Những tồn tại khóa khăn cần khắc phục và những vấn đề nảy sinh cần phải giải quyết.

Một phần của tài liệu Quá độ từ các hình thái kinh tế- xã hội trước Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội (Trang 38 - 40)

III. Hai đặ trưng cơ bản nhất của trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội bỏ qua Chủ Nghĩa Tư Bản ở Việt Nam.

2. Những tồn tại khóa khăn cần khắc phục và những vấn đề nảy sinh cần phải giải quyết.

nảy sinh cần phải giải quyết.

Cơ cấu kinh tế còn trong quá trình chuyển dịch. Sự thiếu cân đối và thiếu đồng bộ trong nền kinh tế đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng. Lạm phát và mất ổn định vẫn còn tiềm tàng và có khẳ năng tái phát. Trong nông nghiệp, tỷ trọng dân cư nông thôn và lực lượng lao động còn rất lớn. Nông thôn dư thừa 1/2 số lao động bình quân đất đai thấp, chỉ trên 0,1ha/người, kỹ thuật canh tác lạc hậu. Nền kinh tế nông thôn vẫn mang đặc trưng chủ yếu là thuần nông và sản xuất nhỏ. Mô hình hợp tác xã kiểu cũ tỏ ra yếu kém, không có hiệu qủa, còn kinh tế hợp tác kiểu mới thích ứng với thị trường lại chưa được thiết lập. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vẫn còn yếu kém. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật công nghệ vẫn còn lạc hậu. Tỷ lệ lao động có tay nghề cao còn rất thấp.hậuquả là năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao, rất khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu các doanh nghiệp vẫn chưa thích ứng với cơ chế thị trường, một bộ phận lớn làm ăn thua lỗ phá sản. việc vươn lên nắm giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước vẫn còn là vấn đề phấn đấu lâu dài.

Ngành dịch vụ và du lịch tuy có nhiều tiềm năng, song chưa được tổ chức tốt để có hiệu quả tương xứng. Tồn tại và tiêu cực phát sinh hiện nay vẫn còn nhiều, thường đi liền với các tệ nạn xã hội.

Cơ chế quản lý kinh tế tuy đã chuyển đổi, nhưng điều kiện bảo đảm vững chắc cho nó còn thiếu, lại không đồng bộ. Thiếu những luật lệ, chính sách để đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh phát triển vững chắc ổn đình, an toàn.

Trong xã hội xuất hiện và lây lan theo xu hướng ngày càng trầm trọng hơn lối sản xuất- kinh doanh chụp dựt, lừa đảo, phi pháp. nạn buôn lậu, làm hàng giả, hối lộ, tham nhũng vẫn còn tồn tại. Sự yếu kém trong

quản lý kinh tế làm cho hoạt động sản xuất-kinh doanh bị rối loạn, gây cho đời sống xã hội những mặt tiêu cực nặng nề.

Để có vốn đầu tư chúng ta đã vay nợ từ các tổ chức ngân hàng thế giơi(WB), quỹ tiền tệ quốc tế(IMF). Nhưng thực tế việc sử dụng các nguồn vốn vay này chưa hiệu quả, gây thất thoát tài sản, thua lỗ phá sản, không có khả năng thanh toán. mặt khác do yếu kém khoa học - công nghệ, lại ít có kinh nghiệm mà không phát hiện kịp thời kỹ thuật công nghệ lạc hậu mà chúng ta chịu thiệt hại khi nhập những kỹ thuật công nghệ mà các nước phát triển đã loại, nguy cơ này có thể biến nước ta trở thành bãi thải của các kỹ thuật - công nghệ lạc hậu.

Vào thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Chúng ta vẫn ở trong vùng có nguy cơ tiếp tục lạc hậu và tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đáng chú ý là mấy dấu hiệu sau: Xu hướng phân hoá giàu nghèo đang tăng lên. khu vực nông thôn vẫn thường diễn ra đói nghèo, nhiều nơi trầm trọng, nhất là những vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Thất nghiệp gia tăng mỗi năm có hơn 1,5 triệu thanh niên đến tuổi lao động cần phải giải quyết việc làm. dân số gia tăng hàng năm, luồng di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng đông,, chợ lao động ở đô thị đã khá phổ biến và tiếp tục tăng lên. thất nghiệp gia tăng làm nảy sinh những tệ nạn xã hội. Mức tăng trưởng thực chất là do chuyển đổi cơ chế chính sách có tác dụng tháo gỡ cho các tiềm năng bị kìm hãm. Đó mới là trạng thái tăng bù chứ chưa phải là tăng trưởng do chuyển đổi cơ cấu kinh tế đem lại. Do đó nếu không có đột phá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì tăng trưởng sẽ chững lại trong thời gian tới.

Trình độ dân trí thấp, giáo dục y tế, khoa học, văn hoá tiếp tục bị thương mại hoá. Nếu không có những cải cách mạnh mẽ và đúng đắn trên

những lĩnh vực này thì có thể dẫn tới sự lạc hậu tụt hậu xa hơn. những tệ nạn xã hội ở Việt Nam đang có xu hướng tăng lên và mức độ gay gắt hơn. nó đe doạ trực tiếp tới sự an toàn xã hội, an ninh của công dân, sự phát triển ổn định, lành mạnh của xã hội. Đó là nạn mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp, đó còn là sự gia tăng các bệnh tật hiểm nghèo, sự hoành hành của bạo lực.

Đứng trước thực tế trên chúng ta cần phải làm gì để khắc phục

Một phần của tài liệu Quá độ từ các hình thái kinh tế- xã hội trước Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w