Các loại hình kinh tế.

Một phần của tài liệu Quá độ từ các hình thái kinh tế- xã hội trước Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội (Trang 30 - 35)

III. Hai đặ trưng cơ bản nhất của trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội bỏ qua Chủ Nghĩa Tư Bản ở Việt Nam.

2. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát huy mọi khả năng của các thành phần kinh tế theo định hướng Xã Hộ

2.2. Các loại hình kinh tế.

Theo nghị quyết đại hội IX của Đảng ở Việt Nam hiện nay có sáu thành phần kinh tế.

Một là : kinh tế nhà nước. Đây là thành phần kinh tế dựa trên hình

thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất trong đó nhà nước là đại diện sở hữu, là chủ sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu còn các tổ chức kinh tế các cá nhân khác là người sử dụng tài sản đó.

Kinh tế nhà nước bao gồm chủ yếu là những doanh nghiệp nhà nước do nhà nước trực tiếp quản lý, những doanh nghiệp cổ phần mà nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế về vốn ngoài ra còn có các tài sản thuộc sở hữu nhà nước( đất đai tài nguyên, tài chính, dự trữ quốc gia…) vì nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam là nền kinh tế phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Do vậy, thành phần kinh tế nhà nước là yếu tố định hướng kinh tế chủ yếu, giữ vai trò chủ đạo. tức là thành phần kinh tế nhà nước nó làm đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, làm trụ cột tạo điều kiện và buộc các thành phần kinh tế khác cùng phát triển tạo cơ sở vật chất để nhà nước quản lý điều hành hoạt động của toàn bộ nền kinh tế phát triển nên một chế độ xã hội mới- xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa. Không phải thành phần kinh tế nào khác, kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo vì nó được trực tiếp quản lý , giúp đỡ và tạo điều kiện về mọi mặt( con người, cơ sở vật chất, vốn..). do đó kinh tế nhà nước có điều kiện đổi mới công nghệ, áp dụng những phương thức sản xuất tiên

tiến do có điều kiện phát triển và đạt hiệu quả cao. Mặt khác kinh tế nhà nước luôn luôn phải nắm giữ những ngành, những lĩnh vực kinh tế trọng yếu của nền kinh tế mà các thành phần kinh tế khác không đủ khả năng hoặc không muốn đảm nhận( giao thông , thuỷ lợi…).

Với vai trò to lớn như vậy, kinh tế nhà nước phải không ngừng được tăng cường củng cố và phát triển dần dần để trở thành thống trị trong nền kinh tế quốc dân, muốn vậy kinh tế nhà nước phải thực sự đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt.

Hai là thành phần kinh tế tập thể: Đây là thành phần kinh tế dựa

trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất trên cơ sở những người lao động tự nguyện, giúp sức góp vốn để kinh doanh theo những nguyên tắc: tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dân chủ, dần dần từ thấp đến cao và có sự giúp đỡ của nhà nước.

Hình thức quan trọng của thành phần kinh tế này là các hợp tác xã trên các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, tài chính tín dụng. Kinh tế hợp tác xã là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh của tập thể để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề sản xuất kinh doanh và đời sống với nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ

Như vậy vai trò của kinh tế tập thể là phát huy được những tiềm năng thế mạnh của mọi vùng kinh tế, phát triển những ngành nghề truyền thống cung cấp vật phẩm tiêu dùng cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp đồng thời nó phát huy được sức sản xuất tập thể mà từng cá nhân không làm được hoặc làm không hiệu quả.

Kinh tế tập thể ở nước ta được phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa không chỉ để giúp những người sản xuất nhỏ có đủ sức cạnh

tranh, mà về lâu dài trong đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Đảng ta chủ trương kinh tế tập thể phải không ngừng được tăng cường củng cố, phát triển và là một bộ phận quan trọng bổ sung cho kinh tế nhà nước và cùng với kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Ba là kinh tế tư bản nhà nước: Đây là thành phần kinh tế dựa trên

hình thức sở hữu hỗn hợp, là sự kết hợp giữa nhà nước với các nhà tư bản tư nhân trong và ngoài nước trong các quá trình phát triển kinh tế dưới sự kiểm tra giám sát của nhà nước. Kinh tế tư bản nhà nước thể hiện hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước đó chính là những doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Việt Nam. Đảng ta xác định kinh tế tư bản nhà nước có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, trong việc động viên tiềm năng vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý… của các nhà tư bản cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa ở nước ta. Mặt khác thông qua kinh tế tư bản nhà nước mà tạo thế lực, vốn cho kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã tăng cường hội nhập, nâng cao khả năng cạnh tranh, hợp tác phát triển trong cơ chế kinh tế thị trường trong nước cũng như với nước ngoài.

Vì vậy trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, Đảng ta chủ trương phát triển các hình thức kinh tế tư bản nhà nước tạo điềukiện thu hút đầu tư nước ngoài.

Bốn là kinh tế tư bản tư nhân: Đây là thành phần kinh tế dựa trên

hình thức sở hữu tư nhân Tư Bản Chủ Nghĩa về tư liệu sản xuất. Nó được biểu hiện dưới hình thức các doanh nghiệp tư nhân sản xuất tập trung quy mô lớn, các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Nét nổi bật của

thành phần kinh tế này là sơ hữu tư nhân hoặc sở hữu hỗn hợp thuê và bóc lột sức lao động làm thuê, thường đầu tư vào những ngành vốn ít lãi cao. Từ khi có luật doanh nghiệp thành phần kinh tế này phát triển mạnh và có những đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế- xã hội. Thành phần kinh tế này có thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý năng động trong kinh doanh, có nhiều mối quan hệ, mở rộng thị trường, tạo được nhiều việc làm, kích thích cải tiến lao động, đổi mới công nghệ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và góp phần làm tăng trưởng kinh tế nhanh. Tuy nhiên thành phần kinh tế này cũng có những mặt hạn chế cần khắc phục như vì lợi nhuận mà có thể gây ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên, bóc lột, ít chú ý về lâu dài cho người lao động và cạnh tranh không lành mạnh.

Thừa nhận sự tồn tại của thành phần kinh tế này không ngoài mục đích là khai thác tốt mọi năng lực sản xuất của nó để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tạo ra nhiều của cải cho xã hội, đồng thời đấu tranh khắc phục những biểu hiện tiêu cực của nó.

Năm là thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ: Đây là thành phần kinh

tế dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất kết hợp với lao động cá nhân của người lao động. Nó được biểu hiện là những lao động cá thể của từng người, từng hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ. Thành phần kinh tế này cho phép phát huy được tiềm năng thế mạnh của các ngành nghề, của từng vùng góp phần cung cấp sản phẩm cho xã hội, tạo việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đảng chủ trương duy trì thành phần kinh tế này phát triển lâu dài trong thời kỳ quá độ theo hướng tồn tại độc lập, phát triển theo hướng kinh tế trang trại dần dần đi vào hợp tác và trở thành kinh tế tập thể, liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác trong công ty cổ phần.

Sáu là thành phần kinh tế có vồn đầu tư nước ngoài: Đây là thành

phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp. Nó phải là kết quả của sự liên kết giữa nhà nước với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ ở nước ngoài. Việc duy trì thành phần kinh tế này phát triển lâu dài trong thời kỳ quá độ cho phép chúng ta học tập được kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường ở các nước phát triển. Vì vậy cần phải tạo điều kiện thụân lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, hướng vào xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển nhiều ngành kinh tế có hàm lượng công nghệ cao.

Trên đây là sáu thành phần kinh tế đang tồn tại và phát triển trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam chúng có mối quan hệ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau tính thống nhất được thể hiện ở chỗ mỗi thành phần kinh tế trong quá trình hoạt động không biệt lập nhau, mà gắn bó, đan xen, xâm nhập vào nhau. Mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận trong cơ cấu của nền kinh tế thống nhất, chúng đều chịu sự ảnh hưởng, tác động của các quy luật kinh tế trong thời kỳ quá độ, đặc biệt là các quy luật của thị trường.

Tuy nhiên các thành phần kinh tế này còn tồn tại trong mối quan hệ mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế với nhau thể hiện ở những mâu thuẫn giữa công hữu và tư hữu, giữa tư nhân với tập thể, giữa xu hướng Tư Bản Chủ Nghĩa với Xã Hội Chủ Nghĩa, giữa tập thể dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế. Mâu thuẫn là động lực của mọi sự vận động và phát triển. Trong hệ thống thống nhất của nền kinh tế quá độ chứa đựng nhiều khuynh hướng đối lập, một mặt bù trừ, phủ định lẫn nhau, cạnh tranh với nhau, mặt khác chúng thống nhất với nhau, thậm chí nương tựa vào nhau để tồn tại và phát triển thông qua hợp tác và cạnh tranh, liên kết.

Vậy việc sử dụng nhiều thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam có ý nghĩa gì?

Một phần của tài liệu Quá độ từ các hình thái kinh tế- xã hội trước Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Xã Hội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w