Điều chỉnh cơ chế, chính sách trong quá trình tham gia các FTA

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH Ế QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 97 - 124)

8. Bố cục và cấu trúc luận văn

3.2.4 Điều chỉnh cơ chế, chính sách trong quá trình tham gia các FTA

Trong những năm tới, việc đàm phán, tham gia một số FTA có phạm vi lĩnh vực cam kết rộng (như TPP, FTA với EU…) sẽ làm tăng thêm nhiều nghĩa vụ của Việt Nam về cải cách thể chế kinh tế (nhất là các vấn đề liên quan đến lao động và công đoàn, mua sắm Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước, môi trường, chính sách cạnh tranh…). Đồng thời, để thực hiện tiếp các cam kết trong các FTA đã ký, chúng ta sẽ phải tiếp tục giảm thuế, cạnh tranh ở mức độ cao hơn. Do vậy, cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất: Sửa đổi chính sách đầu tư nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ để phục vụ cho nhu cầu trong nước, giảm nhập khẩu đầu vào trung gian, tăng hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu. Điều chỉnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng thu hút có chọn lọc, chấm dứt tình trạng ưu đãi tràn lan, hạn chế dòng vốn FDI vào lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, lĩnh vực kinh doanh bất động sản, một số lĩnh vực dịch vụ giải trí… Xây dựng và triển khai thực hiện tốt chương trình tái cấu trúc cơ cấu đầu tư, trong đó trọng tâm là đầu tư công. Chính sách ưu đãi đầu tư cần tập trung khuyến khích cao hơn cho lĩnh vực có khả năng tăng năng lực và tạo sự lan tỏa như:công nghiệp chế tạo, chế biến có sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện môi trường.

Thứ hai: Tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và không gây xung đột với các cam kết trong các FTA mà chúng ta đã hoặc sẽ tham gia. Trong đó: 1/ Cần tập trung hoàn thành Chương trình thực thi Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (Hiệp định TBT - Agreement on Technical Barriers to Trade) giai đoạn 2011-2015, xây dựng các tiêu chuẩn đối với hàng xuất khẩu, xây dựng lộ trình hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô; 2/ Ban hành quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp được xuất khẩu một số mặt hàng gắn việc tạo ra liên kết lâu dài và ổn định giữa nhà xuất khẩu và nhà sản xuất, chế biến; 3/ Gắn việc cấp phép cho các doanh nghiệp FDI mở cơ sở bán lẻ thứ hai với việc doanh nghiệp đưa hàng của Việt nam bán trong hệ thống phân phối ở nước ngoài; 4/ Hoàn thiện chính sách thương mại biên giới để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Khu kinh tế cửa khẩu và Khu hợp

tác thương mại biên giới; 5/ Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại và Chương trình thương hiệu quốc gia…

Thứ ba: Cần chủ động điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu và thị trường trong nước theo định hướng Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 2471/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 ( Quyết định số 23/QD-TTg, ngày 6 tháng 1 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ); và các Chiến lược phát triển khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ tư: Tiếp tục khai thác các lợi ích, các ưu đãi do các FTA đã ký kết để phát triển nhanh xuất khẩu và giảm nhập siêu. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ…vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc để tận dụng cơ hội và chia sẻ rủi ro do đang tập trung quá lớn vào một thị trường. Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước phát triển đã ký kết thực hiện FTA với Việt Nam và các Tập đoàn đa quốc gia lớn để tiếp nhận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia ngày càng sâu hơn, ở các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Một yếu tố quan trọng đảm bảo đàm phán hiệu quả chính là sự chuẩn bị kỹ càng và quyết tâm chính trị cao. Việc chuẩn bị kỹ sẽ mang lại sự đồng thuận lớn và quyết tâm chính trị cao là nhân tố đảm bảo sự tự tin và quyết đoán trong đàm phán. Để có được điều này, công tác nghiên cứu tiền khả thi và tham mưu cần được ưu tiên hơn nữa. Cụ thể, trước khi bước vào tham vấn, ký kết bất kỳ lộ trình FTA nào, các cơ quan tham mưu chính sách cần tiến hành các nghiên cứu phân tích, đánh giá về tính khả khi, lợi ích-chi phí của kịch bản FTA đó, và coi trọng công tác tham vấn các đối tượng liên quan (hiệp hội, doanh nghiệp). Về dài hạn, nhà nước cần đầu tư thích đáng cho các nghiên cứu cấp quốc gia, có tính hệ thống về chiến lược FTA của Việt Nam.

Hình dung trước được những thời cơ, nguy cơ sẽ giúp chúng ta có được những đối sách thích hợp, hiệu quả hơn trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng cũng như trong xu hướng chính sách FTA đang biến chuyển nhanh chóng trên thế giới và trong khu vực Đông Á. Cũng như các quốc gia Đông Á khác, hun đúc quyết tâm đẩy mạnh cải cách bên trong, cải cách chính mình, từ thể chế cho đến chính sách, từ phương thức

lãnh đạo cho đến cơ chế điều hành quá trình hội nhập và phát triển đất nước chính là điều kiện tiên quyết và là tư tưởng xuyên suốt để vượt qua thách thức của thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng trong giai đoạn 2011-2020.

KẾT LUẬN

Việt Nam đã, đang và sẽ ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thông qua các hình thức đa dạng. Đây là một xu thế khách quan và không thể đảo ngược. Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức. Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. FTA đang trở thành trào lưu trên thế giới và ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương với sự tham gia ngày càng tích cực của tất cả các nước trên thế giới. Thực tiễn xu hướng hình thành các FTA trong khu vực Đông Á cho thấy ASEAN là tác nhân không thể thiếu của tiến trình tăng cường liên kết kinh tế Đông Á trong bối cảnh hiện nay, có vai trò dẫn dắt và điều phối tiến trình trong khi cả Nhật Bản và Trung Quốc chưa tìm được phương thức “cùng dẫn dắt” quá trình xây dựng Cộng đồng Kinh tế Đông Á tương lai. Nếu như nội dung các FTA trước đây thường chỉ dừng lại ở các cam kết thương mại, thì với các FTA hiện nay có mức độ cam kết và tự do hóa rất cao, có diện tác động bao trùm rộng, từ lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu tới dịch vụ, đầu tư, thậm chí cả thể chế.

2. Để đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế tự do hóa thương mại ngày càng mạnh mẽ trên thế giới và ở khu vực. Tính đến năm 2015, Việt Nam đã tham gia vào 11 FTA, trong đó có 6 FTA với tư cách là thành viên của ASEAN và 5 FTA song phương. Các FTA có sự tham gia của Việt Nam đều yêu cầu mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa (ngoại trừ một số ít mặt hàng nhạy cảm) cao hơn nhiều cam kết trong WTO. Vì vậy, nếu như việc gia nhập WTO, sức ép lớn nhất là về mặt thể chế và dịch vụ, thì các FTA song phương và khu vực lại gây nhiều sức ép nhất về thương mại hàng hóa và đầu tư.

3. Tham gia FTA với những cam kết sâu rộng về tự do hóa thương mại đã có những tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực thương mại, lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhiều lĩnh vực khác. Các FTA đã làm tăng đáng kể cơ hội tiếp cận thị trường và xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các đối tác thường tự do hóa nhanh hơn hoặc có ưu đãi hơn. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng đối với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 2015 khi Việt Nam bắt đầu thực hiện

các cam kết sâu hơn trong quá trình tự do hóa thương mại.

4. Qua phân tích các tác động của FTA cho thấy mức độ hội nhập kinh tế quốc tế càng cao thì lợi ích từ hội nhập thu được càng lớn, nhất là khi kết hợp thực hiện các cam kết hội nhập với đẩy nhanh cải cách trong nước. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao, do đầu tư và xuất khẩu mở rộng gần như liên tục. Trong khi đó, nhập khẩu cũng đóng góp nhiều đầu vào quan trọng cho xuất khẩu. Vai trò của khu vực FDI đối với xuất nhập khẩu cũng ngày một lớn hơn. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng cũng làm thể hiện rõ hơn những yếu kém nội tại của nền kinh tế, trong khi lại khiến nước ta trở nên dễ tổn thương hơn trước những cú sốc bên ngoài.

5. Trong bối cảnh cục diện thế giới có nhiều biến chuyển và xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng mạnh mẽ hiện nay, xây dựng một lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đúng đắn, chủ động tham gia vào các cơ chế hợp tác liên kết kinh tế khu vực trong đó có FTA và thực hiện những điều chỉnh về cơ chế, chính sách phù hợp sẽ đóng vai trò then chốt trong thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu gốc:

1. Hiệp định về Hệ thống thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ký ngày 28/01/1992 tại Singapore.

2. Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA), ký ngày 27/02/2009 tại Cha-am, Thái Lan.

3. Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa chính phủ các nước thành viên thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Đại Hàn Dân Quốc, ký ngày 13/12/2005 tại Kuala Lumpur, Malaysia.

4. Hiệp định về Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa chính phủ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Đại Hàn Dân Quốc, ký ngày 24/08/2006 tại Kuala Lumpur, Malaysia. 5. Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ký ngày 04/11/2002 tại Phnom Penh, Campuchia.

6. Hiệp định Thương mại hàng hoá thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 29/11/2004 tại Vientiane, Lào.

7. Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Ấn Độ, ký ngày 08/10/2003 tại Bali, Indonesia.

8. Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Ấn Độ, ký ngày 13/08/2009 tại Bangkok, Thái Lan.

9. Thỏa thuận khung về Đối tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản, ký ngày 08/10/2003 tại Bali, Indonesia.

10. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản, năm 2008.

11. Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Nhật Bản và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ký ngày 25/12/2008 tại Tokyo, Nhật Bản.

Sách:

Tiếng Việt:

12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020”, NXB Chính trị Quốc gia.

13.Lê Đình Ân (chịu trách nhiệm nội dung – 2008), Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011 – 2020, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

14.Hồ Châu, Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (đồng chủ biên - 2006), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc: Quá trình hình thành và triển vọng,

NXB Lý luận chính trị.

15.Tô Xuân Dân, Đỗ Đức Bình (1997), Hội nhập với AFTA: Cơ hội và thách thức,

NXB Thống kê.

16.Dani Rodeik (2000), Khu vực hoá và toàn cầu hoá - Hai mặt của tiến trình hội nhập quốc tế, Viện Thông tin Khoa học xã hội.

17.Bùi Trường Giang (2010), Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á, NXB Khoa học xã hội.

18.Vũ Văn Hà (2007), Quan hệ Trung Quốc – ASEAN - Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.

19.Trần Văn Hóa (chủ biên - 2006), Hiệp định thương mại tự do ASEAN+3 và tác động tới kinh tế - thương mại Việt Nam, NXB Thế giới.

20.Vũ Huy Hoàng (2009), Hai năm Việt Nam gia nhập WTO - đánh giá tác động hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.

21.Nguyễn Thu Mỹ (2008), Một số vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN+3, NXB Khoa học Xã hội.

22.Đỗ Hoài Nam và Võ Đại Lược (đồng chủ biên - 2004), Hướng tới cộng đồng kinh tế Đông Á, NXB Thế giới.

23.Joseph E. Stiglitz (Lê Nguyễn dịch - 2008), Vận hành toàn cầu hóa, NXB Trẻ.

24.Sally, Razeen (2009), Những chân trời mới trong thương mại tự do: Tương lai của toàn cầu hoá và vai trò nổi lên của châu Á, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

25.Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên – 2009), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình, NXB Khoa học Xã hội.

26.Nguyễn Xuân Thắng (2007), Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội.

27.Nguyễn Xuân Thắng (chủ biên - 2009), Giáo trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế : Dùng cho hệ đại học và cao học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

28.Nguyễn Đức Thành (chủ biên - 2010), Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, NXB Tri thức.

29.Võ Trí Thành (2005), Tác động của tiến trình gia nhập WTO đến nền kinh tế Việt Nam: Tổng quan các nghiên cứu, trong Đỗ Hoài Nam (chủ biên), Các doanh nghiệp Việt Nam với việc gia nhập WTO, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

30.Trần Đình Thiên (2005), Liên kết kinh tế ASEAN vấn đề và triển vọng, NXB Thế giới.

Lao động xã hội.

32. Nguyễn Từ (chủ biên - 2010), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

33. Ngô Doãn Vịnh (chủ biên - 2011), Nguồn lực và động lực cho phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020, NXB Chính trị Quốc gia.

34. Lê Danh Vĩnh, Nguyễn Thị Mơ, Tô Huy Rứa (2003), Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế : Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia, Bộ Thương mại.

Tiếng Anh:

35. Rahul Sen (2004), Free Trade Agreements in Southeast Asia, Institute of Southeast Asian Studies – Singapore.

Tạp chí:

Tiếng Việt:

36. Hướng Đông (2006), “FTA Hàn Quốc – ASEAN: cuộc đua “cùng thắng””,

Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 3, Tr.3.

37. Bùi Trường Giang (2006), “Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do (FTA) trên thế giới ngày nay: Những nhân tố thúc đẩy và đặc điểm chủ yếu”,

Kinh tế thế giới, Số 2(118), tr3-14.

38. Bùi Trường Giang (2005), “Xu hướng hình thành các hiệp định thương mại tự do song phương ở Đông Á và hệ quả đối với khu vực”, Nghiên cứu Kinh tế, Số 1, tr. 64-71.

39. Nguyễn Văn Hà (2005), “Tác động của hiệp định thương mại tự do song phương đến hợp tác và liên kết ASEAN”, Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 1, tr. 13-21.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH Ế QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 97 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w