Xây dựng nhận thức thống nhất và đầy đủ trong xã hội về vai trò vị trí của các loại hình kinh tế và các giải pháp vĩ

Một phần của tài liệu Quá độ từ các hình thái kinh tế- xã hội trước Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội (Trang 41 - 45)

V. Những giải pháp cụ thể trên con đường từng bước đ

2. Xây dựng nhận thức thống nhất và đầy đủ trong xã hội về vai trò vị trí của các loại hình kinh tế và các giải pháp vĩ

về vai trò vị trí của các loại hình kinh tế và các giải pháp vĩ

trong thời kỳ quá độ, kinh tế nhà nước phải nắm giữ vai trò chủ đạo, nó phải tiếp tục được đổi mới và phát triển có hiệu quả nẵm giữ vị trí then chốt trong những lĩnh vực trọng yếu. Các doanh nghiệp nhà nước phải có quy mô vừa và lớn phát huy được ưu thế về kỹ thuật công nghệ. Muốn vậy phải kiên quyết thực hiện việc xắp xếp chuyển đổi cơ cấu và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, chuyển phần lớn có 100% vốn nhà nước sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần gồm các cổ đông là các doanh nghiệp nhà nước. Những doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ, thực hiện các biện pháp sáp nhập, cho thuê, khoán hoặc giao bán, giải thể, phá sản.

Đối với các lĩnh vực, những ngành và dịch vụ then chốt của nền kinh tế và quôc phòng -an ninh mà không thể để các thành phần kinh tế khác tham gia, hoặc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không muốn làm và không được làm thì tổ chức doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn.

Đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, căn cứ vào yêu cầu và tính thiết yếu của từng sản phẩm và dịch vụ công ích mà quyết định hình thức doanh nghiệp nhà nước với sở hữu 100% vốn nhà nước hoặc nhà nước có cổ phần chi phối. Các doanh nghiệp không thuộc diện hoạt động công ích nêu trên thì phải xắp xếp lại. Những lĩnh vực công ích phục vụ đời sống mà các thành phần kinh tế khác làm được, làm có hiệu quả thì khuyến khích họ làm, nếu cần thiết thì nhà nước có thể giữ cổ phần đặc biệt hoặc tham gia cổ phần ở mức thấp.

Đẩy mạnh xắp xếp kiện toàn và phát triển công ty nhà nước theo hướng: ngành nào, lĩnh vực nào cần có công ty nhà nước thì nhà nước tập trung kiện toàn và phát triển, những tổng công ty hoạt động trong các ngành không cần có tổng công ty nhà nước và không hội đủ các điều kiện về quy mô, vốn, công nghệ, quản lý… thì sáp nhập vào các tổng công ty khác hoặc giải thể.

Sau khi đã xắp xếp lại các đơn vị thành viên. chuyển tổng công ty này xang hoạt động theo mô hình công ty me- công ty con. Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, lập công ty cổ phần ở nhiều lĩnh vực cần thiết cần có quy định cụ thể để khắc phục tính chênh lệch về cổ phần ưu đãi cho người lao động giữa các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Có những chính sách để người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá giữ được cổ phần ưu đãi sau khi mua trong một thời gian nhất định. Chỉ đạo chặt chẽ và khuyến khích doanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh việc đầu tư một phần vốn để lập mới công ty cổ phần ở những lĩnh vực cần thiết.

Tiếp tục đổi mới bổ sung cơ chế chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước nhưng tôn trọng quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như về vốn doanh nghiệp được tiếp cận và thu hút các nguồn vốn trên thị trường để phát triển kinh doanh, chủ động xử lý các tài sản dư thừa, ứ đọng để thu hồi vốn, doanh nghiệp được chủ động xây dựng cơ chế phân phối lợi ích một cách hợp lý. Về đầu tư các doanh nghiệp được phép đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án. về đổi mới hiện đại hoá công nghệ doanh nghiệp nhà nước được chủ động xây dựng chương trình đổi mới công nghệ, được áp dụng chính sách khuyến khích đặc biêt đối với những người có công đóng góp vào đổi mới công nghệ

mang lại hiệu quả rõ rệt.nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ như lập quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ, miễn giảm thúê… về lao động tiền lương, bố trí việclàm, doanh nghiệp được quyền chủ động lựa chọn. Về cán bộ quản lý doanh nghiệp, doanh nghiệp được chủ động lựa chọn và bố trí cán bộ quản lý của mình theo cơ chế khuyến khích vật chất, …

Đối với kinh tế tư bản nhà nhà nứơc là khâu trung gian để chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn Xã Hội Chủ Nghĩa nên sự phát triển của thành phần này theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa có tầm quan trọng đặc biệt. Bằng mọi cách phải phấn đấu nâng dần tỷ lệ đóng góp của nhà nước vào các doanh nghiệp liên doanh giữa nhà nước với tư bản nước ngoài và giữa nhà nước với tư bản trong nước. để cho quan hệ sở hữu và từ đó quan hệ phân phối Xã Hội Chủ Nghĩa ngày càng chiếm ưu thế.

Đối với thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ và tư bản tư nhân nhà nước phải bổ sung và hoàn thiện các chính sách kinh tế và pháp luật tạo môi trường kinh tế môi trường pháp lý thuận lợi để vừa phát huy mặt tích cực vừa đẩy lùi mặt tiêu cực. Riêng đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ, nhà nước cần giúp đỡ giải pháp quản lý, khó khăn về vốn, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm hướng dần kinh tế cá thể tiểu chủ vì lợi ích thiết thân của mình vì nhu cầu phát triển của đất nước từng bước tự nguyện đi vào làm ăn trong các tổ chức kinh tế hợp tác xã.

Đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhà nước cần xây dựng những chính sách đầu tư hợp lý, khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng hệ thống luật đầu tư mới, xây dựng các khu

công nghiệp, khu chế xuất để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quá độ từ các hình thái kinh tế- xã hội trước Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w