Một số giải pháp tăng cường quản trị sản xuất tại Nhà máy Z119

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY Z119. (Trang 76)

Nếu quản trị tốt bằng việc ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo khả năng sinh lời lớn cho doanh nghiệp nói chung và cho Nhà máy Z119 nói riêng. Ngược lại nếu quản trị xấu sẽ làm doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí bị phá sản. Đối với

Nhà máy Z119 sẽ làm mất vị thế cạnh tranh cũng như không thực hiện được những yêu cầu của Bộ Quốc phòng.

Vì vậy, ý thức được những tồn tại, hạn chế của Nhà máy như đã phân tích, đánh giá ở Chương 2 Luận văn này, tác giả xin đưa ra các nhóm giải pháp quản trị sản xuất nhằm từng bước khắc phục những hạn chế, tồn tại đó ở Chương này.

Đối với các doanh nghiệp nói chung, việc hoàn thiện công tác quản trị sản xuất có ý nghĩa to lớn đối với mọi doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn hiện nay - nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt về mọi mặt, hiệu quả kinh tế được đưa lên hàng đầu thì việc hoàn thiện công tác quản trị sản xuất là sự sống còn của doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết để hoàn thiện phương thức quản lý, kiện toàn bộ máy quản lý doanh nghiệp, là biện pháp đảm bảo các doanh nghiệp phát huy đến mức cao nhất mọi năng lực sản xuất, đẩy mạnh tiến độ kỹ thuật, nâng cao trình độ và cải tiến điều kiện lao động cho toàn bộ công nhân viên chức toàn bộ doanh nghiệp, sử dụng triệt để khả năng làm việc của công nhân, máy móc thiết bị cũng như khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả nguyên vật liệu, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đồng thời giúp doanh nghiệp làm ăn một cách nhạy bén trước sự biến đổi về thị trường, về mối quan hệ kinh tế, giúp doanh nghiệp ở thế chủ động trong sản xuất và đạt hiệu quả cao.

Doanh nghiệp nói chung và Nhà máy Z119 nói riêng là một hệ thống thống nhất bao gồm ba phân hệ cơ bản là quản trị tài chính, QTSX và quản trị Marketing. Trong các hoạt động trên, sản xuất được coi là khâu quyết định tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, và giá trị gia tăng. Chỉ có hoạt động sản xuất hay dịch vụ mới là nguồn gốc của mọi sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong doanh nghiệp. Sự phát triển sản xuất là cơ sở làm tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế quốc dân tạo cơ sở vật chất thúc đẩy xã hội phát triển.

Quá trình sản xuất được quản lý tốt góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả của Nhà máy. Chất lượng sản phẩm hay dịch vụ do khâu sản xuất hay cung ứng

dịch vụ tạo ra. Hoàn thiện QTSX tạo tiềm năng to lớn cho việc nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của Nhà máy. Tăng cường hiệu quả của quản trị sản xuất trong doanh nghiệp sẽ góp phần bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu của khách hàng: điều này có nghĩa là sản phẩm sản xuất ra phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật theo quy định, đồng thời phù hợp với nhu cầu khách hàng. Chất lượng có thể được đánh giá với những tiêu chuẩn đặt ra từ bên ngoài hoặc cũng có thể đặt ra từ chính Nhà máy. Hầu hết các nhà máy quân đội tiếp cận đến chất lượng theo cách thụ động hoặc đối phó, chất lượng bị hạn chế trong việc cực tiểu tỷ lệ hỏng hoặc thích nghi với đặc trưng về thiết kế.

Để có thể cạnh tranh thông qua chất lượng theo hướng chủ động Nhà máy phải xem chất lượng như là cơ hội để làm thỏa mãn khách hàng, không chỉ là cách loại bỏ các hỏng hóc hoặc giảm chi phí cho việc tái gia công.

Ngoài ra phải giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất để tạo ra một đơn vị đầu ra: giảm chi phí góp phần hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều này, Nhà máy cần có một đội ngũ cán bộ quản trị sản xuất nhiều kinh nghiệm nắm vững quy trình sản xuất, đặc điểm từng loại sản phẩm để làm chủ quy trình sản xuất. Đồng thời cần có hệ thống kế toán giỏi nghiệp vụ và nhiều kinh nghiệm sản xuất thực tế để nắm được chính xác về các loại chi phí. Từ đó góp phần giảm chi phí sản xuất tới mức thấp nhất.

Trên cơ sở những phân tích đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể sau: 3.2.1. Giải pháp đối với đội ngũ cán bộ quản trị sản xuất

Chính phủ cũng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp Việt Nam thông qua thực hiện cải cách sâu rộng hệ thống giáo dục - đào tạo quốc gia, hỗ trợ đào tạo, trang bị học vấn ở trình độ cử nhân và những tri thức cơ bản về kinh tế - xã hội, văn hóa, pháp luật... cho các chủ doanh nghiệp, giám đốc, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhằm phát triển chất lượng quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị sản xuất nói riêng để đổi mới, tạo động lực cho DN phát triển.

Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp hay cán bộ quản trị sản xuất cũng cần được biết về các các khóa đào tạo cũng như được tuyên truyền về tầm quan trọng của quản trị sản xuất trong các doanh nghiệp. Quản trị sản xuất tốt chính là nguồn lực quan trọng giúp tăng khả năng cạnh tranh, tạo nên thành công của doanh nghiệp; Quản trị sản xuất tốt không những vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà còn góp phần củng cố và nâng cao sức cạnh tranh tổng hợp của cả nền kinh tế để tăng cường năng lực hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.

Khi các chủ doanh nghiệp hay cán bộ quản trị sản xuất nhận thức được tầm quan trọng của quản trị sản xuất, họ sẽ tích cực chủ động tham gia để tăng cường, nâng cao trình độ cho chính bản thân mình, từ đó giúp cho doanh nghiệp mình phát triển. Các chủ doanh nghiệp hay cán bộ quản trị sản xuất cần đáp ứng được yêu cầu về đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, đa dạng hóa các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ kỹ thuật cho lực lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực của Nhà máy để đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng trang bị những tri thức, kỹ năng mới về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, năng lực xử lý và tác nghiệp…

Đối với đội ngũ cán bộ chiến sĩ của Nhà máy cần phải xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới bằng các lớp giáo dục, đào tạo khoa học công nghệ, kỹ thuật; xây dựng và triển khai các phương án đưa nhân lực đi đào tạo tập trung trong và ngoài nước; mở các khóa tập huấn, buổi đào tạo ngắn hạn, mở rộng ngay tại Nhà máy nhằm nâng cao năng lực làm việc của nhân công trong nhà máy; thúc đẩy đội ngũ nhân lực tìm tòi, nghiên cứu cải tiến, phục hồi những máy móc trang thiết bị hiện có, tiến hành tiếp nhận và tập huấn kỹ năng sử dụng chuyển giao công nghệ, làm chủ vũ khí, khí tài, trang thiết bị mới hiện đại; bảo đảm đáp ứng yêu cầu sản xuất và tác chiến trong tình hình mới.

Cần có các chính sách, chế độ đảm bảo đời sống tinh thần cho cán bộ chiến sĩ trong Nhà máy, có biện pháp thưởng, phạt hợp lý nhằm gia tăng hiệu suất lao động; về nhân sự cần vừa tinh gọn vừa tối ưu hóa bộ máy.

3.2.2. Giải pháp quản trị nguồn nhân lực cho Nhà máy

Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động là cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất là nhiệm vụ rất quan trọng của mọi doanh nghiệp. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp cũng cần được cập nhật kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các khóa tập huấn ngắn ngày (từ 2 tuần đến 1 tháng). Giải pháp này áp dụng cho tất cả 8 ngành công nghiệp chế biến.

Các doanh nghiệp nên áp dụng những biện pháp dưới đây:

· Tập trung công tác tuyển chọn và mở lớp tập huấn, đào tạo tại chỗ,

mời giảng viên bên ngoài kết hợp với kỹ sư trong doanh nghiệp giảng dạy. Như vậy vừa tiết kiệm chi phí vừa gắn với hoạt động sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp. Một số vấn đề mới, phức tạp nên kết hợp với các viện nghiên cứu, trường đại học thực hiện nghiên cứu khoa học kết hợp với chuyển giao công nghệ, đào tạo ngay trong quá trình tổ chức triển khai.

· Phối hợp với các trường đại học mở những khóa bồi dưỡng kiến thức

về kỹ năng quản lý, kỹ thuật tiếp thị, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ doanh nhân ngành công nghiệp chế biến. Hình thức đào tạo phải xác định cho phù hợp từ các lớp ngắn hạn theo những chuyên đề, những lớp bồi dưỡng giám đốc, các đợt tập huấn cho đến các lớp văn bằng hai của các trường đại học.

· Thường xuyên tập huấn cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất nội

quy của doanh nghiệp, quy định về an toàn lao động, kiến thức cơ bản về chất lượng sản phẩm, quy trình quy phạm sản xuất thông qua hình thức đào tạo tại chỗ, kèm cặp trong quá trình sản xuất, các điển hình tiên tiến…hoặc tại các trường công nhân kỹ thuật. Ngoài ra, nên tổ chức định kỳ các đợt thi

tay nghề, nâng bậc thợ, các hội thi “bàn tay vàng” nhằm gắn trách nhiệm

người quản lý với việc giáo dục, huấn luyện cấp dưới.

· Xây dựng cơ chế cho phép thuê các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ

thuật, các chuyên gia thiết kế mẫu mã mới người nước ngoài nhằm giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp khăn trong việc thiếu hụt nhân lực có trình độ cao, am hiểu kỹ thuật, công nghệ, thị trường, thị hiếu của thị trường nước ngoài hoặc trong điều hành các dự án mới.

· Xây dựng quy chế cụ thể về phân phối tiền lương, thưởng, phúc lợi (nghỉ mát, nghỉ bệnh, khám sức khỏe…), bảo hiểm (xã hội, y tế) nhằm kích thích nhân viên tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Đây là giải pháp tạo động lực rất lớn để động viên người lao động làm việc hăng say, nhiệt tình trong công việc.

3.2.3. Giải pháp đối với công tác lập kế hoạch

Để từng loại phương tiện, thiết bị nghiệp vụ trong ngành rađa toàn quân nói chung và công tác sản xuất, sửa chữa tại Nhà máy Z119 nói riêng bắt kịp so với các tiêu chuẩn quốc tế hiện đại thì Ban lãnh đạo nhà máy nên đề xuất công tác đẩy mạnh tiếp cận công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất trong kế hoạch sản xuất, phát triển trung và dài hạn; cố gắng tìm kiếm, kết nối với các công ty sở hữu công nghệ nguồn giúp Nhà máy giảm bớt chi phí cho bên trung gian và nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật mới ngang tầm với những cường quốc trên thế giới, nâng tầm vị thế quân đội quốc gia, đảm bảo vững chắc độc lập, tự do cho tổ quốc.

Đại dịch Covid-19 hiện nay vẫn đang tiếp diễn ngày một phức tạp gây ra nhiều thiệt hại về người và nền kinh tế cho nước nhà. Là một nhà máy sản xuất nhưng cũng là một đơn vị trực thuộc bộ Quốc Phòng nên trong giai đoạn này Nhà máy Z119 phải đồng thời làm nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa vừa phải kết hợp hỗ trợ địa điểm cách li, bố trí lực lượng phòng chống dịch tại các chốt kiểm soát đảm bảo dịch không bùng phát và lan ra diện rộng trên địa bàn khu vực xung quanh nhà máy. Chính vì vậy, nhà máy Z119 bên cạnh việc lập kế hoạch trung hạn (01 năm) và ngắn hạn (03 tháng) thì có thể lên sẵn kịch bản, kế hoạch sản xuất cho từng tháng gồm những chỉ tiêu cơ bản, ngắn gọn để làm căn cứ lập kế hoạch các nguồn lực sao cho hợp lý, nhanh chóng, linh hoạt thích ứng với mọi điều kiện.

3.2.4. Giải pháp đối với công tác dự báo

Trên thực tế, công tác dự báo nhu cầu sản xuất của Nhà máy còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các đơn vị đối tác dẫn đến tình trạng thiếu nguyên vật liệu đầu vào, khó khăn và bị động trong việc bố trí nhân lực thực hiện công việc trong những thời gian cao điểm của năm. Trong tương lai, Nhà

máy cần làm tốt hơn công tác dự báo bằng cách chủ động nắm bắt nhu cầu về sản phẩm cũng như kế hoạch ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn của các đơn vị đối tác để có kế hoạch sản xuất tương ứng. Nhà máy cũng cần chủ động nắm bắt tình hình trong nước và quốc tế, cập nhật các vấn đề thời sự, những xu hướng vận động của thế giới… để có thể có những dự báo nhu cầu sản xuất chính xác, đầy đủ, kịp thời, từ đó đảm bảo được kế hoạch sản xuất đáp ứng được nhu cầu của đối tác và khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch đó, Nhà máy mới có thể đảm bảo được vật tư, nguyên liệu cũng như lập kế hoạch thời gian làm việc của cán bộ chiến sỹ (làm thêm giờ, ký hợp đồng thuê khoán ngoài…) hợp lý.

Ngoài ra, Nhà máy cần điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu và giảm dần tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh. Có như vậy mới cân đối cơ cấu vốn kinh doanh của Nhà máy và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro xảy ra trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhà máy cần thực hiện những biện pháp sau:

· Phân tích nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và

dài hạn, mức độ rủi ro kinh doanh và mục tiêu an toàn đặt ra cho NM, trên cơ sở đó xác định cơ cấu vốn tối ưu.

· Điều chỉnh giảm tỷ trọng nợ phải trả đồng thời tăng tỷ trọng vốn chủ

sở hữu trong tổng vốn kinh doanh thông qua thanh lý những tài sản không còn sử dụng, tăng tỷ lệ chiết khấu tài chính để kích thích khách hàng thanh toán sớm.

3.2.5. Giải pháp đối với lập kế hoạch các nguồn lực

Do nhà máy Z119 là đơn vị không chỉ sản xuất mà còn thực hiện sữa chữa vừa các thiết bị ra-đa, khí tài của các đơn vị trực thuộc Quân chủng tại nhà máy kết hợp sửa chữa cơ động nên nhà máy luôn phải lập sẵn kế hoạch sửa chữa dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp, bao gồm kế hoạch về nhân lực, phương tiện, phụ tùng, vật liệu, ...

Thông thường dựa trên kế hoạch sản xuất, nhà máy sẽ lập kế hoạch các nguồn lực theo thời gian (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn). Do đó nếu nhà máy

thực hiện giải pháp lập kế hoạch sản xuất cho từng tháng theo đề xuất trên thì tương ứng cũng sẽ phải tiến hành lập kế hoạch nguồn lực của nhà máy theo từng tháng bao gồm: nguồn lực vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu; nguồn lao động và nguồn vốn cấp từ ngân sách.

Lập kế hoạch nguồn vốn

Nguồn vốn cấp từ ngân sách sẽ tùy theo tình hình kinh tế - chính trị - xã hội từng thời kỳ Quân chủng sẽ có những chính sách khác nhau mà nhà máy cần quản lý, điều tiết cho phù hợp. Công tác lập dự toán tốt sẽ giúp Nhà máy có nguồn vốn phù hợp, đảm bảo cho hoạt động sản xuất liên tục, đáp ứng nhu cầu thường xuyên và đột xuất của đối tác khách hàng và Bộ chủ quản.

Lập kế hoạch vật tư, nguyên vật liệu

Công tác dự báo tốt sẽ là điều kiện tiên quyết cho việc chuẩn bị tốt

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY Z119. (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w