NHÀ NƯỚC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
3.3.1. Ưu điểm
Cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã từng bước được hình thành và hồn thiện, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong tiến trình đổi mới. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động ngày càng bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; tạo sự chủ động cho doanh nghiệp, đồng thời, đảm bảo tính minh bạch trong quản lý, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác giám sát, đánh giá doanh nghiệp.
Trong cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đã phân định rõ hơn quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của CSH, người đại diện phần vốn, kiểm soát viên; tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá của CSH, cơ quan quản lý nhà nước đối với DNNN; nâng cao tính cơng khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp; có chế tài đồng bộ buộc các DNNN phải thực hiện nghiêm các quy định quản lý, sử dụng vốn, tài sản để đầu tư sản xuất kinh doanh; xác định rõ lộ trình và đề ra các giải pháp thực hiện tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước.
Những đổi mới cơ chế quản lý, phân công, phân cấp trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của CSH nhà nước đã góp phần đổi mới cơ chế quản trị, minh bạch hóa thơng tin về DNNN theo đúng các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế, từ đó:
Một là, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và của cơ quan CSH đối với DNNN
Để cụ thể hóa quy định pháp luật liên quan đến vấn đề sở hữu vốn, tài sản nhà nước, Điều 62, Luật DNNN năm 2003 quy định: “Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của CSH đối với công ty nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật”, Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định những nguyên tắc quan trọng có liên quan đến việc tổ chức thực hiện chức năng CSH đối với vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Triển khai quy định này của Luật DNNN năm 2005, Chính phủ đã ban hành các Nghị định: số 132/2005/ND-CP ngày 20-10-2005; số 86/2006/NĐ-CP ngày 21/8/2006; số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007; và số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012.
Nghị định số 99/2012/NĐ-CP và Luật quản lý và sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đã phân định rõ hơn nội dung quản lý nhà nước và nội dung quản lý của CSH nhà nước đối với DNNN; quy định cụ thể hơn về việc phân công, phân cấp và về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cơ quan thực hiện chức năng đại diện CSH đối với DNNN. Chức năng giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của CSH nhà nước đối với DNNN được chú trọng hơn. Quyền, nghĩa vụ của CSH tách bạch với với quyền, nghĩa vụ của bộ máy quản lý doanh nghiệp, vừa tạo thuận lợi cho thực hiện quyền CSH, vừa đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơ chế phân công, phân cấp tổ chức thực hiện chức năng CSH nhà nước dần được hoàn thiện, xác định rõ và phù hợp hơn quyền và trách nhiệm của từng chủ thể quản lý DNNN. Chính phủ ban hành cơ chế và các quy định về hoạt động của DNNN trong phạm vi quyền CSH nhà nước. Thủ tướng Chính phủ quyết định các vấn đề lớn, quan trọng và mang tính chiến lược đối với tập đồn kinh tế nhà nước nước như quyết định thành lập, vốn điều lệ, phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm. Riêng về cơng tác cán bộ, Thủ tướng Chính phủ chỉ bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV theo đúng phân cấp của Bộ Chính trị (trước đây, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm cả Chủ tịch HĐTV và Tổng Giám đốc của các tập đồn kinh tế và tổng cơng ty 91).
Phần lớn các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của CSH nhà nước do Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh chủ trì thực hiện; các bộ, ngành khác có trách nhiệm tham
gia phối hợp. Cơ chế này giảm mức độ tham gia đồng thời của nhiều đầu mối CSH trước đây. Nghị định đã quy định rõ quyền, trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, UBND tỉnh là thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra việc tập đoàn kinh tế chấp hành pháp luật, quản lý sử dụng bảo toàn và phát triển vốn; việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; việc thực hiện chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng của tập đoàn kinh tế nhà nước; đánh giá thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh được giao và kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước; đánh giá đối với người quản lý trong việc quản lý điều hành tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Đây là điểm mới, quan trọng, khắc phục tình trạng khơng rõ trách nhiệm giám sát doanh nghiệp trước đây.
Hai là, thúc đẩy sắp xếp, CPH, cơ cấu lại DNNN
Năm 2001 cả nước có khoảng 5.655 DNNN, đến năm 2011 có 1.369 DNNN, thì đến hết tháng 10-2016 còn 718 DNNN. Về cơ bản, DNNN đã tập trung nhiều vào những ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh. Nếu thời điểm năm 2001, DNNN dàn trải trên 60 ngành, lĩnh vực thì đến nay chỉ cịn tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực; đại đa số có quy mơ vừa và lớn. Thơng qua sắp xếp, CPH và cơ cấu lại DNNN đã thoái được 26.222 tỷ đồng (giá trị sổ sách), thu về 36.537 tỷ đồng (bằng 1,40 lần giá trị sổ sách). Thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước đã thối được 9.835 tỷ đồng thuộc lĩnh vực nhạy cảm, thu được 11.086 tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch. Trong đó, lĩnh vực bất động sản: giá trị thoái 3.169 tỷ đồng, giá trị thu về 3.812 tỷ đồng; lĩnh vực bảo hiểm: giá trị thoái 441 tỷ đồng, giá trị thu về 488 tỷ đồng; lĩnh vực chứng khoán: giá trị thoái 358 tỷ đồng, giá trị thu về 320 tỷ đồng; lĩnh vực tài chính: giá trị thối 3.092 tỷ đồng, giá trị thu về 3.346 tỷ đồng; lĩnh vực ngân hàng: giá trị thoái 2.777 tỷ đồng, giá trị thu về 3.120 tỷ đồng [12].
Cơ chế, chính sách về sắp xếp, CPH DNNN liên tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng CPH, thúc đẩy uốn nắn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong CPH, thối vốn, ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước, tạo điều kiện nhà đầu tư mua được cổ phần thơng qua hình thức đấu giá; tăng cường tính cơng khai, minh bạch, theo nguyên tắc thị trường và gắn kết với phát triển thị trường vốn.
Ba là, góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổng cơng ty nhà nước; hình thành một số tập đồn kinh tế mạnh; hồn thiện chính sách về giao, bán, khốn DN
Các tập đồn kinh tế nhà nước đã trở thành lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước và khu vực DNNN; nắm giữ 59% vốn CSH nhà nước
và tạo ra trên 70% lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết vĩ mơ; góp phần bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, năng lượng, cán cân thương mại, bảo đảm đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,... Hiện nay các tập đoàn kinh tế nhà nước là những doanh nghiệp có quy mơ lớn nhất cả nước; hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của phần lớn các tập đoàn kinh tế được nâng lên. Tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã được thực hiện tích cực, tương đối tồn diện. Đã tiến hành rà soát lại ngành, nghề kinh doanh để tập trung nguồn lực vào các ngành, nghề sản xuất kinh doanh chính; thực hiện thối vốn đối với những ngành, nghề kinh doanh không liên quan trực tiếp đến ngành, nghề kinh doanh chính, như: tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản, chứng khốn, xây dựng... Đã xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động; đổi mới quản trị doanh nghiệp; tái cơ cấu tài chính; thối vốn đầu tư ngồi ngành kinh doanh chính; sắp xếp lại doanh nghiệp thành viên, CPH công ty mẹ tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước [12].
Bốn là, góp phần đổi mới cơng tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức tại DNNN
Công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức đang đảm nhận trọng trách đại diện CSH vốn nhà nước trong doanh nghiệp ngày càng rõ ràng và hiệu quả hơn, đặc biệt thông qua các quy định mới về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CSH nhà nước đối với công ty nhà nước, về áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm CSH và người được cử làm đại diện CSH phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn của Nhà nước, trong đó quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, cử người đại diện, kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp và người đại diện; trách nhiệm bồi
thường, hoàn trả đối với người quản lý doanh nghiệp và người đại diện; về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện quản lý vốn nhà nước tại DNNN, về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty TNHH MTV mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Nhờ đó đã góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước.
Đánh giá về thành tựu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, trong đó có cơ chế đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các doanh nghiệp thời gian qua, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nhận định:
- Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng hồn thiện và phù hợp hơn với luật pháp quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn và thực hiện cam kết hội nhập quốc tế. Chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp phát triển đa dạng. Các quyền và nghĩa vụ về tài sản được thể chế hoá tương đối đầy đủ. Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Việc đổi mới, sắp xếp, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh [10].
- Các cấp, các ngành, các DNNN đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã được thu gọn hơn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt. Cơ chế hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã có bước đổi mới theo hướng tự chủ kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, cơng khai, minh bạch hơn. Hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp nhà nước được nâng lên. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Hoạt động của tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã có bước đổi mới theo hướng phù hợp hơn với sự thay đổi về cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước và cơ chế thị trường [11].
3.3.2. Hạn chế
Mặc dù đạt được những kết quả rất đáng khích lệ như đã nêu trên, nhưng cơ chế đại diện CSH vốn nhà nước trong các doanh nghiệp thời gian qua còn tồn tại một số nội dung sau:
Việc thể chế hóa nghị quyết của Đảng về đại diện CSH vốn nhà trong trong các doanh nghiệp cịn có những hạn chế, bất cập. Cho đến nay, chưa có văn bản thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết của Đảng về cơng tác kiểm tra của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên tại cơ quan đại diện CSH vốn nhà nước và DNNN. Chưa đồng bộ giữa công tác Đảng, đặc biệt là công tác tổ chức- cán bộ, cơng tác tư tưởng chính trị... và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội gắn với yêu cầu đổi mới DNNN. Một số văn bản chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra và chưa theo kịp thực tiễn hoạt động và tiến trình CPH của DNNN, làm cho những vướng mắc, khó khăn liên quan chưa được giải quyết kịp thời, như thành lập mới, tổ chức lại, CPH, thoái vốn, giải thể, bàn giao doanh nghiệp, quy chế hoạt động của kiểm soát viên, tổ chức hoạt động, quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với tập đồn, tổng cơng ty nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ một khối lượng tài sản lớn chiếm đến 33% GDP nhưng trong giai đoạn này chưa được quản lý theo luật mà mới được điều chỉnh bằng Nghị định của Chính phủ hay Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, vì vậy hiệu quả sử dụng vốn là thấp nhất trong 3 loại hình DN: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI và DNNN. Chưa thể chế hóa chủ trương, chế độ thi tuyển, hợp đồng đối với giám đốc và tổng giám đốc, nên chủ trương này gần như chưa được triển khai trên thực tế.
Trong q trình thực hiện chính sách CPH, đã bộc lộ những bất cập, hệ thống văn bản, chính sách về quản lý DNNN đang có sự chồng chéo do nhiều cơ quan chủ trì ban hành dẫn đến lúng túng trong triển khai, gây khó dễ cho việc thực hiện, trực tiếp là các DNNN. Mặt khác, việc lợi dụng các kẽ hở của chính sách để trục lợi, gây thất thoát tài sản nhà nước, đặc biệt là trong giai đoạn đẩy mạnh tái cơ cấu trong giai đoạn vừa qua. Cần có đánh giá lại các chính sách liên quan đến định giá tài sản, định giá DNNN, chính sách bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là các doanh nghiệp được giao quản lý nhiều đất đai, tài nguyên của đất nước. Văn bản pháp lý hiện nay mới chỉ tập trung vào việc sắp xếp tổ chức lại và định hướng thu hẹp DNNN, tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến quốc phịng, an ninh, cơng ích. Chưa có văn bản nào làm rõ được những ngành, lĩnh vực cần đến vai trò dẫn dắt, thúc đẩy của DNNN cũng như cách thức thực hiện của doanh nghiệp; hình thức hỗ trợ của nhà nước để doanh nghiệp có thể thực hiện thành cơng nhiệm vụ này.
Nhiều quy định về DNNN chưa rõ ràng, chồng chéo hoặc thiếu thực tế nên khó thực hiện, nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, như: quyền, nghĩa vụ của CSH nhà nước được quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên chưa có sự thống nhất và đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn nhau, khó theo dõi và gây phức tạp trong áp dụng vào thực hiện. Có sự đan xen giữa quy định mới và quy định cũ nên chưa định hình được tính hiệu lực thi hành của các văn bản này. Mặc dù các nghị định 132/2005/NĐ-CP, 101/2009/NĐ-CP quy định chi tiết hơn, cụ thể hơn, có địa chỉ rõ hơn, nội dung rộng hơn, bổ sung thêm quy định về quyền, nghĩa vụ giám sát của CSH nhà nước, nhưng chưa giải quyết được các vướng mắc và chồng chéo cơ bản của việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của CSH nhà nước. Quy định về giao quyền cho doanh nghiệp, nhưng quy định về giám sát, kiểm tra và chế tài chưa