về sản phẩm, về hệ thống cửa hàng của Công ty, kỹ năng tư vấn, thuyết phục khách hàng, tác phong, thái độ làm việc của nhân viên bán hàng. Trong mọi trường hợp, mọi tình huống phải luôn giữ hình ảnh của Công ty.
- Về mặt không gian, cách sắp xếp, bài trí hàng hoá sao cho thật khoa học và tạo ấn tượng tốt với khách hàng, không để tình trạng hàng hoá lộn xộn, xếp không ngay ngắn và không đẹp mắt.
- Đối với những khu vực, thị trường với nhiều loại khách hàng, và lượng khách hàng biết về sản phẩm và thương hiệu của Công ty chưa nhiều như ở Bạch Mai, Cầu Giấy… có thể áp dụng các chương trình khuyến mại, tạo dấu ấn bên ngoài ấn tượng hơn để khách hàng chú ý hơn và đến gần với sản phẩm của Công ty.
- Xây dựng văn hoá giao tiếp trong doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp. Công ty cần xây dựng các tiêu chuẩn về văn hóa doanh nghiệp. Để hình thành một nền văn hóa mạnh và có bản sắc riêng, thì công ty phải xây dựng cho mình những tiêu chuẩn về văn hóa và buộc mọi người khi vào làm việc cho doanh nghiệp phải tuân theo. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này có thể thay đổi khi không còn phù hợp hoặc hiệu quả thấp. Trong trường hợp như vậy, việc công ty cần sáng tạo ra những tiêu chuẩn mới là cần thiết.
Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và quá trình cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì văn hóa doanh nghiệp được chú trọng xây dựng và phát triển. Nó trở thành một loại tài sản vô hình đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong kho tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những doanh nghiệp không có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh.
- Yêu cầu và hạn chế tối đa tình trạng hàng hoá nhiều mã sản phẩm để lẫn lộn trong các tủ dẫn đến tình trạng chỉ kiểm soát được số lượng sản phẩm mà không kiểm soát được chủng loại sản phẩm. Các sản phẩm lỗi hỏng phải được kiểm đếm và niêm phong lại tránh tình trạng các sản phẩm hỏng, lỗi để lẫn lộn với sản phẩm chờ bán, nhất là sản phẩm đang để giới thiệu, trưng bày.
- Định kỳ hàng tuần yêu cầu các cửa hàng chuyển sản phẩm lỗi, hỏng cần sửa về kho để chỉnh sửa lại. Không để tình trạng hàng lỗi, hỏng từ rất lâu nhưng không được chuyển về kho chỉnh sửa, gây lãng phí và khó kiểm soát.
3.2.2. Giải pháp khác
3.2.2.1.Giải pháp đối với nhà nước
Hòa nhập với xu thế hội nhập, Việt Nam đã tích cực đổi mới trong công tác tổ chức quản lý. Nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ các DN đẩy mạnh tiêu thụ. Tiêu biểu là Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động hồi tháng tám năm ngoái nhằm phát huy lòng yêu nước, xây dựng văn hóa tiêu dùng, đẩy mạnh sản xuất hàng Việt Nam có chất lượng và sức cạnh tranh cao. Cuộc vận động này cũng mang lại nhưng thành tựa nhất định. Nhưng đó là chưa đủ và chúng ta đang phải cạnh tranh với rất nhiều các DN nước ngoài. Họ có tiềm lực rất mạnh. Nhà nước phải có những giải pháp để có thể giúp các DN đủ sức cạnh tranh với họ.
- Nhà nước kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải. Cần kiểm soát tỷ giá hối đoái ổn định đảm ảo cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu
- Nhà nước cần tăng giá trị các gói kích cầu, các khoản vay ưu đãi tạo các đièu kiện thuận lợi hơn cho DN có thể tiếp cận với các nguồn vốn này.
- Nhà nước cần đối xử công bằng với các thành phần kinh tế giữa DN có vốn nhà nước với DN không có vốn nhà nước, giữa DN nhỏ với DN lớn, giữa DN trong nước và ngoài nước, giữa DN sản xuất và DNTM.
- Nhà nước cần tăng cường, cập nhật và hoàn thiện hệ thống thông tin về pháp luật, chính sách kinh tế, thị trường cho các DN. Nhà nước phải đảm bảo tính hiệu quả, hợp lý và thuận lợi trong quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh doanh thương mại của DN…
- Và quan trọng hơn cả là nhà nước cần có những chính sách đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Nhà nước cần xây dựng một hệ thống kiểm soát tất cả các DN, cửa hàng trên cả nước.
- Nhà nước cần xây dựng được hàng rào kỹ thuật chuẩn để ngăn chặn hàng kém chất lượng xâm nhập thị trường nội địa; chưa chống hàng lậu, hàng nhái, hàng giả đến nơi đến chốn để bảo vệ nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.
- Nhà nước cần nêu gương trong việc thực hiện chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” bằng cách yêu cầu bộ máy hành chính trên cả nước phải ưu tiên sử dụng sản phẩm và dịch vụ được cung ứng từ DN trong nước.
3.2.2.2. Giải pháp với ngành
Trong thương mại hàng hóa, hàng hóa được tiêu thụ trong nước ta đa phần là hàng Trung Quốc, một thực tế ở đây là tại sao người dân lại tiêu thụ những hàng hóa của nước này, trong khi nước ta là một trong những nước đứng đầu về ngành này. Đây là một câu hỏi đối với ngành. Có thể là do hệ thống bán lẻ của nước ta hiện còn manh mún, phát triển tự phát, quy mô không đồng đều nên sức cạnh tranh còn yếu. Vì vậy, các DN bán lẻ trong nước sẽ phải cải thiện để làm tốt hơn theo chuẩn quốc tế.
Trong quý I năm 2010 Doanh số bán lẻ của ngành đạt 360.000 tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ, kênh bán lẻ hiện đại hiện nay chỉ mới chiếm từ 18% - 20%. Điều này cho thấy thị trường bán lẻ trong nước còn nhiều cơ hội để các nhà đầu tư khai thác. Chính vì vậy, các DN trong ngành phải biết tận dụng cơ hội để có thể phát triển, mở rộng mạng lưới thì mới có thể cạnh tranh được.
- Ngành phải đẩy mạng hoạt động tiếp thị, mở rộng mạng lưới kinh doanh.
- Đào tạo nguồn nhân sự có chất lượng, có đầy đủ về phẩm chất và năng lực, để có thể tạo ra kết quả kinh doanh hiệu quả hơn.
- Nếu cần các DN nhỏ lẻ cần liên kết với nhau tạo thành DN lớn hơn. Để có thể tăng cường sức cạnh tranh và đương đầu với các thách thức bên ngoài.
3.2.2.3. Giải pháp đối với DN
Sau gần chục năm hoạt động, công ty công ty CP đầu tư phát triển và thương mại Việt Tiến đã gặt hái được khá nhiều thành công, tạo ra uy tín với khách hàng, mang lại giá trị thỏa mãn cho khách hàng, lợi ích cho nhân viên trong công ty. Nhưng xét về lâu dài, công ty vẫn chưa ổn định, còn rất nhiều vẫn đề đặt ra, nếu công ty giải quyết tốt các vấn đề đó thì kết quả còn tốt hơn. Trong khâu kiểm soát LLBH, công ty cần có nhưng biện pháp tích cực hơn nữa, vì đây đang là vấn đề nổi cộm nhất mà công ty cần giải quyết.
Hơn nữa, công ty cần có các chính sách về sản phẩm, phân phối, giá.. để có thể hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát của mình.
- Chính sách sản phẩm: Sản phẩm công ty cung cấp phải đảm bảo chất lượng, an toàn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Công ty phải đảm bảo niềm tin và uy tín cho khách hàng.
- Chính sách phân phối: Công ty cần sắp xếp lại kênh phân phối cho hợp lý với quy mô từng khu vực thị trường để nâng cao thị phần
- Chính sách giá: Để sản phẩm có thể tiêu thụ nhanh và hiệu quả thì sản phẩm của phải đa dạng , đảm bảo chất lượng chưa đủ mà còn phải có một mức giá hay có một chính sách giá linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng
Giải pháp quan trọng nhất hiện giờ của công ty là làm sao nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá LLBH, công việc này phải được tiến hành thường xuyên và xuyên suốt trong quá trình làm việc của nhân viên, nếu phát hiện có sai lệch hay không đạt yêu cầu cần tìm ra lý do điều chỉnh cho phù hợp. Nhà quản trị nên đánh giá nhân viên giúp nắm bắt nhanh chóng, chính xác khả năng của nhân viên để từ đó có phương hướng củng cố và nâng cao kỹ năng của họ.