Sở hữu là hình thức xã hội của chiếm hữu của cải, được hình thành và phát triển khơng ngừng trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại trên cơ sở phát triển của sản xuất vật chất. Sở hữu phản ánh quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội về các đối tượng sở hữu với tư cách là những của cải quan trọng, cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của con người, đặc biệt là tư liệu sản xuất. Sở hữu tư liệu sản xuất luôn là điều kiện đặc biệt của sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế. Trong các điều kiện lịch sử cụ thể, sở hữu tư liệu sản xuất có thể tồn tại, vận động và phát triển dưới những loại hình gồm cơng hữu và tư hữu và hình thức sở hữu nhất định như sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân...
Với sự hình thành và phát triển của nhà nước với tư cách là bộ máy quản lý xã hội, sở hữu nhà nước cũng được hình thành và phát triển, trở thành lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước tồn tại và thực thi những chức năng, nhiệm vụ của mình. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, vai trò kinh tế của nhà nước được mở rộng, theo đó sở hữu nhà nước cũng khơng ngừng được mở rộng và phát triển.
Theo kết quả nghiên cứu Đề tài KX04.09/06-10 giai đoạn 2006-2010, “Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Nguyễn Kế Tuấn [126] cho thấy: Trong bất kỳ chế độ xã hội nào, Nhà nước đều có quyền và trách nhiệm quản lý tồn diện đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Trong điều kiện đương đại, Nhà nước, về danh nghĩa, đều được coi là đại diện của cả cộng đồng quốc gia, được cộng đồng quốc gia bầu ra một cách trực tiếp hay gián tiếp, được cộng đồng quốc gia giao quyền và trách nhiệm thực hiện các chức năng quản lý đất nước. Để thực thi trách nhiệm của mình, một
mặt, Nhà nước nhân danh đại diện CSH toàn dân (đại diện CSH các tài sản thuộc cả cộng đồng quốc gia) sử dụng các tài sản quốc gia; mặt khác, Nhà nước tạo ra các tài sản thuộc sở hữu của mình bằng những cách khác nhau, trong đó có cả cách sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Nhưng thực tế thường khó có thể phân định rõ ràng giữa tài sản thuộc sở hữu toàn dân được Nhà nước sử dụng với tư cách đại diện CSH và tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước.
Mọi quốc gia đều có những tài sản chung được xác định là đối tượng sở hữu của cả cộng đồng dân tộc. Do vậy, theo quan niệm rộng, sở hữu tồn dân là hình thức phổ biến ở các quốc gia theo các chế độ chính trị- xã hội khác nhau. Đối tượng sở hữu được quy định theo pháp luật với những phạm vi khác nhau tùy điều kiện cụ thể và quan niệm của mỗi quốc gia. Nhưng dẫu với phạm vi nào và với thể chế chính trị- xã hội nào, đối tượng sở hữu ấy phải thể hiện độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia ấy. Nhà nước quy định hệ thống luật pháp yêu cầu và chế định mọi công dân phải tuân thủ trong quản lý và sử dụng tài sản quốc gia, đồng thời Nhà nước cũng phải tuân thủ các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong quản lý, sử dụng tài sản quốc gia, xã hội (cộng đồng cơng dân) có quyền và nghĩa vụ giám sát và chế định hoạt động của Nhà nước liên quan đến tài sản quốc gia ấy.
Trong chế độ sở hữu toàn dân, Nhà nước là chủ thể có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng. Với tư cách đại diện CSH toàn dân và với tư cách CSH, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu với các loại tài sản thuộc cả sở hữu toàn dân và tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Song khi thực hiện các chức năng của quản lý Nhà nước phù hợp với các nguyên tắc thị trường, Nhà nước sẽ không trực tiếp thực hiện các quyền ấy, mà thông thường giao cho các chủ thể kinh tế khác quản lý và sử dụng theo những yêu cầu của Nhà nước. Trong trường hợp này, việc bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân và tài sản thuộc sở hữu nhà nước đòi hỏi phải có cơ chế quy định quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng và có một tổ chức thích hợp. Nhà nước khơng nhất thiết phải giao tài sản thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân cho người “của Nhà nước”, biến họ trở thành những công chức làm kinh doanh, mà cần thực hiện nguyên tắc “giao tài sản cho chủ thể nào có thể bảo đảm sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất”. Đây chính là cách thức vận dụng
nguyên lý tách rời giữa quyền sở hữu với quyền quản lý và quyền sử dụng. Người được giao quản lý, sử dụng tài sản sẽ được hưởng một phần lợi ích sinh ra từ sử dụng tài sản, đồng thời có trách nhiệm bảo tồn và bảo đảm hiệu quả sử dụng các tài sản được giao. Các quyền lợi và trách nhiệm ấy được quy định trong các pháp luật của Nhà nước và các hợp đồng thích ứng [126].
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Sở hữu Nhà nước là hình thức sở hữu mà Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ tư liệu sản xuất. Sở hữu nhà nước là một loại hình thức sở hữu đặc biệt, ở Việt Nam hiện nay sở hữu nhà nước được hiểu là sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện [105].
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, sở hữu nhà nước và sở hữu tồn dân có thể có mối quan hệ nhất định, nhà nước với tư cách là chủ thể đại diện cho toàn xã hội có thể quản lý, sử dụng các đối tượng sở hữu thuộc sở hữu toàn dân. Trong luận án này sẽ sử dụng khái niệm sở hữu nhà nước với tư cách là hình thức sở hữu đặc thù trong nền kinh tế thị trường mà trong đó CSH là Nhà nước, đối tượng sở hữu là những tài sản thuộc sở hữu của nhà nước và những tài sản, nguồn lực thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là chủ thể quản lý, sử dụng.