Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản (VJEPA)

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH Ế QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 44 - 46)

8. Bố cục và cấu trúc luận văn

1.4.7 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam Nhật Bản (VJEPA)

Là hiệp định mậu dịch tự do song phương đầu tiên mà Việt Nam ký kết, VJEPA là hiệp định toàn diện bao gồm các quy định về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ và các lĩnh vực hợp tác kinh tế khác, được ký tháng 12/2008, có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Cam kết thuế quan mà nước ta và Nhật Bản đưa ra trong Hiệp định VJEPA là theo phương thức yêu cầu - bản chào (không theo mô hình cụ thể như trong một số FTA khác). Về mức cam kết chung, Việt Nam đồng ý tự do hóa đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Theo đó, n ư ớc ta đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng trong tổng số 9.390 dòng thuế của Biểu cam kết (trừ 57 dòng CKD ô tô và 428 dòng không cắt giảm). Cụ thể, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, ta cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 2.586 dòng thuế (28% Biểu cam kết 9.390 dòng), chủ yếu là các mặt hàng hoá chất dược phẩm, máy móc điện tử. Sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019), có thêm 3.717 mặt hàng được xoá bỏ thuế quan, nâng tổng số mặt hàng của cả Biểu được xoá bỏ thuế quan lên 6.303 chiếm 67% số dòng thuế của Biểu cam kết.

STT Mặt hàng MFN Thuế suất Thuế suất trung bình 2010 áp dụng của Việt Nam

2010 2010 2016 2019 2024

1 Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 8,2 7,3 7,3 2,8 0,6 0,0 2 Sản phẩm từ dầu mỏ khác 8,8 2,5 2,5 0,6 0,0 0,0

3 Hàng thuỷ sản 15,5 26,5 26,5 14,2 8,1 0,4

4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và 9,0 7,5 7,5 3,1 1,9 1,0 linh kiện

5 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 10,6 9,3 9,3 5,0 2,9 0,0

6 Gạo, lúa mỳ 24,7 27,1 27,1 15,4 9,5 0,0

7 Gỗ và sản phẩm gỗ 7,0 6,2 6,2 3,0 1,4 0,0

8 Dầu mỡ động thực vật 15,7 16,7 16,7 8,6 4,6 0,0 9 Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ 9,0 11,8 11,8 10,9 10,8 10,8

tùng

10 Xăng dầu các loại 20,8 X X X X

11 Cao su và sản phẩm từ cao su 11,0 7,6 7,6 3,9 2,1 0,5

12 Ôtô nguyên chiếc các loại 37,0 X X X X

13 Dây điện và dây cáp điện 8,0 8,7 8,7 3,8 2,0 1,3 14 Dược phẩm và nguyên phụ liệu 1,6 2,9 2,9 1,0 0,1 0,0 15 Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm 8,6 9,2 9,2 3,5 0,7 0,1

từ chất dẻo

16 Vải may mặc các loại 12,0 9,8 9,8 3,2 0,9 0,9

17 Sắt thép, phôi thép 7,3 7,1 7,1 1,6 0,2 0,1

18 Sữa và sản phẩm từ sữa 8,4 19,0 19,0 10,0 5,5 0,7

19 Hàng rau quả 23,7 25,9 25,9 14,4 8,6 0,0

20 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 0,6 7,1 7,1 2,5 0,1 0,0 21 Phương tiện vẫn tải (tàu thuyền các 6,2 7,1 7,1 2,4 0,0 0,0

loại)

22 Bánh, kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 24,1 30,3 30,3 15,6 8,3 0,0 23 Giấy và sản phẩm từ giấy 13,6 16,2 16,2 5,0 0,3 0,3

24 Kim loại thường khác 5,7 4,2 4,2 1,4 0,0 0,0

25 Hoá chất 1,0 4,6 4,6 1,6 0,2 0,1

26 Nguyên phụ liệu thuốc lá 43,7 X X X X

27 Phân bón các loại 1,1 4,9 4,9 2,0 0,6 0,0

28 Xơ, sợi dệt 3,3 1,9 1,9 0,0 0,0 0,0

29 Sản phẩm hóa chất 6,6 11,0 11,0 4,7 1,6 0,0

Có thể thấy, mức cam kết của Việt Nam dành cho Nhật Bản là khá thấp so với các nước ASEAN đã ký Hiệp định song phương với Nhật Bản. Các lĩnh vực mà nước ta bảo hộ chính là: (i) Đồ uống có cồn, xăng dầu; (ii) Ô tô, phụ tùng, máy móc thiết bị; (iii) Sắt, thép; (iv) Hóa chất, vải các loại; (v) Đồ uống, mô tô, xe máy.

Về phía Nhật Bản, Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Cụ thể, Nhật Bản loại bỏ thuế quan ngay với 69,6% giá trị thương mại (là mức cao nhất trong số các EPA với các nước ASEAN). Có 1.638 dòng thuế tương đương mức cam kết tốt nhất mà Nhật Bản dành cho một số nước ASEAN. Đặc biệt, cam kết của Nhật Bản đối với lĩnh vực nông sản của Việt Nam là thông thoáng nhất so với các nước ASEAN khác. Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế cho 83,8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm (mức cao nhất trong số các EPA với các nước ASEAN). Các sản phẩm mà Nhật Bản cam kết cho Việt Nam tốt nhất so với các nước ASEAN gồm mật ong (Nhật Bản dành cho ta hạn ngạch là

100 tấn/năm, tăng dần lên 150 tấn, thuế suất trong hạn ngạch là 12,8%), gừng, tỏi, vải, sầu riêng, tôm, cua, ghẹ. Theo thống kê, 23 trong tổng số 30 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ được hưởng

thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình không quá 10 năm.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH Ế QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w