- Cán bộ quản lý lãnh đạo đôi lúc còn chưa đánh giá hết vai trò quan trọng của công tác quản trị sản xuất trong việc tối ưu hóa chi phí, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh cho Nhà máy.
- Về mức độ hiện đại của các máy móc thiết bị chuyển giao công nghệ trong Nhà máy so với các sản phẩm hiện có của ngành rađa, các sản phẩm CGCN có mức độ hiện đại hơn và thường ở thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3 so với mức hiện tại của công nghệ trong ngành (thường chỉ ở mức 4 hoặc 5, do hầu hết các trang thiết bị từ các công nghệ chuyển giao của Liên Xô và Trung Quốc những năm 1990; hoặc Đức, Nhật những năm 2000-2008). Ngoài ra,
nếu so với các tiêu chuẩn quốc tế trong từng loại phương tiện, thiết bị nghiệp vụ trong ngành rađa, hầu hết sản phẩm trong các hợp đồng CGCN của ngành rađa nói chung hiện nay lạc hậu từ 10 đến 20 năm. Điều này cũng dễ hiểu, khi các đơn vị nhập công nghệ của Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được với các công ty sở hữu công nghệ nguồn, chủ yếu mua qua các công ty thương mại trung gian. Năng lực đánh giá, thẩm định công nghệ chưa cao, nên chưa thể đánh giá đúng chất lượng của công nghệ khi nhập.
- Trong năm 2020, từ khi đại dịch Covid bùng phát gây ra những khó khăn nhất định khiến cho doanh thu thuần của nhà máy thu về năm 2020 có sự giảm sút đáng kể xuống còn 146.258 triệu đồng, giảm 25,11% so với năm 2019. Năm 2020 lợi nhuận thuần chỉ đạt 12.827 triệu đồng, giảm tới 24,26% so với năm 2019. Hiệu suất sử dụng vốn năm 2020 giảm sút còn 38,28%. Năm 2019 chỉ tiêu ROA tăng lên 4,46% nhưng bị giảm còn 3,36% vào năm 2020 (trong khi tài sản bình quân của nhà máy có xu hướng tăng) đã thể hiện công tác quản trị chi phí của Nhà máy cần phải hoàn thiện tốt hơn.
- Công tác dự báo, xác định nhu cầu còn chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến việc không chủ động được trong hoạt động sản xuất của Nhà máy cũng như thiếu nguyên vật liệu, trang thiết bị để sửa chữa, lắp ráp khí tài, sản phẩm đầu ra cho khách hàng.
- Trong bối cảnh thời đại cách mạng công nghệ lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, nguồn nhân lực của Nhà máy đôi khi chưa đủ năng lực, trình độ để tiếp nhận chuyển giao công nghệ để vận hành máy móc, thiết bị hiện đại; chưa làm chủ được khoa học công nghệ trong các máy móc thiết bị hiện đại.
- Việc bố trí mặt bằng sản xuất còn chưa thực hiệu quả, chưa tận dụng tối đa mặt bằng của Nhà máy cho hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, do đặc thù sửa chữa các thiết bị rađa có độ khó cao và tần suất không thường xuyên khiến lịch trình sản xuất, sửa chữa và các hoạt động không ổn định, buộc các máy móc thiết bị và cả nguồn lao động đều phải linh hoạt thích ứng.
- Khi Nhà máy áp dụng mô hình hàng tồn kho tối ưu EOQ gặp hạn chế trong các trường hợp:
+ Nhu cầu hàng tồn kho biến động bất thường do nhu cầu sửa chữa ngoài dự kiến;
+ Nguồn cung cấp hàng thay đổi, giá cả vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào thay đổi theo giá thị trường;
+ Không áp dụng được cho tất cả các loại hàng tồn kho vì có những loại vật tư mà nhà máy vừa nhập ngoài, vừa tự sản xuất được.
+ Chưa tính đến chiết khấu thương mại (khi được hưởng chiết khấu thương mại thì nhà máy phải tìm cách cực tiểu tổng chi phí về hàng tồn kho, lúc này lượng dự trữ theo mô hình EOQ không còn tối ưu nữa).
+ Nhà máy mới chỉ áp dụng mô hình EOQ cơ bản, việc ước lượng thời gian giao hàng sẽ ấn định thời gian không đổi và khi hàng về tới nơi vừa đúng lúc hàng tồn kho tại nhà máy vừa hết tức Q = 0. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào thời gian giao hàng cũng ổn định và chắc chắn.
+ Mô hình này không tính đến chi phí cơ hội.
Tiểu kết Chương 2:
Chương 2 tác giả giới thiệu quá trình hình thành và phát triển Nhà máy Z119, chức năng nhiệm vụ của Nhà máy, sơ đồ và biên chế tổ chức của Nhà máy, quy mô tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy (giai đoạn 2018-2020)
Trong Chương 2, tác giả cũng đưa ra thực trạng công tác quản trị sản xuất tại Nhà máy Z119 trên các nội dung: lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch các nguồn lực, thiết kế và phát triển các sản phẩm, thực trạng năng lực sản xuất, bố trí mặt bằng sản xuất, quản trị hàng tồn kho, kiểm soát chất lượng. Trên cơ sở xem xét những thực trạng đó, tác giả có những đánh giá về công tác quản trị sản xuất tại Nhà máy 119: những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại và đưa ra những nguyên nhân cho những bất cập đó.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY Z119