Thành tích học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHU cầu TRỢ GIÚP tâm lý của học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 86 - 91)

Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. So sánh nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh theo các biến nhân khẩu

3.3.3. Thành tích học tập

Bảng 3.15. Nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh THPT xét theo thành tíchhọc tập học tập

Nhu cầu của học sinh theo thành tích học tập

Những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất

Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập

Những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội

Những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình

Những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ

Những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân

sắc

Đánh giá nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh THPT xét theo thành tích học tập được tiến hành bằng cách so sánh điểm trung bình của các nhóm học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi và xuất sắc đã tham gia khảo sát. Cụ thể kết quả ở bảng 3.15 cho thấy:

- Ở “Những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất”, học sinh có học lực trung bình có nhu cầu trợ giúp cao nhất, kế đến là học sinh khá, xếp thứ 3 là học sinh giỏi, xếp thứ 4 là học sinh xuất sắc và cuối cùng là học sinh yếu. Bên cạnh đó kiểm nghiệm Anova cho Sig = 0.002 (<0.05) cho thấy sự khác biệt trên là có ý nghĩa khi xét về mặt thống kê.

- Ở “Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập” và “Những vấn đề liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội”, nhóm học sinh có nhu cầu trợ giúp cao nhất là học sinh trung bình, kế đến là học sinh giỏi, xếp thứ 3 là học sinh khá, thứ 4 là học sinh yếu và xếp cuối cùng là học sinh xuất sắc. Tuy nhiên kiểm nghiệm Welch cho Sig lần lượt là 0.040 và 0.0217 cho thấy chỉ có sự khác biệt về mặt thống kê ở nhu cầu trợ giúp “Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập”. ĐTB cao nhất ở nhóm học sinh trung bình có thể lý giải đây là nhóm vẫn cịn động lực học tập, các em muốn cải thiện điểm số để có thêm cơ hội cho việc thi đại học, xét tuyển đại học. Em H.P.H, trường THPT An Lạc cho biết: “Em gặp khó khăn rất nhiều ở

mơn Hóa, năm nay lại chủ yếu học tại nhà nên thi cử em bị tâm lý lắm… học kỳ vừa rồi em xếp loại trung bình do bị khống chế mơn hóa nên em buồn lắm. Nếu cho đi học lại thì em sẽ đi học thêm hóa hoặc học nhóm với bạn để cải thiện”. Các em học

sinh xếp loại yếu có ĐTB bình thấp cho thấy các em có tâm lý “bng xi”. Điều này dễ dẫn đến trình trạng bỏ học, do đó cần phải có sự quan tâm và thăm hỏi đối với các em.

- Ở “Những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình”, “Những vấn đề liên quan đến việc giải tỏa cảm xúc cá nhân, thiết lập mối quan hệ”, “Những vấn đề liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu phát triển bản thân”, những học sinh thuộc nhóm học lực trung bình có nhu cầu được hỗ trợ cao nhất, kế đến là nhóm học sinh khá,

xếp thứ 3 là học sinh giỏi xếp cuối cùng lần lượt là học sinh có học lực yếu và xuất sắc. Tuy nhiên kiểm nghiệm Anova chỉ cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa khi xét về mặt thống kê ở nhu cầu trợ giúp “Những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình” với Sig = 0.019 (<0.05).

Như vậy, nhu cầu trợ giúp tâm lý của học sinh THPT xét theo học lực có sự khác biệt ở 03 vấn đề đó là “Những vấn đề liên quan đến sự phát triển thể chất”, “Những vấn đề liên quan đến hoạt động học tập” và “Những vấn đề liên quan đến giao tiếp với gia đình”. Trong đó nổi bật lên là nhóm học sinh có học lực trung bình có nhu cầu trợ giúp tâm lý cao nhất, xếp thứ hai là nhóm học sinh khá và giỏi, xếp cuối cùng là học sinh xuất sắc và học sinh yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHU cầu TRỢ GIÚP tâm lý của học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w