Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã tân hòa huyện phú bình tỉnh thái nguyên năm 2020 (Trang 32)

2.3.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận của một số nước trên thế giới

Trong lịch sử và quá trình phát triển xã hội, mỗi quốc gia, mỗi một nhà nước với những bản chất khác nhau thì hình thức sở hữu đất đai hoàn toàn khác nhau và bên cạnh đó các biện pháp để quản lý đất đai của mỗi quốc gia sẽ không hề giống nhau ngoại trừ những nước có hệ thống pháp luật giống nhau.

- Tại Mỹ: Luật đất đai của Mỹ quy định công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai như một quyền công dân, mặc dù vậy, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai, là một quốc gia rất phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Hiện nay công tác cấp giấy chứng nhận đã sớm được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản phát triển ổn định (TS. Nguyễn Trọng Tuấn, 2016).

- Tại Thái Lan: Giấy chứng nhận ở Thái Lan được chia thành 3 loại như sau: + Bìa đỏ chỉ được cấp đối với các thửa đất không trong tình trạnh tranh chấp. + Người sử dụng đất nếu sở hữu thửa đất không có nguồn gốc rõ ràng thì cần phải được cơ quan chức năng xác minh lại và được cấp bìa xanh.

+ Còn trong trường hợp nếu như các chủ sử dụng thửa đất không có giấy tờ pháp lý gì về đất đai thì được cấp GCN là bìa vàng (TS. Nguyễn Trọng Tuấn, 2016).

Bước tiếp theo sau khi cơ quan chức năng có thẩm quyền đã rà soát các trường hợp bìa xanh và bìa vàng thì cơ quan chức năng sẽ cấp cho bìa đỏ nếu như chứng minh được nguồn gốc của đất rõ ràng đối với trường hợp thửa đất đó đang có bìa xanh, còn trường hợp thửa đất đang có bìa vàng thì sẽ được nhà nước xem xét

thông qua hội đồng nếu hợp pháp và đúng theo quy định thì sẽ được cấp bìa đỏ cho thửa đất đấy.

2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam

Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở những năm gần đây được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, nhất là từ khi Luật đất đai năm 2003 và Bộ luật Dân sự mới được ban hành, với sự ra đời của hai đạo luật trên thì việc cấp GCNQSDĐ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đặc biệt là trong thời buổi xã hội đang ngày càng phát triển, vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu nhà ở là nội dung rất quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở còn liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân khi chủ sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ quỹ đất trong cả nước.

Nhiều văn bản pháp luật được Chính Phủ ban hành, điều chỉnh và bổ sung công khai minh bạch với mục đích quản lý công tác nhà nước về đất đai. Các văn bản luật được chính phủ ban hành dựa trên quy định của luật đất đai 2013 luôn được chỉnh sửa chi tiết sao cho phù hợp và có những cải cách quan trọng để đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận, phù hợp với cơ chế và sử dụng của đất nước và bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của chủ thể sử dụng đất. Bên cạnh đó việc cấp giấy chứng nhận là một trong những nhiệm vụ mà các địa phương sẽ phải nỗ lực thực hiện và hoàn thành tốt và nhiệm vụ của chúng ta là quản lý và bảo vệ và sử dụng hợp lý đất đai. Theo Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), năm 2020 tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tổng hợp từ các địa phương đạt trên 97,36% tổng diện tích các loại đất cần cấp, tăng 0,16% so với cùng kỳ năm 2019.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Đoàn Thị Thanh Mỹ cho biết, về công tác đo đạc, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận (GCN) và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Tổng cục đã tập trung chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện một số giải pháp để tiếp tục đẩy nhanh việc cấp GCN và xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai.

Đến nay, cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạt trên 77% tổng diện tích tự nhiên; tỷ lệ cấp GCN lần đầu tổng hợp từ kết quả thực hiện của các địa phương đạt trên 97,36% tổng diện tích các loại đất cần cấp (tăng lên 0,16%, tương đương khoảng 20.900 GCN so với cùng kỳ năm 2019) (Tổng cục Quản lý đất đai,2020).

Tổng cục đã hoàn thiện báo cáo Quốc hội khóa XIV về kết quả thực hiện Nghị quyết số 112 về kết đo đạc, rà soát cắm mốc giới và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công ty nông, lâm nghiệp.

Hiện nay trên địa bàn cả nước ta hiện đang có tổng 165/713 đơn vị hành chính cấp huyện nằm trên địa bàn 46 tỉnh, thành phố đã và đang vận hành, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai, tổng cục quản lí đất đai đang chỉ đạo thực hiện nhiều các hạng mục của dự án “Tăng cường Quản lí đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” và đã hoàn thiện đầy đủ và đã trình lên Thủ tướng Chính phủ để được phê duyệt Đề án Tổng thể xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cấp quốc gia.

Tổng cục cũng đã thực hiện xong các nội dung thanh tra và kiểm tra theo kế hoạch, ngoài ra, đã thực hiện nhiều Đoàn kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng, gồm: Kiểm tra, xác minh thông tin do Truyền hình Thông tấn đưa tin tại xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình; kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất của các dự án tâm linh; kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh của báo chí về quản lý sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Giang; tham gia các đoàn công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Bộ chủ trì tại Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Kiên Giang.

Trong năm 2020, Tổng cục đã tiếp nhận 620 thông tin phản ánh sai phạm về đất đai, trong đó: đã ban hành 350 văn bản chuyển địa phương yêu cầu xem xét, xử lý; 180 văn bản hướng dẫn công dân nêu kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết; chuyển Thanh tra Bộ xem xét, giải quyết 7 kiến nghị; các trường hợp còn lại do không đủ cơ sở, điều kiện để xem xét, giải quyết hoặc đơn đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

2.3.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại Thái Nguyên

Từ 2015 đến nay, về công tác quản lý hành chính nhà nước về đất đai tại tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực và nổi bật thông qua đó đã góp rất nhiều vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cụ thể như sau:

- Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên: + Tỉnh Thái Nguyên đã triển khai lập và tiến hành công tác điều chỉnh và sửa đổi lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, tỉnh Thái Nguyên đã gửi lên văn phòng Chính Phủ, tiếp đó bản quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Thái Nguyên đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 51/NQ-CP, ngay sau khi được phê duyệt bản quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện công tác chỉ đạo triển khai tiến hành thực hiện quy hoạch để hoàn thành chỉ tiêu sớm nhất đúng như quy hoạch đã đề ra.

+ Tỉnh Thái Nguyên đã triển khai lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối từ năm 2016 đến năm 2020 cấp tỉnh và đã triển khai tiến hành thực kế hoạch gấp rút để hoàn thành chỉ tiêu sớm nhất (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2016).

+ Năm 2019 tỉnh đã tiến hành phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và tiếp theo đó tỉnh đã tổ chức hội đồng thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của 9 thành phố, thị xã, huyện. Hiện nay Ủy ban nhân tỉnh đang chỉ đạo cho các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai lập kế hoạch sử dụng đất năm 2020 và gửi lên tỉnh để tiến hành thẩm định và xét duyệt thông qua.

- Về đo đạc, đăng ký, cấp GCNQSDĐ, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện đo đạc được 180/180 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thành phố với tổng diện tích là 340.945,7 ha/352.664 ha,0 chiếm 96,7% diện tích toàn tỉnh.

- Về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện xây dựng xong cơ sở dữ liệu địa chính cho 24 xã thuộc huyện Định Hóa, 27 xã, phường thuộc TP Thái Nguyên và 01 xã thuộc TP Sông Công.

- Tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính, cắm mốc ranh giới sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận QSD đất đối với phần đất của các Công ty nông lâm nghiệp

giữ lại khi sắp xếp theo Nghị định số 118/NĐ-CP và tình hình triển khai Nghị quyết số 112/2015/QH13 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Tỉnh có 11 đơn vị nông lâm trường (03 BQL rừng, 01 vườn quốc gia, 05 công ty thuộc đối tượng sắp xếp theo NĐ 118/NĐ-CP và 02 công ty cổ phần).

- Về giá đất: Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành và quy định bảng giá đất 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019 theo quy định của Luật Đất đai và thông qua đó tỉnh Thái Nguyên quyết định ban hành hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm. Kết quả các nguồn thu từ đất từ năm 2014 đến nay của Tỉnh đạt 6.683 tỷ đồng (Thu tiền sử dụng đất: 5.249,1 tỷ đồng, thu tiền thuê đất: 1.154,4 tỷ đồng, Phí và lệ phí: 69 tỷ đồng…). - Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: từ năm 2014 đến năm 2018, Tỉnh đã thực hiện thu hồi 1.400,09ha( đất nông nghiệp là 1.219,76ha, đất phi nông nghiệp là 148,77ha, đất chưa sử dụng là 0,58ha; số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi là 22.793 trường hợp). Để đáp ứng được nhu cầu phát kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên thì việc tổ chức được diễn ra một cách công khai minh bạch (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2020).

Một số nội dung tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới:

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ trong việc tiếp tục hoàn thiện Luật đất đai sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành đẩy mạnh hoạt động đấu giá đất để tăng thu ngân sách, hạn chế giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá, tập trung cho việc phát triển quỹ đất “sạch” tại các khu vực đô thị cũng như khu vực quy hoạch thông qua đó thúc đẩy quá trình phát triển đô thị nhằm tăng giá trị đất góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

- Bố trí đầy đủ kinh phí cho công tác quản lý hành chính nhà nước về đất đai, trong số phải đó đảm bảo giành tối thiểu 10% cho nguồn thu từ đất, cho các công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Đề nghị năm 2020 Tỉnh bố trí đủ vốn theo kế hoạch của Dự án đã được duyệt và triển khai theo tiến độ đề ra.

- Tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh các công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai bên cạnh đó nghiên cứu lồng ghép từ đó giảm

thiểu được thời gian trong các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai ở địa phương góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình làm các thủ tục và thúc đẩy phát triển kinh tế tạo tiền đề cho sự hoạt động sôi nổi của thị trường bất động sản trong cũng như ngoài tỉnh phát triển.

- Tập trung chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và liên thông với cơ quan thuế để giảm thủ tục hành chính.

- Tập trung chỉ đạo hướng dẫn xử lý tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ,, tái định cư tại địa phương; thực hiện công tác định giá đất cụ thể trên địa bàn; rà soát, bổ sung, điều chỉnh Bảng giá đất.

- Tăng cường chỉ đạo hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra việc thường niên theo tháng, quý,năm. Chấp hành pháp luật đất đai, tập trung giải quyết triệt để những đơn thư khiếu nại, tố cáo; hoàn thiện việc xây dựng hệ thống theo dõi giám sát, đánh giá tình hình chất lượng chuyên môn của quản lý, sử dụng đất đai theo đúng quy định của Luật Đất đai.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu : kết quả công tác kê khai, đăng ký cấp đổi GCNQSDĐ trên địa bàn xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2020 theo kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của em được thực hiện trên địa bàn xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên năm 2020 đối tượng hướng đến là các hộ gia đình, cá nhân trên toàn xã.

3.2. Thời gian và địa điểm tiến hành

Địa điểm: đề tài tiến hành nghiên cứu tại xã Tân Hòa, huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên thông qua dự án cấp đổi GCNQSDĐ của công ty CPTNMT Phương Bắc.

Thời gian: Từ 17/8/2020 đến 17/12/2020.

3.3 Nội dung nghiên cứu thực hiện

- Đánh giá về kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất của người dân tại xã Tân Hòa, huyện Phú Bình

- Thực hiện hiện công tác cấp đổi GCNQSD đất của xã Tân Hòa, huyện Phú Bình năm 2020

- Phân tích thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ thông qua đợt thực tập tốt nghiệp trên địa bàn xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

3.4. Phương pháp thực hiện

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu được tiến hành như sau: * Thu thập điều tra số liệu thứ cấp

- Tiến hành nghiên cứu điều tra tài liệu về các yếu tố tự nhiên, địa hình, đất đai, xã hội, dân số, lao động tại xã Tân Hòa sau đó tổng hợp lại.

- Bước đầu tiến hành tổ chức tiến hành công tác thực hiện:

+ Tiến hành kê khai đăng ký đất đai, công tác tổ chức tại địa bàn xã Tân Hòa + triển khai công việc thông báo để người dân đến địa điểm kê khai, hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký kê khai đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổng hợp phân loại đăng ký kê khai, tiến hành rà soát, đối chiếu các thông tin kê khai của người dân so với kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính kết quả phân loại theo các trường hợp sau:

+ Trong điều kiện đủ để cấp GCN và không có vướng mắc gì về hồ sơ pháp lý hay tình trạng tranh chấp thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do tranh chấp, nộp hồ sơ không đủ, kê khai sai mục đích, diện tích thay đổi…

Sử dụng phương pháp trên giúp thu thập hoàn chỉnh, chính xác hơn về các chỉ tiêu, thông tin mà người điều tra muốn điều tra phục vụ cho công tác cấp GCNQSĐ.

3.4.2. Phương pháp thống kê

- Tiến hành thống kê các số liệu, tài liệu như vị trí, diện tích, loại đất, mục đích sử dụng đất, lý do không đủ điều kiện cấp đổi, hay thông tin cá nhân của người sử dụng đất thu thập được trong quá trình kê khai.

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã tân hòa huyện phú bình tỉnh thái nguyên năm 2020 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)