đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp
Một là, phải phân định rõ và thể chế hóa đầy đủ sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh vốn nhà nước, chức năng quản lý nhà nước với nhiệm vụ thực hiện quyền của CSH đối với các DNNN.
Xác định rõ vị trí, vai trị, lĩnh vực hoạt động của DNNN trong nền kinh tế, để từ đó xây dựng quan điểm, mục tiêu cải cách DNNN ổn định trong thời gian dài, tạo sự nhất quán trong thực thiện. Thể chế hóa đầy đủ bằng các văn bản quy phạm pháp luật việc tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh, tách bạch chức năng quản lý nhà nước với nhiệm vụ thực hiện quyền của CSH đối với các DNNN, hình thành cơ quan tập trung thống nhất thực hiện chức năng đại diện CSH nhà nước tại doanh nghiệp. Đẩy mạnh CPH DNNN, thay đổi cơ cấu sở hữu và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp. Chuyển một phần lợi nhuận thành nguồn thu của ngân sách nhà nước để cho đầu tư phát triển kinh tế, DNNN và thực hiện chiến lược phát triển của quốc gia.
Hai là, phải đổi mới và áp dụng khung quản trị hiện đại cho DNNN.
Cần có sự phân định rõ giữa chức năng sở hữu và các chức năng khác của nhà nước có thể ảnh hưởng tới điều kiện hoạt động của DNNN, đặc biệt là chức
năng điều tiết thị trường. Doanh nghiệp nhà nước không được miễn áp dụng các luật lệ chung và phải đáp ứng các điều kiện cạnh tranh về sử dụng tài chính. Nhà nước phải xây dựng và ban hành chính sách về sở hữu nhà nước, xác định rõ các mục tiêu chung của sở hữu nhà nước, vai trò của nhà nước trong quản trị DNNN và cách thức nhà nước sẽ thực thi chính sách sở hữu của mình. Nhà nước cần cho phép HĐQT của DNNN thực hiện trách nhiệm của mình và tơn trọng quyền tự chủ của họ. Việc thực thi các quyền sở hữu cần được xác định rõ ràng trong quản trị DNNN. Điều này có thể được thực hiện thơng qua việc thành lập một cơ quan điều phối, hoặc phù hợp hơn là bằng việc tập trung hóa chức năng sở hữu nhà nước. Cơ quan điều phối hoặc sở hữu DNNN phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan dân cử như Quốc hội và phải xác định rõ ràng mối quan hệ với các cơ quan nhà nước liên quan, bao gồm cơ quan kiểm toán tối cao của nhà nước. Nhà nước với tư cách CSH tích cực phải thực hiện quyền sở hữu theo cơ cấu pháp lý của mỗi doanh nghiệp.
Hội đồng quản trị của DNNN phải có quyền lực, khả năng và tính khách quan cần thiết để thực hiện chức năng chỉ đạo chiến lược và giám sát quản lý. Hội đồng quản trị cần hoạt động một cách liêm chính và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Trong đó, HĐQT của DNNN phải được giao nhiệm vụ rõ ràng và chịu trách nhiệm cao nhất đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm giải trình trước CSH, hoạt động vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp và đối xử bình đẳng với cổ đơng. Hội đồng quản trị của DNNN cần thực hiện chức năng giám sát quản lý và chỉ đạo chiến lược theo các mục tiêu mà chính phủ và cơ quan sở hữu đặt ra. Hội đồng quản trị phải có quyền chỉ định và bãi nhiệm giám đốc điều hành. Hội đồng quản trị của DNNN phải được thành lập theo một phương thức cho phép đánh giá khách quan và độc lập hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ba là, lựa chọn mơ hình phù hợp về tổ chức cơ quan đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp.
Cần xây dựng mơ hình đại diện CSH thống nhất, phân tách rõ ràng chức năng đại diện CSH nhà nước và chức năng quản lý nhà nước nhằm tách bạch chức
năng CSH nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước. Việc đổi mới mơ hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện CSH nhà nước đối với doanh nghiệp đụng chạm đến quyền và lợi ích của các cơ quan đang thực hiện chức năng đại diện CSH nhà nước tại DNNN nên cần thận trọng chuyển từng bước từ mơ hình bộ chủ quản sang mơ hình vừa bộ chủ quan và các bộ khác tham gia và tiến tới mơ hình tập trung. Ngun tắc tập trung hóa chức năng CSH nhà nước cần được thống nhất trong việc thiết kế mơ hình tổ chức cơ quan đại diện CSH thống nhất để có một đầu mối chịu trách nhiệm rõ ràng, có trách nhiệm giải trình độc lập, đủ nguồn lực và năng lực thực hiện nhiệm vụ. Từ những kinh nghiệm của các nước phát triển đến những nước đang phát triển có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc lựa chọn mơ hình cơ quan CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, đó là:
- Việc lựa chọn mơ hình cơ quan quản lý nhà nước tập trung là một đòi hỏi từ thực tiễn: (i) Hạn chế được tình trạng can thiệp vào mơi trường kinh doanh do sử dụng quyền lực cơ quan hành chính cơng quyền ban hành chính sách hoặc ứng xử thiên lệch với DNNN; (ii) Tạo điều kiện để thúc đẩy thực hiện chun mơn hố, chuyên nghiệp hoá tổ chức, bộ máy và nhân sự trong các cơ quan quản lý nhà nước; thực hiện có hiệu lực, hiệu quả, chuyên trách, chuyên nghiệp chức năng đại diện CSH nhà nước; bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh; (iii) Tạo sự đột phá trong cải cách, đổi mới sắp xếp, phát triển, tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả DNNN.
- Việc đổi mới mơ hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện CSH nhà nước đối với doanh nghiệp đụng chạm đến quyền và lợi ích của các cơ quan đang thực hiện chức năng đại diện CSH nhà nước tại DNNN nên hầu hết các nước cũng thực hiện giải pháp thận trọng từng bước từ mơ hình bộ chủ quản sang mơ hình vừa bộ chủ quan và các bộ khác tham gia và tiến tới mơ hình tập trung. Ngun tắc tập trung hóa chức năng CSH nhà nước cần được thống nhất trong việc thiết kế mơ hình tổ chức cơ quan đại diện CSH thống nhất để có một đầu mối chịu trách nhiệm rõ ràng, có trách nhiệm giải trình độc lập, đủ nguồn lực và năng lực thực hiện nhiệm vụ.
- Cơ quan đại diện CSH nhà nước tại doanh nghiệp không bao gồm các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính. Để khắc phục hạn chế của cơ quan quản lý hành chính của CSH, cơ quan đại diện CSH tập trung cần thiết có các quỹ đầu tư kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận (phát triển DN) và quỹ đầu tư quốc gia (thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của Quốc gia).
- Cần có quy định bằng Luật đối với cơ quan đại diện CSH trong thực hiện vai trò, chức năng đại diện CSH đối với DNNN. Thực hiện một cách đồng bộ đổi mới mơ hình với giải pháp đổi mới cơ chế quản lý và giám sát DNNN theo chuẩn mực kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế.
Bốn là, chú trọng công tác cán bộ, nhất là cơ chế lựa chọn, bổ nhiệm người
đại diện CSH và lãnh đạo các DNNN có quy mơ lớn. Đây là cơng tác đặc biệt quan trọng song cũng vơ cùng phức tạp, do đó trong điều kiện của Việt Nam, Đảng phải thực hiện sự lãnh đạo tồn diện về cơng tác cán bộ từ phát hiện nguồn, đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm và quản lý cán bộ trong các DNNN.
Năm là, tăng cường kiểm tra, giám sát đại diện CSH vốn nhà nước trong
các DNNN. Ở doanh nghiệp thực hiện giám sát thông qua hệ thống giám sát nội bộ tại doanh nghiệp, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ở cấp quản lý việc thực hiện kiểm tra, giám sát được thơng qua cơ quan do Quốc hội/ Chính phủ thành lập hoặc theo phân cấp.
Chương 3