn

mới) % 7 2,02 2,02

- Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS % 21,72 14,35 14,13

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cư Jút.

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Cư Jút có nhiều chuyển biến tích cực. Tiếp tục xác định cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Dịch vụ, Nông - Lâm nghiệp với tỷ trọng ngành Công nghiệp XDCB trong năm 2020 chiếm 40%, Thương mại - Dịch

vụ chiếm 35%, Nông - Lâm nghiệp chiếm 25%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2017 - 2020 đạt 9,2%, tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ ổn định, thu nhập bình quân đầu người ngày càng được cải thiện; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất có nhiều tiến bộ; cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp; an sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm, diện mạo nông thôn, đô thị từng bước hướng tới chuẩn nông thôn mới, đô thị văn minh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện. Từ cuối năm 2019 đến nay, do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, diễn biến thời tiết thất thường, bùng phát dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn một số xã đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện không đạt được kế hoạch năm 2020 đề ra như thu NSNN, giá trị sản xuất các ngành kinh tế Nông - lâm nghiệp và Thương mại - dịch vụ, giải quyết việc làm và đào tạo nghề không đạt so với kế hoạch.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG (Trang 36 - 40)