3.5.1. Nhóm yếu tố khách quan
Bảng 3.20. Sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố khách quan đến nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT
STT Yếu tố khách quan
1 Thầy cô làm tham vấn chưa nhiệt tình, chưa có mối quan hệ tốt với học sinh ở trường, …
dung tham vấn tâm lý chưa tốt, chưa hấp dẫn, …
3 Trường không có hoạt động để hỗ trợ tham vấn tâm lý cho học sinh, …
Trung bình
Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy các yếu tố khách quan có ảnh hưởng nhất định đến nhu cầu tham vấn của học sinh THPT. Với điểm trung bình là 2.99 tương ứng với mức có ảnh hưởng quan trọng, nói cách khác nhóm yếu tố khách quan có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu tham vấn của các em. Với độ lệch chuẩn là 0.85 cho thấy có sự phân tán điểm số ở các em học sinh, hầu hết các em đánh giá nhóm yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn ở mức ít quan trọng cho đến rất quan trọng.
Kết quả khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh bảng 3.17 cho thấy các em còn gặp một số khó khăn nhất định trong đời sống học đường và có nhu cầu trợ giúp tâm lý bởi đội ngũ có chuyên môn về tâm lý. Tuy nhiên nếu nhà trường không tổ chức hoạt động hỗ trợ tâm lý cho các em, không có đội ngũ trợ giúp có chuyên môn sẽ làm giảm nhu cầu trợ giúp tâm lý của các em học sinh. Bên cạnh đó, với nhà trường có tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý cho học sinh, nhưng cơ sở vật chất chưa đáp ứng như chưa có không gian riêng, cơ sở vật chất xuống cấp, thiếu các công cụ hỗ trợ tâm lý…sẽ giảm chất lượng của hoạt động tham vấn về các phương diện bảo mật thông tin, bầu không khí tham vấn. Ý kiến của cô N.H.N, chuyên viên TLHĐ trường THPT Bình Hưng Hòa chia sẻ: “Phòng tham vấn của
trường mình hiện đang đặt kế bên văn phòng đoàn, nhiều khi phòng bên cạnh ồn ào, các em xuống sinh hoạt, tập nghi thức thì lại thấy bạn mình vô đây nên cũng có nhiều điều bất tiện. Tôi đang kiến nghị với nhà trường chuyển sang phòng khác ở góc kín đáo hơn, có thể là sau lưng thư viện trường”.
Trong quá trình tham vấn cho học sinh, việc thiết lập mối quan hệ tin tưởng giữa chuyên viên tham vấn và thân chủ là rất cần thiết để các em chia sẻ những vấn đề khó khăn đang gặp phải, rõ ràng nếu thầy cô làm công tác tham vấn chưa nhiệt tình, cởi mở với các em sẽ khiến các em có sự phòng vệ, khó đón nhận sự giúp đỡ.
Vì thế với vị trí là một chuyên viên tham vấn học đường cần thể hiện sự cởi mở, nhiệt tình khi tiếp xúc với các em, tạo cho các em sự tin tưởng để chia sẻ khi gặp khó khăn.
Như vậy để thỏa mãn nhu cầu trợ giúp tâm lý của các em học sinh THPT, việc tổ chức hoạt động tham vấn tâm lý một cách chuyên biệt, chuyên nghiệp với đội ngũ có chuyên môn, nhiệt tình trong công việc là hết sức cần thiết.
3.5.2. Nhóm yếu tố chủ quan
Bảng 3.21. Sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố chủ quan đến nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT
STT Yếu tố chủ quan
1 Không tin vào đội ngũ các thầy cô đang làm tham vấn tại trường (không bảo mật, …)
2 Em cảm thấy xấu hổ, e ngại khi đến gặp thầy cô để tham vấn
3 Nghĩ rằng: tự mình sẽ vượt qua
Trung bình
Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy nhóm yếu tố chủ quan cũng được học sinh đánh giá là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lý của các em với điểm trung bình là 3.00 và độ lệch chuẩn là 0.85.
Trong các yếu tố chủ quan được khảo sát, yếu tố “nghĩ rằng tự mình sẽ vượt qua” được học sinh đánh giá với điểm trung bình cao nhất (3.11 điểm), rõ ràng khi các em gặp khó khăn và nghĩ rằng mình tự vượt qua các em sẽ không hoặc ít tìm kiếm sự hỗ trợ của những người xung quanh, trong đó có đội ngũ tham vấn tâm lý. Ở đây chuyên viên tham vấn tâm lý cần phổ biến cho các em hiểu đối với những khó khăn thông thường các em có thể tự mình vượt qua và khuyến khích các em chủ động thực hiện, tuy nhiên có những khó khăn các em cần sự hỗ trợ từ các nguồn lực xung quanh mới có thể giải quyết, hoặc cần hỗ trợ, định hướng từ người lớn để giải quyết khó khăn đó theo hướng có lợi cho sự phát triển.
Các em học sinh cũng đánh giá việc các em cảm thấy xấu hổ, e ngại, không tin đội ngũ các thầy cô đang làm tham vấn tại trường cũng có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu tham vấn của các em. Ở vấn đề này, nhà tham vấn cần thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp, cởi mở, thân thiện để tạo sự tin tưởng cũng như phá bỏ các rào cản khiến các em e ngại khi gặp nhà tham vấn.