8. Bố cục và cấu trúc luận văn
2.2.2 Tác động của FTA đến hoạt động xuất, nhập khẩu
Việc đẩy mạnh tự do hoá thương mại đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam trong xuất khẩu, tuy nhiên, việc cắt giảm thuế quan cũng làm kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu, đặc biệt là cơ cấu nhập khẩu theo đối tác biến đổi đáng kể. Đặc biệt, từ khi chính thức gia nhập WTO năm 2007 đến nay, cùng với việc thực hiện các cam kết về loại bỏ các rào cản phi thương mại, hoàn thiện hệ thống quản lý hải quan, cắt giảm thuế quan, ngoại thương của Việt Nam mà trong đó có nhập khẩu ngày càng phát triển mạnh mẽ.
a)Tác động ở cấp vĩ mô
Bảng 2.3 thể hiện diễn biến của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thương mại giai đoạn 2004 – 2014. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu có xu hướng tăng và đạt mức cao nhất vào năm 2014. Trong giai đoạn này, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu năm 2008 đã tác động làm suy giảm cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu năm 2009. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo kim ngạch xuất nhập khẩu lại có chiều hướng tăng lên vào năm 2010 khi nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước hồi phục. Trong khi tỉ lệ nhập siêu giai đoạn 2004 – 2008 có xu hướng tăng thì ở giai đoạn 2009 – 2014 lại có xu hướng giảm dần tiến tới cân bằng. Đặc biệt, cán cân thương mại hàng hóa năm 2014 đạt mức thặng dư 2,14 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay.
Xuất khẩu: Tổng xuất khẩu hàng hóa của nước ta đã tăng từ 26,5 tỷ USD năm 2004, lên 62,7 tỷ USD năm 2008. Tính chung trong giai đoạn 2004 - 2008, xuất khẩu đã tăng gần 2,4 lần, tương đương với mức tăng bình quân khoảng 17%/năm. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa trong GDP của Việt Nam cũng tăng từ 53.6% năm 2004 lên 63,3% năm 2008. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết mở cửa thị trường, công tác phát triển thị trường xuất khẩu được thực hiện có hiệu quả, khiến hàng
nhiên, nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu cao dường như cũng do quy mô xuất khẩu của nước ta còn tương đối nhỏ.
Bảng 2.3: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thƣơng mại giai đoạn 2004 – 2014
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, xuất khẩu năm 2009 đã giảm 8,9% so với mức năm 2008, trước khi tăng trở lại khoảng 25,5% vào năm 2010. Tính chung trong giai đoạn 2010 - 2014, xuất khẩu đã tăng khoảng 2,1 lần, từ 72,2 tỷ USD lên 150,2 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân tương ứng đạt khoảng 15%/năm. Xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng so với GDP, và tỷ lệ này đạt tới trên 80% vào năm 2014. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đã có bước tăng trưởng vượt bậc, đóng góp vai trò ngày càng quan trọng trong tăng trưởng kinh tế đất nước.
Hai nhân tố quan trọng dẫn đến kết quả tăng trưởng xuất khẩu nói trên là: (i) tăng trưởng thương mại toàn cầu; và (ii) tự do hóa và cải thiện khả năng cạnh tranh. Võ Trí Thành và Nguyễn Anh Dương (2011), dựa trên phân tách tỷ trọng thị trường không đổi (CMS) đối với số liệu thương mại trong các giai đoạn 2001 - 2004, 2004 - 2007 và 2007 - 2008, đã chỉ ra tác động tích cực của hai nhân tố này là hiện hữu trong mọi giai đoạn. Tỷ lệ đóng góp của tăng trưởng thương mại toàn cầu đối với tăng trưởng xuất khẩu của nước ta đã tăng từ 53% trong giai đoạn 2001 - 2004 lên 61% trong giai đoạn
2004-2007, sau đó giảm xuống còn 48% trong g i a i đ o ạ n 2007-2008. Tỷ lệ này lớn một phần cũng do quy mô xuất khẩu của nước ta còn tương đối nhỏ, nên chịu tác động đáng kể từ diễn biến thương mại toàn cầu. Tỷ lệ tương ứng của nhân tố tự do hóa và cải thiện khả năng cạnh tranh lại giảm từ 47% trong 2001-2004 xuống còn 39% trong 2004-2007, sau đó tăng lên 43% trong 2007-2008. Xu hướng giảm này là do cơ hội tiếp cận các thị trường mới càng trở nên hạn hẹp hơn, trong khi chúng ta lại chưa thâm nhập sâu vào các chuỗi giá trị và thị trường khu vực và thế giới, mặc dù có nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.
Có thể thấy xuất khẩu đã trở thành một động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Theo đó, xuất khẩu đã góp phần tạo việc làm cho người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với những biến đổi của thị trường thế giới. Việc hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt là chủ động tham gia đàm phán và thực hiện các hiệp định FTA đã góp phần tạo thêm cơ hội nhằm tận dụng các mặt hàng chế biến mà Việt Nam có tiềm năng. Quá trình này đi kèm với việc giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế và tăng tỷ trọng các mặt hàng sẽ có nhiều lợi thế.
Nhập khẩu: Tương tự, nhập khẩu hàng hóa tăng từ 32 tỷ USD lên 80,7 tỷ USD trong giai đoạn 2004 – 2008 (Hình 2.3). Như vậy, nhập khẩu đã tăng hơn 2,5 lần, tức là trung bình khoảng 17,5%/năm. Tỷ lệ nhập khẩu so với GDP cũng tăng tương ứng từ 64,7% năm 2004 lên 80,8% năm 2008. Nhập khẩu tăng trước hết là do đầu tư tăng. Bên cạnh đó, nhập khẩu hàng tiêu dùng “tăng mạnh” là do thu nhập tăng cộng với hiệu ứng thu nhập từ tài sản tăng cùng việc cắt giảm thuế quan đối với một số mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu. Tuy nhiên, nhập khẩu sau đó đã giảm 13,3% năm 2009, và tăng trở lại ở mức 20% trong năm 2010. Tính chung trong giai đoạn 2010-2014, nhập khẩu đã tăng khoảng 1,75 lần, từ 84,8 tỷ USD lên 148 tỷ USD. Tốc độ tăng nhập khẩu trung bình ở mức 15%/năm. Tỷ lệ nhập khẩu so với GDP đạt đỉnh khoảng 90,0% vào năm 2008, sau đó giảm xuống còn 73,1% vào năm 2010 và tăng lên mức 81,5% vào năm 2014.
Có thể thấy nhập siêu hàng hóa của nước ta có xu hướng tăng liên tục cho đến năm 2008 (Hình 2.3). Nhập siêu hàng hóa mới chỉ ở mức 5,5 tỷ USD vào năm 2004, song đã tăng mạnh và đạt tới 14,2 tỷ USD và 18,0 tỷ USD trong các năm 2007 và 2008. Trong những năm sau đó, cùng với tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và các
chính sách kiềm chế nhập siêu, nhập siêu giảm xuống còn 12,9 tỷ USD vào năm 2009 và 12,4 tỷ USD năm 2010. Tốc độ tăng nhập siêu bình quân ở mức gần 30,0%/năm trong giai đoạn 2000-2006, đã tăng tới 88,7%/năm trong các năm 2006-2008, sau đó giảm khoảng 17,1%/năm trong giai đoạn 2008-2010. Như trong phân tích về đầu tư, diễn biến tăng nhập siêu - đặc biệt là trong những năm đầu thời kỳ hậu WTO - chủ yếu là do mất cân đối nghiêm trọng giữa đầu tư và tiết kiệm trong nước.
b) Tác động đến xuất nhập khẩu phân theo quốc gia và vùng, lãnh thổ
Thời kỳ 2001 - 2009 có thể được chia thành 2 giai đoạn 2001 - 2006 và giai đoạn 2007 - 2009. Trong năm 2006, nước ta thực hiện giảm thuế xuống còn 0-5% đối với toàn bộ mặt hàng trừ các mặt hàng trong Danh mục nông sản nhạy cảm và Danh mục loại trừ hoàn toàn theo AFTA. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá (Fukase và Martin 1999; Từ Thúy Anh 2009), việc thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình của CEPT/AFTA chưa có những tác động mạnh đến thương mại của nước ta cũng như nền kinh tế trong thập niên đầu thế kỷ XXI, hay nói cách khác, "lợi ích kinh tế mà nó mang lại là quá ít ỏi" [29, tr.28]. Trong khi đó theo nhiều nghiên cứu khác (Võ Tri Thành và Nguyễn Anh Dương 2009; Viện NCQLKTTW (2010), “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế sau ba năm Việt Nam gia nhập WTO”), “việc trở thành thành viên chính thức của WTO có tác động mạnh, nhanh đến hoạt động thương mại của nước ta”.
Với xuất khẩu: Xuất khẩu sang hầu hết các thị trường nói chung đều có tốc độ tăng trưởng dương, có nghĩa là, xuất khẩu của nước ta liên tục được mở rộng qua các năm, trải đều lên các thị trường. Lưu ý rằng tỷ lệ thương mại/GDP (%) không phải là chỉ số duy nhất đo độ mở của nền kinh tế. Tỷ lệ này được sử dụng phổ biến hơn vì nó đưa ra được cái nhìn trực quan ngay lập tức. Tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước, vùng giai đoạn 2007-2009 đều sụt giảm mạnh so với giai đoạn 2001 - 2006. Điều này cho thấy, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thực sự đã có những tác động tiêu cực, làm giảm tổng cầu thế giới và do đó giảm xuất khẩu vào hầu hết các nước, khu vực. Đáng lưu ý là xuất khẩu sang Trung Quốc và sang châu Âu đã tăng nhanh hơn trong giai đoạn 2007 - 2009 so với giai đoạn 2001 - 2006. Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu sang hầu hết các nước, khu vực khác - đặc biệt là Hoa Kỳ và Australia - đều chậm lại. Đây là một đặc điểm cần quan sát tiếp để có những đúc rút rõ nét hơn về tác động từ FTA ASEAN - Trung Quốc cũng như việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế Việt
Nam - EU.
Bảng 2.4: Tăng trƣởng xuất khẩu sang một số nƣớc, vùng, lãnh thổ chủ yếu
Đơn vị tính: %
Đối tác 2001-2006 2007-2009 Thay đổi
(1) (2) (3) = (2)-(1) ASEAN 20,8 15,8 -5 Nhật Bản 13,2 9,9 -3,3 Trung Quốc 14,9 15,6 0,7 Hoa Kỳ 52,3 14 -38,4 Australia 21,8 -10,6 -32,4 Châu Âu 20,9 29,9 9
Ghi chú: Châu Âu ở đây bao gồm các nước: Síp, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru- ma-ni, Cộng hòa Séc, Slovakia, Đan Mạch, Ai-len, Anh, Phần Lan, Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Áo, Đức, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Thụy Sĩ.
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Bảng 2.5 cho thấy xuất khẩu sang các thị trường chính chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta trong giai đoạn 2001 - 2009, hơn 73,1% cho giai đoạn 2001 - 2006 và lên tới 86,2% cho giai đoạn sau. Kết quả này có hai hàm ý chính sách. Thứ nhất, định hướng xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu cần được điều chỉnh riêng cho từng thị trường để tận dụng hơn nữa tiềm năng từ các thị trường này. Thứ hai, thị trường xuất khẩu của nước ta còn chưa đa dạng; do đó, xuất khẩu dễ bị tổn thương trước các cú sốc của một hoặc hai thị trường chính bên ngoài. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cho hoạt động xuất khẩu, các cơ quan hữu quan (Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cần có các biện pháp nhằm thúc đẩy đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Cơ cấu xuất khẩu phân theo nước và vùng đều tập trung hơn ở các thị trường chính. Chẳng hạn so giai đoạn 2001 - 2005 với giai đoạn 2006 - 2009, tỷ trọng xuất khẩu sang ASEAN tăng từ 13,6% lên đến 17%; xuất khẩu sang Nhật Bản tăng từ 12,2% đến 13,2%; sang Hoa Kỳ tăng mạnh nhất, từ 13,3% đến 20,8%; sang châu Âu từ 16,5% đến 20%. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng thấp nhất, từ 8,3% đến 8,4%, tức là tăng 0,1 điểm phần trăm. Cần lưu ý là chi phí vận chuyển trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay giảm mạnh nhưng vẫn ảnh hưởng đáng kể đến lưu chuyển thương mại của nhiều nước (Doanh và Heo 2009; Trang, Tam và Nam 2011). Vì thế,
trọng đáng kể.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu khá quan trọng đối với nước ta, với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn rất nhiều so với các thị trường khác. Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này tăng từ 733 triệu USD năm 2000 lên 7,9 tỷ USD năm 2006, và hơn 11,4 tỷ USD vào năm 2009. Như vậy, xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ đã tăng trung bình tới 48,5%/năm trong giai đoạn 2000 - 2006, và 13,3%/năm trong những năm 2006 - 2009. Gia tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là do tác động tạo thương mại - chứ không phải tác động chuyển hướng thương mại - từ việc thực hiện BTA giữa Việt Nam - Hoa Kỳ. Đáng lưu ý là vào năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng chỉ giảm gần
500 triệu USD. Từ một thị trường khiêm tốn, Hoa Kỳ nhanh chóng trở thành điểm tiếp nhận lớn nhất đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Mức độ hấp dẫn của Hàn Quốc và Trung Quốc trong các hiệp định FTA lại thay đổi theo những chiều hướng khác nhau. Hàn Quốc ngày càng hấp dẫn hơn, đặc biệt là sau hiệp định AKFTA năm 2006, thể hiện qua việc chỉ số cường độ thương mại lớn hơn 1 và liên tục tăng trong các năm 2007-2009. Xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc, trong khi đó, lại lớn hơn so với kỳ vọng vào các năm 2004 - 2005 và nhỏ hơn kỳ vọng trong giai đoạn 2006 - 2008. Điều này cho thấy Việt Nam đã thu được lợi ích ngày càng ít hơn từ xuất khẩu vào Trung Quốc. Ngay cả mức tăng cường độ thương mại vào năm 2009 dường như lại do bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, và cần tiếp tục theo dõi thêm.
Bảng 2.5: Trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam với một số đối tác giai đoạn 2008 – 2012
Đối tác 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng USD) (%) USD) (%) USD) (%) USD) (%) USD) (%) ASEAN 10337.7 16.49 8761.3 15.34 10364.7 14.35 13656 14.09 17426.5 15.22 EU 10895.8 17.38 9402.3 16.47 11385.5 15.76 16541.3 17.07 20302 17.73 Hàn Quốc 1793.5 2.86 2077.8 3.64 3092.2 4.28 4866.7 5.02 5580.9 4.87 Nhật Bản 8467.8 13.51 6335.6 11.1 7727.7 10.7 11091.7 11.45 13064.5 11.41 Trung 4850.1 7.74 5403 9.46 7742.9 10.72 11613.3 11.98 12836 11.21 Quốc Ấn Độ 389.0 0.62 419.6 0.73 991.6 1.37 1553.9 1.6 1782.2 1.56 Hoa Kỳ 11886.8 18.96 11407.2 19.98 14238.1 19.71 16955.4 17.5 19665.2 17.17 62
Đối tác 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ Giá trị Tỉ (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng (triệu trọng USD) (%) USD) (%) USD) (%) USD) (%) USD) (%) Úc 4351.6 6.94 2386.1 4.18 2704 3.74 2602 2.69 3208.7 2.8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trên một phương diện khác, Bảng 2.6 phản ánh sự tương đồng trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta và một số đối tác thương mại, thông qua chỉ số tương đồng về xuất khẩu. Có thể thấy cơ cấu xuất khẩu của nước ta khá giống so với cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ, Trung Quốc và ASEAN. Với Ấn Độ, mức độ tương đồng về xuất khẩu tăng gần như liên tục từ khoảng 41,4 vào năm 2004 lên 53,8 vào năm 2009. Trong khi đó, chỉ số tương ứng với Trung Quốc chỉ tăng từ 41,8 lên 50,8 trong cùng giai đoạn.
Cũng trong những năm 2004 - 2009, chỉ số tương đồng về xuất khẩu của nước ta với ASEAN đã tăng từ 39,3 lên 50,0. Kết quả là thứ tự xếp hạng về tương đồng xuất khẩu với nước ta đã thay đổi. Cụ thể, so với cơ cấu xuất khẩu của nước ta, cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc giống nhất vào năm 2004, trong khi cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ lại giống nhất vào năm 2009. Do quy mô kinh tế của Ấn Độ rất lớn so với của nước ta, mức độ tương đồng về xuất khẩu là một nguyên nhân giải thích tại sao hàng xuất khẩu của nước ta chưa thâm nhập được vào thị trường Ấn Độ.
Bảng 2.6: Mức độ tƣơng đồng xuất khẩu của nƣớc ta với các đối tác thƣơng mại
2004 2005 2006 2007 2008 2009
với ASEAN 39,323 40,597 43,662 45,391 50,003 49,982 với Trung Quốc 41,783 41,508 42,093 43,495 44,595 50,759 với Hàn Quốc 25,296 25,526 28,404 30,488 34,641 34,415 với Nhật Bản 19,910 20,625 23,023 25,154 27,807 29,320