- Chỉ tiêu tổng sản lượng:
Yếu tố tổng sản lượng cho thấy trong kỳ đơn vị sản xuất được bao nhiêu sản phẩm, bán thành phẩm. Khi so sánh với cùng kỳ những năm trước cho thấy được quy mô sản xuất của đơn vị tăng lên hay giảm đi. Từ đó có thể
thấy được xu hướng biến động, làm cơ sở để lập kế hoạch dự báo sản lượng, dự báo nhu cầu nguyên vật liệu cho kỳ tiếp theo.
- Doanh thu thuần
Doanh thu thuần được tính dựa trên tổng sản lượng và giá bán sản phẩm. Chỉ tiêu này cho thấy giá trị sản xuất thu về khi đầu tư vào sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ.
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp (doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ) - Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp đối với những doanh nghiệp áp dụng thuế VAT theo phương pháp khấu trừ trực tiếp.
Doanh thu thuần chịu ảnh hưởng từ các nhân tố như chất lượng của sản phẩm, dịch vụ; khối lượng tiêu thụ và sản xuất sản phẩm; giá bán sản phẩm; kết cấu của sản phẩm tiêu thụ; chính sách bán hàng và thị trường tiêu thụ, …
- Lợi nhuận thuần
Lợi nhuận thuần là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ hàng hóa, sản phẩm đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào lợi nhuận thuần có thể biết được tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp. Không phải lúc nào doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng, nó phụ thuộc vào tình hình quản trị chi phí của doanh nghiệp đó. 1.2.2 Hiệu quả hoạt động lãnh đạo và kiểm soát
Để đánh giá hiệu quả lãnh đạo của Ban Quản lý Nhà máy cũng như việc kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện thực tế so với kế hoạch đề ra, Lãnh đạo nhà máy cần sử dụng một số chỉ tiêu, tiêu chí sau để so sánh, lượng hóa hiệu quả công tác quản trị sản xuất của Nhà máy. Bao gồm:
- Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh
Để đánh giá trình độ sử dụng vốn kinh doanh (VKD) của doanh nghiệp cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VKD. Công thức tính:
Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VKD sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu suất sử dụng VKD càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận thuần Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho thấy từ mỗi đồng doanh thu thuần sau khi loại trừ tất cả các chi phí thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy đơn vị quản lý chi phí càng hiệu quả.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận thuần Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) =
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy đơn vị sử dụng vốn càng hiệu quả.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn. Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị sản xuất
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị sản xuất chia thành hai nhóm chủ yếu: nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
1.3.1 Nhóm nhân tố bên ngoài:
+ Môi trường kinh doanh;
+ Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và thế giới;
+ Tình hình thị trường (nhu cầu thị trường, tính cạnh tranh trong ngành, giá cả, chất lượng sản phẩm, …)
+ Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước (chính sách thuế, hải quan, chính sách hỗ trợ các ngành hàng mục tiêu; chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại…)
+ Các yếu tố về địa lý, khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ...
Thông thường, doanh nghiệp rất khó để tác động lên nhóm nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể tìm cách để tận dụng tốt nhóm nhân tố này nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, lựa chọn sản phẩm, công nghệ kỹ thuật phù hợp.
1.3.2 Nhóm nhân tố bên trong:
+ Nguồn lao động (số lượng, chất lượng, tuổi đời, trình độ tay nghề, chuyên môn …)
+ Trình độ quản lý, cơ chế của công ty
+ Vốn (nguồn cung vốn, cơ cấu vốn, tình hình tài chính của doanh nghiệp) + Công nghệ (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, bằng phát minh sáng chế, …)
+ Tình hình và khả năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất (chuyên môn hóa, bố trí sản xuất, liên kết sản xuất…)
Thông thường các doanh nghiệp thường tìm cách để điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đến từ bên trong. Đây là các yếu tố dễ tác động và đem lại hiệu quả cao.
Tiểu kết Chương 1:
Trong Chương 1, tác giả đưa ra những khái niệm về sản xuất, quản trị sản xuất, vai trò của quản trị sản xuất , mục tiêu của quản trị sản xuất, các nội dung của quản trị sản xuất (dự báo nhu cầu, hoạch định tổng hợp, thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, bố trí mặt bằng sản xuất, tổ chức sản xuất, quản trị hàng tồn kho, quản trị chất lượng, các chỉ tiêu phản ánh giá trị định lượng của quản trị sản xuất (như tổng sản lượng, doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu…) và đề cập đến các yếu tố hảnh hưởng đến quản trị sản xuất
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY Z119
Chương 1 tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về quản trị sản xuất. Đặc biệt, đã đưa ra quan điểm và một số chỉ tiêu dùng trong quản trị sản xuất. Đây là cơ sở quan trọng để trong chương 2, tác giả nghiên cứu thực trạng quản trị sản xuất tại Nhà máy Z119 (Cục Kỹ thuật-Quân chủng PK- KQ). Nội dung của chương 2 bao gồm các phần sau:
- Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy Z119. - Thực trạng quản trị sản xuất tại Nhà máy Z119. 2.1 Khái quát chung về Nhà máy Z119
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên đơn vị: Nhà máy Z119
Trực thuộc: Cục Kỹ thuật, Quân chủng Phòng không – Không quân, Bộ Quốc Phòng.
Địa chỉ: Xã Đông Phương Yên - Thị trấn Xuân Mai – huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: 02433840284
Ngày 07/08/1965, nhà máy Z119 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) được thành lập. Với hình thức là một doanh nghiệp (DN) công ích, ban đầu chỉ có 25 thiết bị sửa chữa rađa, máy chỉ huy; 23 máy công cụ các loại; 03 xe công trình phục vụ cho sửa chữa cơ động.
Từ tháng 01/1983, Nhà máy chính thức nhận bàn giao và đưa vào hoạt động công trình 75633 do Liên xô thiết kế và trang bị. Tháng 06/1987, tiếp nhận xí nghiệp sửa chữa rađa A35; tháng 01/1998, tiếp nhận toàn bộ trang thiết bị Phân xưởng sửa chữa xe đặc chủng của xí nghiệp A37 sát nhập về Nhà máy.
a. Giai đoạn 1965-1974
Nhà máy làm nhiệm vụ sửa chữa rađa, máy chỉ huy phục vụ bảo đảm kỹ thuật cho bộ đội, rađa chiến đấu trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.
b. Giai đoạn 1975-1986
Từ năm 1975 đến năm 1986, Nhà máy được đầu tư công trình 75633 gồm 33 giá thử rađa, 701 thiết bị đo, 11 thiết bị sửa chữa ô tô, 252 thiết bị gia
công cơ khí phục vụ sửa chữa các loại rađa thuộc thế hệ cũ như П12, П35, П15, 402, 403... và các xe cơ sở, các trạm nguồn điện đồng bộ theo khí tàì để triển khai nhiệm vụ sửa chữa đại tu rađa thế hệ trên dây chuyền công nghệ của công trình 75633.
Từ năm 1987, Nhà máy được chuyển giao từ Tổng Cục Kỹ thuật sang Quân chủng Phòng không quản lý, chỉ đạo.
c. Giai đoạn 1992-1999
Từ năm 1992 đến năm 1999, Nhà máy được Bộ Quốc phòng đầu tư công nghệ với tổng mức vốn 6,249 tỷ đồng, nhằm nâng cao chất lượng sửa chữa các loại khí tài thuộc thế hệ cũ như П15, П35, П12, 402, 403... và có đủ điều kiện sửa chữa các loại rađa П18, П19, П37, P14, 55Ж6, 1Л13-3, MP10… Nhà máy cùng các đối tác (chủ yếu là Học viện kỹ thuật quân sự/Bộ Quốc phòng, Viện rađa/Trung tâm CN&QS/BQP) sản xuất 58 giá thử, mua mới 03 thiết bị gia công cơ khí, 59 thiết bị đo, sửa chữa nâng cấp 17 thiết bị thuộc công trình 75633, cải tạo môi trường 14 hạng mục nhà xưởng, xây dựng 01 phòng thí nghiệm.
d. Giai đoạn 2000-2007
Từ năm 2000-2007, Nhà máy được đầu tư dự án đầu tư công nghệ sản xuất vật tư kỹ thuật cho rađa quân sự theo Quyết định số 48/QĐ-QP ngày 19/01/2000 của Bộ trưởng BQP với tổng mức vốn 26,4 tỷ đồng, gồm 3 dây chuyền: sản xuất mảng mạch chức năng, các khối, phân khối điện tử cho rađa quân sự; sản xuất đầu Щ (đầu cắm chuyên dụng của rađa), giắc cắm cho vũ khí trang bị kỹ thuật và dây chuyền sản xuât biến thế động cơ đặc chủng cho vũ khí trang bị kỹ thuật. Dự án đã được tổng nghiệm thu và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2008.
e. Giai đoạn 2008-2010
Từ tháng 10/2007, Nhà máy được đầu dư dự án "Đầu tư công nghệ tăng năng lực sản xuất và sửa chữa vật tư kỹ thuật phục vụ sửa chữa rađa quân sự" có tổng mức vốn là 41,5 tỷ đồng. Nhà máy đã thực hiện xong toàn bộ nội dung dự án, đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Quân chủng tổ chức nghiệm thu và được Tư lệnh Quân chủng phê duyệt kết quả nghiệm thu kỹ thuật của Dự án tại
f. Từ năm 2010 đến nay
Từ năm 2010, Nhà máy được BQP giao nhiệm vụ là nơi triển khai Dự án “Đầu tư cải tiến đài rađa П18” với tổng mức đầu tư 47.900.750 USD và 420.680.000.000 VNĐ, tiến độ thực hiện từ 2010-2025. Nhà máy đã cùng Ban quản lý dự án và các cơ quan, đơn vị trong Quân chủng bám sát Kế hoạch số 63A ngày 11/01/2001 đã được Tư lệnh Quân chủng phê duyệt về kế
hoạch triển khai tổng thể dự án “Đầu tư cải tiến đài rađa П18”. Đồng thời,
tích cực chủ động khắc phục khó khăn triển khai đạt được vượt mức tất cả các mục tiêu của dự án CGCN.
Từ khi thành lập đến nay, Nhà máy luôn được Nhà nước, Bộ Quốc phòng (BQP) quan tâm đầu tư nâng cao năng lực theo hình thức tiếp thu công nghệ, dựa trên khai thác, làm chủ các khí tài và trang thiết bị công nghệ mua sắm, đưa Nhà máy từng bước phát triển, đáp ứng vai trò là nhà máy đầu ngành sửa chữa khí tài và sản xuất vật tư kỹ thuật, cải tiến trang bị cho rađa trong toàn quân.
Đặc biệt, giai đoạn từ 2010 đến nay, Nhà máy đã tiếp nhận và sản xuất thành công 40 bộ đài rađa П18M dựa trên công nghệ được công ty RETIA - CH Séc chuyển giao, đánh dấu giai đoạn trưởng thành quan trọng trong quá trình phát triển của Nhà máy nói riêng và của ngành rađa nói chung. Qua 56 năm nghiên cứu và sản xuất, Nhà máy đã có những bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đạt được những thành tựu nổi bật về kết quả sản xuất, kinh doanh, đáp ứng cao khả năng làm chủ công nghệ, bảo đảm kỹ thuật rađa cho toàn quân.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy Z119
a) Chức năng
Nhà máy Z119 có chức năng sửa chữa vừa đồng bộ, sửa chữa lớn bộ phận khí tài rađa cảnh giới, dẫn đường thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân, rađa bờ của Quân chủng Hải quân và rađa Binh chủng Pháo binh; sửa chữa vừa, sửa chữa lớn ô tô, xe đặc chủng, trạm nguồn điện đồng bộ với khí tài rađa và cần trục các loại của Quân chủng; sản xuất khôi phục một phần vật tư linh kiện, phụ tùng thay thế theo khả năng trong thiết bị công
nghệ phục vụ nhu cầu sửa chữa, huấn luyện. Nhà máy trực thuộc Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không – Không quân, chịu sự quản lý về nghiệp vụ của các phòng, ban chuyên ngành của Quân chủng.
b) Nhiệm vụ
- Sửa chữa vừa và sửa chữa lớn bộ phận khí tài rađa cảnh giới, dẫn
đường thuộc Quân chủng Phòng không – Không quân, rađa bờ của Quân chủng Hải quân và rađa Binh chủng Pháo binh.
- Sửa chữa vừa, sửa chữa lớn ô tô, xe đặc chủng, trạm nguồn điện đồng
bộ với khí tài rađa và cẩu trục các loại của Quân chủng.
- Tổ chức cơ động sửa chữa tại các đơn vị theo lệnh của Thủ trưởng cấp trên.
- Sản xuất khôi phục một phần vật tư linh kiện, phụ tùng thay thế theo
khả năng trong thiết bị công nghệ phục vụ nhu cầu sửa chữa, huấn luyện.
- Tổ chức nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản
xuất, sửa chữa; học tập huấn luyện nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, công nhân viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; khai thác sửa chữa khí tài trang bị.
- Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa (bộ phận hoặc đồng
bộ) các loại khí tài rađa theo kế hoạch đột xuất phục vụ chiến đấu, huấn luyện của Quân chủng.
- Tận dụng thời gian, thiết bị máy móc, tổ chức làm kinh tế theo quy
định của Pháp luật; xây dựng nhà máy vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
2.1.3 Biên chế tổ chức hiện nay của Nhà máy Z119
Nhà máy Z119 được xây dựng theo mô hình trực tuyến - chức năng (bảng 2.1). Theo mô hình này, Giám đốc Nhà máy được 01 Chính ủy thực hiện các nhiệm vụ về công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn Nhà máy và 02 Phó giám đốc tham mưu khi ra quyết định. Giám đốc Nhà máy chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi mặt và toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến nội bộ của Nhà máy. Các Phó giám đốc có trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được giao và ủy quyền. Dưới Ban giám đốc có các phòng, ban với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể giúp Ban giám đốc nắm bắt
được thông tin trong khu vực mình phụ trách một cách nhanh gọn, kịp thời và chính xác. Đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ, những người này chịu trách nhiệm mọi mặt về hoạt động, công tác của đơn vị mình. Nhà máy có 06 phân xưởng sản xuất, sửa chữa với tổng số 116 công nhân lao động. Đứng đầu các phân xưởng là các quản đốc, họ vừa là những nhà quản lý, trực tiếp tham gia vào công tác quản lý, điều hành, đồng thời cũng là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình, chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về mọi mặt hoạt động công tác của đơn vị, đặc biệt là đảm bảo kế hoạch, tiến độ, chất lượng sản xuất, sửa chữa.
Bảng 2.1. Biên chế tổ chức của Nhà máy Z119