Giải pháp đối với đội ngũ cán bộ quản trị sản xuất

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY Z119. (Trang 77 - 79)

Chính phủ cũng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp Việt Nam thông qua thực hiện cải cách sâu rộng hệ thống giáo dục - đào tạo quốc gia, hỗ trợ đào tạo, trang bị học vấn ở trình độ cử nhân và những tri thức cơ bản về kinh tế - xã hội, văn hóa, pháp luật... cho các chủ doanh nghiệp, giám đốc, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhằm phát triển chất lượng quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị sản xuất nói riêng để đổi mới, tạo động lực cho DN phát triển.

Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp hay cán bộ quản trị sản xuất cũng cần được biết về các các khóa đào tạo cũng như được tuyên truyền về tầm quan trọng của quản trị sản xuất trong các doanh nghiệp. Quản trị sản xuất tốt chính là nguồn lực quan trọng giúp tăng khả năng cạnh tranh, tạo nên thành công của doanh nghiệp; Quản trị sản xuất tốt không những vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà còn góp phần củng cố và nâng cao sức cạnh tranh tổng hợp của cả nền kinh tế để tăng cường năng lực hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.

Khi các chủ doanh nghiệp hay cán bộ quản trị sản xuất nhận thức được tầm quan trọng của quản trị sản xuất, họ sẽ tích cực chủ động tham gia để tăng cường, nâng cao trình độ cho chính bản thân mình, từ đó giúp cho doanh nghiệp mình phát triển. Các chủ doanh nghiệp hay cán bộ quản trị sản xuất cần đáp ứng được yêu cầu về đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật cho lực lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực của Nhà máy để đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng trang bị những tri thức, kỹ năng mới về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, năng lực xử lý và tác nghiệp…

Đối với đội ngũ cán bộ chiến sĩ của Nhà máy cần phải xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới bằng các lớp giáo dục, đào tạo khoa học công nghệ, kỹ thuật; xây dựng và triển khai các phương án đưa nhân lực đi đào tạo tập trung trong và ngoài nước; mở các khóa tập huấn, buổi đào tạo ngắn hạn, mở rộng ngay tại Nhà máy nhằm nâng cao năng lực làm việc của nhân công trong nhà máy; thúc đẩy đội ngũ nhân lực tìm tòi, nghiên cứu cải tiến, phục hồi những máy móc trang thiết bị hiện có, tiến hành tiếp nhận và tập huấn kỹ năng sử dụng chuyển giao công nghệ, làm chủ vũ khí, khí tài, trang thiết bị mới hiện đại; bảo đảm đáp ứng yêu cầu sản xuất và tác chiến trong tình hình mới.

Cần có các chính sách, chế độ đảm bảo đời sống tinh thần cho cán bộ chiến sĩ trong Nhà máy, có biện pháp thưởng, phạt hợp lý nhằm gia tăng hiệu suất lao động; về nhân sự cần vừa tinh gọn vừa tối ưu hóa bộ máy.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY Z119. (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w