Tính tất yếu của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ.

Một phần của tài liệu Quá độ từ các hình thái kinh tế- xã hội trước Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội (Trang 27 - 30)

III. Hai đặ trưng cơ bản nhất của trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội bỏ qua Chủ Nghĩa Tư Bản ở Việt Nam.

2. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát huy mọi khả năng của các thành phần kinh tế theo định hướng Xã Hộ

2.1. Tính tất yếu của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ.

2. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát huy mọi khả năng của các thành phần kinh tế theo định hướng Xã Hội mọi khả năng của các thành phần kinh tế theo định hướng Xã Hội

Chủ Nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Trong một hình thái kinh tế- xã hội có nhiều phương thức sản xuất biểu hiện thành các thành phần kinh tế. Trong thời kỳ quá độ chưa thành phần kinh tế nào giữ vai trò thống trị, chi phối các thành phần kinh tế khác mà chúng chỉ là những mảnh những bộ phận hợp thành kết cấu kinh tế- xã hội trong một hệ thống thống nhất biện chứng. Mỗi thành phần kinh tế có một hình thức biểu hiện tổ chức sản xuất kinh doanh của nó hợp thành kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

2.1. Tính tất yếu của nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ. quá độ.

Thứ nhất do lực lượng sản xuất xã hội phát triển không đồng đều giữa các vùng, các ngành và ngay trong nội bộ các vùng… tương ứng với

mỗi trình độ của lực lượng sản xuất có một loại hình quan hệ sản xuất, do đó có một thành phần kinh tế tồn tại. Có bao nhiêu trình độ phát triển lực lượng sản xuất thì có bấy nhiêu loại hình quan hệ sản xuất, do đó có bấy nhiêu thành phần kinh tế. Sự xuất hiện, phát triển và tiêu vong của các thành phần kinh tế phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Người ta không thể xoá bỏ hoặc ưu tiên thành phần kinh tế này hay khác một cách chủ quan. Việc biến đổi của quan hệ sản xuất được quyết định bởi tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Không thể bỏ qua loại hình quan hệ sản xuất nào tức là không thể bỏ qua thành phần kinh tế nào, khi nó còn phù hợp và lực lượng sản xuất tương đồng với nó còn tồn tại và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai là do tính chất quá độ của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ. Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội không có phương thức sản xuất nào tồn tại cả mà chỉ có nền kinh tế với cơ cấu nhiều thành phần bởi vì khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền và bước vào con đường xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội thì một đòi hỏi khách quan là từng bước xây dựng cơ sỏ kinh tế xã hội của chế độ mới, hình thành những thành phần kinh tế mới đóng vai trò nền tảng cho nền kinh tế mới là kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác. Hơn nữa Việt Nam quá độ lên từ một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội, không qua chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa nước ta tất yếu còn có kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ của nông dân, thợ thủ công, người làm thương nghiệp… những thành phần kinh tế này đang chuyển dich, thay đổi không ngừng chuyển hoá lẫn nhau để duy trì xã hội hoá thực tế.

Thứ ba là sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu kinh tế. Bởi lẽ phát triển nền kinh tế nhiều thành phần cho phép được giải phóng

được mọi sức sản xuất và mọi tiềm năng của đất nước, tập hợp mọi nguồn lực trong xã hội về lao động, tài chính, trí tuệ cho công cuộc phát triển. Mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trò và tác dụng to lớn của nó trong việc phát triển nền kinh tế mà thành phần kinh tế khác không thể thay thế được. Sự phát triển hài hoà giữa các thành phần kinh tế sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho nền kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập cho người lao động, đông viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, động viên mọi tầng lớp nhân dân xây dựng kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Thứ tư là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là cơ sở vững chắc để đảm bảo sự dân chủ về kinh tế tức là bảo đảm sự tự do của mọi công dân trong mọi hoạt động kinh tế, đồng thời mỗi công dân, mỗi thành phần kinh tế đều phải có nghĩa vụ kinh tế đỗi với xã hội theo quy định của pháp luật.

Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là điều kiện để đại đa số công dân tham gia hoạt động kinh tế, làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao đời sống tạo tiền để cho dân chủ hoá đời sống kinh tế- xã hội và thực hiện được mục tiêu’ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’

Thứ năm là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là điều kiện quan trọng để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, bởi lẽ xu hướng quốc tế hóa và khu vực hoá ngày càng tăng, đang lôi cuấn mọi quốc gia vào quỹ đạo phát triển chung của kinh tế, khoa học- cộng nghệ thế giới. Do vậy, cũng đòi hỏi mỗi quốc gia phải cấu trúc lại nền kinh tế của nước mình để hội nhập đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ sáu là dân số Việt Nam vừa đông lại là nước có dân số trẻ do đó nếu chỉ có hai thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể thì

không thể đáp ứng được nhu cầu về việc làm của lao động. Vì vậy việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cho phép giải quyết vấn đề việc làm hiện nay.

Trên đây là sáu đặc điểm chính để Việt Nam thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

Một phần của tài liệu Quá độ từ các hình thái kinh tế- xã hội trước Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w