Định vị nhà máy

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY Z119. (Trang 62)

Nhà máy Z119 từ khi được thành lập cho đến nay đều đặt trụ sở tại xã Đông Phương Yên - Thị trấn Xuân Mai – huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây cũ). Đây là khu vực có địa hình cao, rộng, gần các trục đường chính (cách quốc lộ 6 - 350m, cách quốc lộ 21 - 900m, nằm trên trục đường lớn dẫn tới đại lộ Thăng Long), thuận tiện cho vận chuyển vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra. Khu đất rộng rãi với diện tích 53ha, có thể dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất theo công suất của nhà máy từng thời kỳ một cách tối đa. Theo chiến lược dài hạn của Cục Kỹ thuật và Quân chủng PK-KQ, Nhà máy Z119 sẽ không mở thêm bất kỳ trạm, xưởng nhánh nào mà chỉ tập kết tại một vị trí duy nhất để đảm bảo tính tập trung, bảo mật và tối đa hóa hiệu suất máy móc, vật tư, thiết bị kỹ thuật. Một ưu điểm nữa ở đây là môi trường sinh thái với không gian thoáng đãng, nhiều

cây xanh bao phủ, thiết kế cảnh quan đẹp mắt giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần làm việc cho các kỹ sư, công nhân trong nhà máy.

2.2.6 Thực trạng bố trí sản xuất trong nhà máy

Tại nhà máy Z119, ngoài khu nhà ở tập trung và tòa nhà văn phòng của Khối cơ quan, việc tổ chức sản xuất dựa trên cơ sở các khu nhà xưởng được xây dựng từ trước tới nay. Hiện tại khu nhà xưởng được bố trí theo hình thức hỗn hợp: kết hợp giữa bố trí theo quá trình và bố trí theo sản phẩm trong cùng một phân xưởng, bao gồm 28 nhà kho với 3 phòng ban kỹ thuật, được sắp xếp một cách tối ưu nhất theo kinh nghiệm của đội ngũ quản lý nhiều năm kết hợp tính toán định lượng thời gian, chi phí đi lại và vận chuyển. Các thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ được sắp xếp theo chức năng sử dụng của từng kho trung gian. Bộ phận chịu sức ồn của máy móc sẽ được bố trí ở cuối dãy và trang bị các biện pháp cách âm, giảm ồn. Cụ thể mặt bằng khu phân xưởng sản xuất được trình bày tại sơ đồ 2.1.

Lựa chọn bố trí sản xuất hỗn hợp của nhà máy Z119 phát huy được những ưu điểm đồng thời hạn chế những nhược điểm của loại hình bố trí theo sản phẩm và bố trí theo quá trình, mang lại nhiều ưu điểm như:

- Hệ thống sản xuất có tính linh hoạt cao

- Công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao - Một số bộ phận có tính chuyên môn hóa cao

- Việc di chuyển của nguyên vật liệu, linh kiện, nhiên liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm dễ dàng, nhanh chóng

- Chi phí trên đơn vị sản phẩm thấp

- Hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị và lao động cao

- Dễ dàng trong việc hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên thì hình thức bố trí sản xuất tại nhà máy cũng có một số hạn chế nhất định như:

- Ở bộ phận phân xưởng chuyên Sản xuất các chi tiết cơ khí và Gia công bề mặt, công việc được bố trí cố định nên khiến công nhân cảm thấy đơn điệu, dễ nhàm chán.

- Do đặc thù sửa chữa các thiết bị rađa có độ khó cao và tần suất không thường xuyên khiến lịch trình sản xuất, sửa chữa và các hoạt động không ổn định, buộc các máy móc thiết bị và cả nguồn lao động đều phải linh hoạt thích ứng.

CKTG 3600 KTG 3700 K. Bán TP

Điều chỉnh, kích hoạt điện, kiểm thửTổng tháo trang TB, chỉnh sửa đ.vị đài &đ.vị anten

KTG 3800 KTG 3800 KTG 3800

SC vừa các bộ phận nguyên bản đ.v đài & đ.v anten

KTG 3800

KTG 3800 KTG 3800 KTG 3800

ccKcTG 3800 KTG 3800 KTG 3800

P. KT vật tư, NVL P. Quản lý TLCNP. Quản lý chất lượng Kho Vật tưtư1 Kho Vật tư 2 Kho Vật tư 3

KTG 3200 KTG 3200 KTG 3200

Sản xuất các chi tiết cơ

c KTG 3300 KTG 3300 KTG 3300 Gia công bề mặt KTG 3400 KTG 3400 Sản xuất cáp+lắp ráp các khối, tủ KTG 3500 So mạch in + lắp ráp SMT Tổng lắp ráp KTG 3800 KTG 3800 KTG 3800

Sơ đồ 2.1. Mặt bằng bố trí sản xuất tại Nhà máy Z119

Giải thích một số ký hiệu viết tắt trong sơ đồ 2.1:

KTG: Kho trung gian

K. Bán TP: Kho bán thành phẩm

TB: Thiết bị

P.KT vật tư, NVL: Phòng kiểm tra vật tư, nguyên vật liệu TLCN: Tư liệu công nghệ

đ.v: Đơn vị

SC: Sửa chữa

2.2.7 Thực trạng kiểm soát hệ thống sản xuất

Trong chức năng kiểm soát hệ thống sản xuất có hai nội dung quan trọng nhất là kiểm tra kiểm soát chất lượng và quản trị hàng tồn kho. Nhà máy Z119 cũng luôn chú trọng quản trị 2 yếu tố này.

2.2.7.1 Quản trị hàng tồn kho

Hàng tồn kho tại Nhà máy Z119 bao gồm tồn kho nguyên vật liệu, linh kiện, tồn kho nhiên liệu, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm và tồn kho công cụ dụng cụ. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất tối ưu, nhà máy đã áp dụng một số biện pháp nhằm giảm số lượng hàng tồn kho như sau:

- Áp dụng mô hình lượng đặt hàng kinh tế tối ưu (EOQ – Basic Economic Oder Quantity Model)

Lý do sử dụng mô hình EOQ mà không phải mô hình khác bởi nó đã được áp dụng với hầu hết các doanh nghiệp mang lại hiệu quả tốt, kỹ thuật kiểm soát dự trữ theo mô hình này cũng rất dễ áp dụng. Đơn vị được giao nhiệm vụ tính toán và lập kế hoạch dự trữ tồn kho trong Nhà máy là Phòng vật tư.

Những giả thiết quan trọng đặt ra với Nhà máy khi sử dụng mô hình EOQ là:

+ Nhu cầu phải được biết trước và không đổi

+ Phải biết trước khoảng thời gian kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được hàng và thời gian đó không đổi.

+ Lượng hàng trong mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và được thực hiện ở một thời điểm đã định trước.

+ Chỉ tính đến 2 loại chi phí là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng. + Sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn hàng thực hiện đúng.

Với những giả thiết trên, sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ được thể hiện theo hình 2.1 sau: Mức tồn kho Q Q/2 Hàng tồn kho bình quân 0 T1 T2 T3 Thời gian Hình 2.1. Đồ thị chu kỳ hàng tồn kho

(Nguồn: Phòng Vật tư – Nhà máy Z119)

Mục tiêu của hầu hết các mô hình dự trữ đều nhằm tối thiểu hóa tổng chi phí dự trữ và đối với mô hình EOQ là tối thiểu hóa chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng, còn chi phí mua hàng được giả định là không đổi. Có thể mô tả mối quan hệ giữa các loại chi phí bằng đồ thị trong hình 2.2.

Chi phí FT FL FT min FD 0 QE Sản lượng

Hình 2.2. Đồ thị tổng chi phí hàng tồn kho theo mô hình EOQ

2(Cd Qn ) Cl 2(Cd  Qn ) Cl 2x(320.000x350) 2000

Tổng chi phí tồn kho FT là một hàm số theo biến số Q hay FT = f(Q). Hàm số này sẽ đạt giá trị nhỏ nhất với Q = QE mà tại đó đạo hàm của FT = 0. Khi đó ta có được công thức tính lượng đặt hàng tối ưu:

Trong đó:

QE =

QE : Là lượng đặt hàng tối ưu

Cd : Là chi phí cho mỗi lần đặt hàng FD : Là tổng chi phí đặt hàng

Cl : Là chi phí tồn trữ cho mỗi đơn vị hàng tồn kho FL : Là tổng chi phí lưu trữ hàng tồn kho trong kỳ

Qn : Là tổng số lượng vật tư, hàng hóa cần cung ứng theo hợp đồng trong kỳ

Trên cơ sở xác định được lượng đặt hàng tối ưu, người quản lý có thể xác định số lần thực hiện hợp đồng tối ưu (Lc) trong kỳ theo QE như sau:

L = Qn c

E

Gọi Nc là khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng kế nhau, có thể xác định:

N =360 = 360 × QE Lc Qn

Ví dụ: Tại nhà máy Z119 sử dụng loại đinh vít bằng thép, kiểu dáng phẳng, kích thước 2*6mm, mỗi năm có nhu cầu trung bình 350kg/năm. Chi phí đặt hàng là 320.000 đồng/1kg. Chi phí lưu kho là 2000 đồng/kg/năm.

Lúc này lượng đặt hàng tối ưu cho một lần đặt được xác định như sau:

QE = = = 334(kg)

Từ đó chúng ta có thể xác định được số lần đặt hàng tối ưu trong năm là:

Q

L =Qn =350 = 1,048 (lần) c 3 3 4 Và số ngà y dự trữ tối ưu (số ngà y cun g cấp cách nha u) là: NC = 360/1,048 = 343,5 (ngày) T ổ n g c h i p h í t ồ n k h o QE

FT được xác định là: F = (C ×QE ) + (C ×Qn ) = 2.000 ×334 + 320.000 ×350 = 669.360 (đồng) T l 2 Q 2 334

Như vậy, Nhà máy sẽ đặt hàng ở mức 334 kg cho mỗi lần đặt hàng trong khoảng thời gian lưu trữ là 343,5 ngày thì tổng chi phí tồn kho sẽ là thấp nhất và bằng 669.360 đồng.

Ưu điểm của mô hình EOQ là cách tính toán đơn giản, và tổng chi phí cho hàng tồn kho là thấp nhất. Tuy nhiên nó cũng tồn tại một số hạn chế sau:

+ Nhu cầu hàng tồn kho phải thường xuyên và đều đặn, nguồn cung cấp hàng phải ổn định.

+ Giá mua hàng phải không đổi qua thời gian.

+ Không áp dụng được cho tất cả các loại hàng tồn kho vì có những loại vật tư mà nhà máy vừa nhập ngoài, vừa tự sản xuất được.

+ Chưa tính đến chiết khấu thương mại (khi được hưởng chiết khấu thương mại thì nhà máy phải tìm cách cực tiểu tổng chi phí về hàng tồn kho, lúc này lượng dự trữ theo mô hình EOQ không còn tối ưu nữa).

+ Nhà máy mới chỉ áp dụng mô hình EOQ cơ bản, khi đó khi ước lượng thời gian giao hàng sẽ ấn định thời gian không đổi và khi hàng về tới nơi vừa đúng lúc hàng tồn

kho tại nhà máy vừa hết tức Q = 0. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào thời gian giao hàng cũng ổn định và chắc chắn.

- Áp dụng kế hoạch sửa chữa dự phòng để xác định lượng phụ tùng dự trữ chính xác. Do nhà máy Z119 là đơn vị không chỉ sản xuất mà còn thực hiện sữa chữa vừa các thiết bị ra-đa, khí tài của các đơn vị trực thuộc Quân chủng tại nhà máy kết hợp sửa chữa cơ động nên nhà máy luôn phải lập sẵn kế hoạch sửa chữa dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp, bao gồm kế hoạch về nhân lực, phương tiện, phụ tùng, vật liệu, ...

d

- Áp dụng hình thức sản xuất dây chuyền nhằm giảm tối đa lượng sản phẩm dở dang.

Như đã được trình bày trong nội dung bố trí sản xuất, ban lãnh đạo Nhà máy Z119 lựa chọn cách sắp xếp các phân xưởng sản xuất tại các kho trung gian một cách liên tục theo dây chuyền sản xuất. Các phân xưởng được chuyên môn hóa tạo hiệu suất cao, giảm thiểu tối đa lượng sản phẩm dở dang, sản phẩm lỗi, hỗ trợ khắc phục lỗi kỹ thuật nhanh nhất trong cùng phân xưởng.

2.2.7.2 Kiểm soát chất lượng

Nhiệm vụ kiểm soát chất lượng sản phẩm tại Nhà máy được giao cho Phòng Quản lý chất lượng.

Phòng Quản lý chất lượng được bố trí cùng khu vực phân xưởng sản xuất (theo sơ đồ 2.1) tiện cho việc kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình sản xuất, sửa chữa, từ nguyên liệu, vật tư tới bán thành phẩm và thành phẩm. Từng công đoạn được kiểm tra kỹ lưỡng bởi trưởng các đơn vị: tổ trưởng, quản đốc xưởng. Bên cạnh đó, ngay trước khi nhập kho một loại vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu đều được lấy mẫu ngẫu nhiên đem tới Phòng Quản lý chất lượng để kiểm duyệt có đạt yêu cầu hay không, nếu không ngay lập tức sẽ gửi trả hoặc chuyển lại công đoạn trước đó để sửa chữa.

2.3 Đánh giá công tác quản trị sản xuất tại Nhà máy Z119

Trên cơ sở phân tích công tác quản trị sản xuất của nhà máy Z119 trong những năm qua, có thể đi đến một số nhận xét như sau:

2.3.1 Những kết quả đạt được

- Về công tác lập kế hoạch sản xuất, nhà máy luôn chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất, sửa chữa từ dài hạn, trung hạn đến ngắn hạn một cách cụ thể, chi tiết, đúng trọng tâm với định hướng quán triệt từ Quân chủng PK- KQ. Doanh thu, lợi nhuận thường xuyên tăng trưởng, sản lượng luôn đạt hoặc vượt kế hoạch sản xuất năm đề ra.

- Về công tác lập kế hoạch các nguồn lực, căn cứ vào số dự kiến giao ngân sách từ Bộ Quốc phòng xuống Quân chủng, Cục Kỹ thuật giao xuống Nhà máy Z119, nhà máy sẽ tiến hành lập kế hoạch về nguồn lực bao gồm vốn

đầu tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, trang thiết bị, quân số. Kết quả sản xuất cho thấy nguồn lực của nhà máy luôn đủ, sẵn sàng phục vụ sản xuất nhưng không bị tồn đọng nhiều làm đẩy cao chi phí tồn kho và chênh lệch giá.

- Về thiết kế và phát triển sản phẩm: Việc lựa chọn thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ tại Nhà máy Z119 xuất phát từ nhu cầu thực tế của các đơn vị sử dụng trong Quân chủng PK-KQ và các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng kết hợp với công nghệ vật tư, thiết bị kỹ thuật của Nhà máy được trang bị bởi Quân chủng thông qua các đề án khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ. Hình thức, mẫu mã, sản phẩm được sản xuất từ chuyển giao công nghệ thường đẹp và đa dạng hơn so với các sản phẩm tự làm trong nước. Một số phần mềm thiết kế công nghệ mới đã được Nhà máy làm chủ và khai thác có hiệu quả, phục vụ cho việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất các module, mảng mạch, phân khối, khối của khí tài rađa.

- Về năng lực sản xuất, Nhà máy Z119 được Quân chủng trang bị đầu tư, đổi mới công nghệ dây chuyền sản xuất thường xuyên, trang thiết bị vật tư chất lượng cao với giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua sắm vật tư rất lớn, đa phần được nhập khẩu từ nước ngoài do đó năng suất sửa chữa cũng như sản xuất của nhà máy ngày càng tăng cao, có những công đoạn tăng gấp 10 lần công suất sau khi được lắp đặt dây chuyền mới. Chi phí thuê khoán chuyên gia nước ngoài và chi phí nhập vật tư giảm đáng kể do nhà máy tự sản xuất và sửa chữa được. Về lao động, lực lượng kỹ sư quân sự và công nhân trong nhà máy cũng tăng liên tục cả về số lượng và chất lượng qua các năm nhằm đáp ứng số lượng công việc ngày càng nhiều.

- Về định vị nhà máy, hay còn gọi là xác định vị trí đặt nhà máy: đã được cân nhắc và quyết định lựa chọn một địa điểm duy nhất tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội nhằm đảm bảo tính tập trung, bảo mật và tối đa hóa hiệu suất máy móc, vật tư, thiết bị kỹ thuật. Đây là vị trí thuận lợi cho việc sản xuất của Nhà máy về nhiều mặt từ địa hình bằng phẳng, rộng rãi dễ dàng mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất; giao thông thuận tiện cho vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, máy móc trang thiết bị đầu vào hay sản phẩm đầu

ra; không khí trong lành, cảnh quan thoáng đãng, giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần làm việc cho người lao động.

- Về công tác bố trí sản xuất trong Nhà máy: cách lựa chọn hình thức bố trí sản xuất hỗn hợp của nhà máy Z119 phát huy được những ưu điểm đồng thời hạn chế những nhược điểm của loại hình bố trí theo sản phẩm và bố trí theo quá trình, cụ thể như: hệ thống sản xuất có tính linh hoạt cao; công nhân có trình

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY Z119. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w