Nhóm giải pháp về giám sát, kiểm tra

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 144 - 150)

- Việc tổ chức nghiên cứu, thể chế hóa một số chủ trương của Đảng và Nhà nước còn chưa kịp thời Từ năm 2001, Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX đã xác định

4.2.3. Nhóm giải pháp về giám sát, kiểm tra

Một là, có cơ chế làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của CSH.

Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng tại cơ quan đại diện CSH nhà nước, của cấp ủy đảng tại DNNN; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội, xã hội- nghề nghiệp tại DNNN. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên tại cơ quan đại diện CSH nhà nước và DNNN; hồn thiện quy trình kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên tại cơ quan đại diện CSH nhà nước và DNNN; tổ chức và hoàn thiện pháp luật về cơ quan chuyên môn đại diện CSH nhà nước đối với DNNN, chức năng quản lý của Nhà nước đối với DNNN.

Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra của CSH. Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát chặt chẽ, cơng khai, minh bạch về đầu tư, tài chính và các hoạt động của DNNN. Tăng cường giám sát, phịng chống thất thốt tài sản, vốn Nhà nước từ trong nội bộ và các lực lượng giám sát từ bên ngoài. Các DNNN thực hiện công khai, minh bạch thông tin như các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, các DNNN sau CPH phải thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khốn khi có đủ điều kiện.

Chủ sở hữu tăng cường thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp; kiểm soát được định mức và thực tế chi phí sản xuất kinh doanh, từ đó kiểm sốt được giá thành, giá bán sản phẩm, dịch vụ. Hàng năm có đánh giá việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, quản lý của CSH đối với doanh nghiệp, trong đó chú trọng làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước, từng DNNN, đặc biệt là của cá nhân người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và có biện pháp xử lý sai phạm theo quy định của pháp luật.

Xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của CSH đối với DNNN trong việc rà soát, đánh giá thực trạng, bối

cảnh phát triển để đặt ra yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ dài hạn, trung hạn, hàng năm đối với DNNN; ngồi các mục tiêu tài chính (tỷ suất lợi nhuận, doanh thu, sản lượng, nộp ngân sách,…), tùy từng trường hợp cụ thể cần xác định rõ và giao cho DNNN các chỉ tiêu như mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao, doanh thu xuất khẩu, trình độ phát triển cơng nghệ, vị thế, thị phần trên thị trường nội địa và thế giới,…

Hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền, nghĩa vụ của CSH nhà nước, trong đó Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền giám sát, đánh giá Chính phủ về kết quả thực hiện chức năng “Thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của CSH tại doanh nghiệp”. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan được giao thực hiện quyền, nghĩa vụ của CSH nhà nước.

Nâng cao hiệu quả quản lý vốn và giám sát người đại diện:(i) Tăng sự gắn

kết giữa cơng ty mẹ với các cơng ty có vốn góp thơng qua thị trường, tài chính và cán bộ được cử làm đại diện; (ii) Xây dựng và ban hành quy chế quản lý người đại diện khoa học, chặt chẽ tuân thủ đúng các quy định của pháp luật và quy chế của doanh nghiệp như các vấn đề lớn của DN: mục tiêu, chiến lược, nhân sự, kế hoạch đầu tư phát triển, điều lệ, phân phối lợi nhuận, phát hành và chào bán cổ phần,…; (iii) Chú trọng công tác giao kế hoạch trung hạn theo nhiệm kỳ của người đại diện và hàng năm các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu và giám sát triển khai thực hiện kế hoạch với người đại diện; (iv) Xây dựng tiêu chí đánh giá người đại diện, định kỳ đánh giá người đại diện theo các tiêu chí làm căn cứ khen thưởng, kỷ luật, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm người đại diện, tăng cường đánh giá, phân loại kỷ luật người đại diện, đại diện CSH kém năng lực, khơng hồn thành nhiệm vụ, kiên quyết thay thế người quản lý, người đại diện, kiểm soát viên khơng hồn thành nhiệm vụ; (v) Đào tạo và bố trí người đại diện vốn có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chun mơn, kinh nghiệm phù hợp với mỗi doanh nghiệp nhằm phát huy hiệu quả quản lý và phát triển doanh nghiệp. (vi) Việc đãi ngộ người đại diện và người quản lý doanh nghiệp

về cơ bản, lâu dài phải theo cơ chế thị trường, gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh và phải minh bạch. (vii) Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản và giám sát tài sản của người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước, kiểm soát viên trước, trong và sau thời gian nhiệm kỳ. (viii) Nâng cao quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình và động lực kinh tế của người đại diện theo ủy quyền của CSH nhà nước, cán bộ quản lý và điều hành DNNN; xóa bỏ việc áp dụng chế độ cơng chức, viên chức nhà nước đối với cán bộ quản lý điều hành DNNN; tăng tỷ lệ các thành viên độc lập trong HĐTV, HĐQT của DNNN.

Hai là, hoàn thiện cơ chế quản lý giám sát đối với DNNN trên cơ sở hoạt động kinh tế và thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội.

Giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm CSH và doanh nghiệp có vốn Nhà nước, cần thực hiện những nội dung sau:

Thứ nhất, về mục tiêu của cơ chế giám sát là phải đảm bảo được yêu cầu

qua kết quả giám sát đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, những nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến rủi ro tài chính. Từ đó, đưa ra được những cảnh báo từ phía cơ quan quản lý nhà nước, những biện pháp từ CSH và những hoạt động, giải pháp ngăn ngừa của doanh nghiệp để đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh.

Thứ hai, về chủ thể giám sát: Phân định rõ mối quan hệ giữa 3 chủ thể

thực hiện giám sát tài chính, cụ thể:

- Về chủ thể doanh nghiệp: HĐQT, HĐTV, Ban Điều hành doanh nghiệp và bộ phận tài chính kế tốn, Ban Kiểm sốt nội bộ, Kiểm sốt viên có trách nhiệm tổ chức giám sát nội bộ doanh nghiệp mang tính chất thường xuyên, đột xuất theo ngày, tuần, tháng, quý, năm tùy theo tính chất hoạt động của doanh nghiệp. Thơng qua giám sát để có những điều chỉnh, biện pháp tự chấn chỉnh về quản lý tài chính nói riêng, quản trị doanh nghiệp nói chung để đưa tài chính doanh nghiệp ln trong trạng thái an tồn. Vai trị của bộ phận tài chính kế tốn của doanh nghiệp là hết sức quan trọng vì đây là trung tâm tổng hợp, phân tích và báo cáo các thơng tin về kinh tế - tài chính khơng chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà còn cho CSH doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

- Về CSH doanh nghiệp: hình thành một quy trình cụ thể để CSH có thể nắm bắt kịp thời các thơng tin tài chính của doanh nghiệp do HĐQT, HĐTV, Ban Điều hành doanh nghiệp báo cáo theo tháng, quý, năm. Đồng thời, cũng phải gắn trách nhiệm của CSH trong việc phân tích, sử dụng báo cáo tài chính để đưa ra những đánh giá về quản trị tài chính nói riêng, quản trị doanh nghiệp nói chung từ đó có những kiến nghị, yêu cầu Ban Điều hành doanh nghiệp, HĐQT, HĐTV thực thi để đảm bảo an tồn tài chính.

- Về cơ quan quản lý nhà nước: với trách nhiệm của mình, cơ quan quản lý nhà nước phải tổ chức việc kiểm tra, giám sát doanh nghiệp- đại diện CSH trong việc chấp hành các quy định, cơ chế, chính sách tài chính doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước phải thúc đẩy việc công khai minh bạch số liệu tài chính của doanh nghiệp theo các hình thức khác nhau, nhưng phải có lộ trình để các tập đồn kinh tế nhà nước, các doanh nghiệp lớn thực hiện cáo bạch thông tin như các công ty đại chúng.

Trên cơ sở báo cáo của CSH để có những đánh giá, tổng hợp và cảnh bảo về tình hình tài chính của từng ngành, từng doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước cịn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư khi phát hiện nguy cơ rủi ro tài chính của doanh nghiệp lớn; đồng thời tiếp nhận để cơ cấu tài chính đối với các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Ngoài các đối tượng áp dụng như tại Quy chế hiện nay cần nghiên cứu bổ sung thêm đối tượng là: Các tổ chức, cá nhân được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, phân cấp hoặc giao thực hiện quyền và nghĩa vụ của CSH về vốn nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác; cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ giám sát tài chính doanh nghiệp.

Thứ ba, về hệ thống các chỉ tiêu giám sát tài chính phải đảm bảo đầy đủ

nội dung cần thiết, có tính đến tính chất ngành nghề đảm bảo yêu cầu của từng chế độ báo cáo.

Thứ tư, về nội dung giám sát tài chính cần bổ sung quy định các nội dung

cần giám sát đối với doanh nghiệp do nhà nước là CSH, doanh nghiệp do nhà nước giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp do nhà nước không giữ cổ phần chi

phối. Và bổ sung quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và Bộ Tài chính trong việc thực hiện giám sát.

- Hệ thống tiêu chí giám sát, đánh giá liên tục, định kỳ hàng năm và dài hạn. Việc đánh giá và công bố kết quả đánh giá về quản trị công ty dựa trên hệ thống tiêu chi đánh giá quản trị công ty theo thẻ điểm (scorecard) cần được xây dựng và triển khai sớm.

- Xác lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động DNNN; xác lập và khống chế các tỉ lệ tài chính nhằm đảm bảo an tồn tài chính cho tập đồn theo từng nhóm ngành, nghề, trong đó tỉ lệ nợ vay trên vốn CSH được giới hạn cụ thể. - Cần quy định chế tài đối với cá nhân lãnh đạo DNNN vi phạm các quy định về quản trị công ty, đồng thời phải gắn với quyền và trách nhiệm của từng chủ thể giám sát: doanh nghiệp, CSH và cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể; đi đối với hệ thống chế tài, các hình thức khen thưởng về tinh thần và lợi ích kinh tế cũng phải thiết lập phù hợp.

- Tăng cường vai trò của các trung tâm giao dịch chứng khoán trong việc giám sát và thúc đẩy quản trị cơng ty của DNNN; hồn thiện chế độ kế toán áp dụng đối với Tập đồn, tổng cơng ty nhà nước; thiết lập hệ thống thông tin giám sát và quản lý doanh nghiệp gồm thông tin về hoạt động kinh doanh, thông tin về đầu tư, về các rủi ro và biến động bất thường…

- Ban hành quy chế kiểm tốn nội bộ trong các Tập đồn, tổng cơng ty nhà nước: Kiểm tốn nội bộ được thiết lập ở hai cấp: cấp 1 được tổ chức dưới dạng ủy ban kiểm tốn nội bộ thuộc HĐQT, có chức năng giúp HĐQT kiểm tốn tồn diện theo chức năng của HĐQT; cấp 2 được tổ chức dưới dạng phịng kiểm tốn nội bộ thuộc Ban giám đốc cơng ty, có chức năng giúp ban giám đốc kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ các hoạt động thuộc thẩm quyền quản trị của tổng giám đốc điều hành.

Ba là, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp.

- Bổ sung hoàn thiện các chỉ tiêu giám sát quan trọng phục vụ cho công tác phịng ngừa rủi ro, ngăn chặn thất thốt vốn, tài sản, đảm bảo an toàn vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

- Phân định rõ các quyền và trách nhiệm của CSH/đại diện CSH và cơ quan quản lý nhà nước ban lãnh đạo doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức có liên quan.

- Hệ thống chế tài cần được thiết kế cụ thể, đủ mạnh và rõ ràng đối với các trường hợp vi phạm, việc thực thi phải đồng bộ, nghiêm túc, cương quyết đảm bảo đúng pháp luật đồng thời phải gắn với quyền và trách nhiệm của từng chủ thể giám sát: doanh nghiệp, CSH và cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể. Đi đơi với hệ thống chế tài, các hình thức khen thưởng về mặt tinh thần và lợi ích kinh tế cũng cần phải được thiết lập đầy đủ, hợp lý.

- Về phương thức giám sát các DNNN cần tập trung vào hai phương thức chủ yếu là giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp. Với mỗi phương thức giám sát cần thực hiện nghiêm túc, triển khai đồng bộ, hiệu quả, phân tích rõ hiệu quả, tồn tại của từng phương thức để có hướng thực hiện hiệu quả.

- Việc giám sát DNNN cần đảm bảo rõ ràng, minh bạch cả về cách thức thực hiện, chức năng, vai trị của các bên liên quan, cơng bố thông tin chi tiết hoạt động giám sát. Các thông tin cần được công bố cụ thể đảm bảo tính xác thực, tra cứu, theo dõi. Do đó, cần quy định rõ về thời hạn công bố thông tin, phương tiện công bố thông tin.

- Cần bổ sung quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và Bộ Tài chính trong việc thực hiện giám sát, quản lý DNNN đảm bảo các hoạt động thống nhất, đồng bộ, tránh sự trùng lặp, chồng chéo trong các hoạt động đồng thời cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác cho các bên trong q trình giám sát DNNN nói riêng và hoạt động quản lý vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp nói chung.

- Ngồi các đối tượng áp dụng như tại Quy chế hiện nay cần nghiên cứu bổ sung thêm đối tượng là: Các tổ chức, cá nhân được Chính phủ, Thủ tướng

Chính phủ ủy quyền, phân cấp hoặc giao thực hiện quyền và nghĩa vụ của CSH về vốn nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác; Cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ giám sát tài chính doanh nghiệp.

- Nội dung giám sát tài chính cần bổ sung quy định các nội dung cần giám sát đối với doanh nghiệp do nhà nước là CSH, doanh nghiệp do nhà nước giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp do nhà nước không giữ cổ phần chi phối.

- Thời gian báo cáo của doanh nghiệp cần quy định cụ thể là 6 tháng, cả năm. Đối với doanh nghiệp có dấu hiệu mất an tồn về tài chính, hàng q cịn phải lập báo cáo theo các chỉ tiêu giám sát nhanh để giúp cho CSH và cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp kịp thời nắm bắt, kiểm sốt tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ MINH PHƯƠNG (Trang 144 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w