Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã tân hòa huyện phú bình tỉnh thái nguyên năm 2020 (Trang 38)

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu được tiến hành như sau: * Thu thập điều tra số liệu thứ cấp

- Tiến hành nghiên cứu điều tra tài liệu về các yếu tố tự nhiên, địa hình, đất đai, xã hội, dân số, lao động tại xã Tân Hòa sau đó tổng hợp lại.

- Bước đầu tiến hành tổ chức tiến hành công tác thực hiện:

+ Tiến hành kê khai đăng ký đất đai, công tác tổ chức tại địa bàn xã Tân Hòa + triển khai công việc thông báo để người dân đến địa điểm kê khai, hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký kê khai đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổng hợp phân loại đăng ký kê khai, tiến hành rà soát, đối chiếu các thông tin kê khai của người dân so với kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính kết quả phân loại theo các trường hợp sau:

+ Trong điều kiện đủ để cấp GCN và không có vướng mắc gì về hồ sơ pháp lý hay tình trạng tranh chấp thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

+ Không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do tranh chấp, nộp hồ sơ không đủ, kê khai sai mục đích, diện tích thay đổi…

Sử dụng phương pháp trên giúp thu thập hoàn chỉnh, chính xác hơn về các chỉ tiêu, thông tin mà người điều tra muốn điều tra phục vụ cho công tác cấp GCNQSĐ.

3.4.2. Phương pháp thống kê

- Tiến hành thống kê các số liệu, tài liệu như vị trí, diện tích, loại đất, mục đích sử dụng đất, lý do không đủ điều kiện cấp đổi, hay thông tin cá nhân của người sử dụng đất thu thập được trong quá trình kê khai.

- Thống kê kiểm tra, đối soát thông tin thửa đất bản đồ địa chính đã được thành lập, đã có bảng thống kê, tổng hợp với thông tin thửa đất trên hồ sơ đã thu thập được qua quá trình kê khai.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, thống kê, và thể hiện số liệu trên các bảng biểu, giúp thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian.

- Tổng hợp thống kê lại các số liệu đã thu thập được như diện tích, số thửa, số hộ và các trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…

3.4.4. Phương pháp so sánh phân tích, viết báo cáo

Từ số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, so sánh các số liệu theo các mốc thời gian và giữa các khu vực, phân tích kết quả cấp đổi GCNQSDĐ cho các

hộ gia đình cá nhân để tìm ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục và viết báo cáo.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất tại xã Tân Hòa, huyện Phú Bình Hòa, huyện Phú Bình

4.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của xã Tân Hòa

4.1.1.1.Vị trí địa lý

- Tân Hòa nằm ở phía Đông của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên là một trong những xã miền núi với địa hình không được bằng phẳng, cơ sở hạ tầng còn chưa được đầu tư phát triển nhiều. Xã có vị trí cách trung tâm huyện Phú Bình 5 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 30 km về phía Nam.

- Phía Đông của xã Tân Hòa tiếp giáp với xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

- Phía Tây của xã Tân Hòa với cơ sở hạ tầng giao thông khá phát triển tiếp giáp: Thị Trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Nam của xã Tân Hòa tiếp giáp với xã Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Phía Bắc giáp: Xã Tân Thành huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 2039,93 ha

4.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Với đặc trưng địa hình của miền núi xã Tân Hòa được chia làm ba miền khác nhau bao gồm:

- Miền Đông: Nằm ở phía đông của xã Tân Hòa với địa hình chủ yếu ở đây là các đồi núi với rừng cây khá thưa thớt chỉ thích hợp cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi gia súc, gia cầm, bên cạnh đó kết hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, và phát triển kinh tế trang trại mở rộng áp dụng các biện pháp tiên tiến hiện đại trong chăn nuôi trang ngại.

Gồm 6 xóm là: xóm Cà, xóm Vàng Ngoài, xóm Trại Giữa, xóm Giếng Mật, xóm Đồng Ca và xóm Trụ Sở.

- Miền Nam: Nằm ở phía Nam của xã Tân Hòa với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp xen kẽ với các đồng ruộng, địa hình tại đây rất thích hợp để trồng các loại cây lương thực thực phẩm như: Lúa, ngô,… ngoài ra còn có thể kết hợp chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản để phát triển kinh tế.

Gồm 4 xóm là: xóm Thanh Lương, xóm Hân, xóm Vực Giảng, xóm Tè. - Miền Tây: Nằm ở phía Tây của xã khu vực này có địa hình khá bằng phẳng, ít đồi núi, đồng ruộng thích hợp trồng cây lương thực, nuôi trồng thủy sản.

bao gồm 4 xóm là: Xóm Vầu, Xóm Ngò, xóm Giàn và xóm U.

Về mặt tổng thể địa hình của xã rất phức tạp, bề mặt nhấp nhô không bằng phẳng với khá nhiều đồi núi thấp gây khó khăn cho việc di chuyển giữa các vùng và bố trí các công trình công cộng, công trình hành chính, cơ sở hạ tầng giao thông để phục vụ cho đời sống, an sinh xã hội, hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn xã.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

a. Khí hậu

- Xã Tân Hòa nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa là kiểu khí hậu thích hợp cho cây trồng, động thực vật sinh trưởng và phát triển. Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

- Nhiệt độ trung bình năm: 23,1°c – 24,4°c. Nhiệt độ cao nhất là 38,9°c vào tháng 6. Nhiệt độ thấp nhất là 10,7°c vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình nhỏ nhất là 15°c.

- Theo thống kê lượng mưa trung bình năm của xã Tân Hòa giao động khoảng từ 2000 đến 2500mm, lượng mưa được ghi nhận cao nhất vào tháng 8 và lượng mưa thấp nhất của xã Tân Hòa vào tháng 1.

- Chế độ ẩm trung bình cả năm của xã giao động trong khoảng là từ 81% đến 82% cụ thể như sau

+ Độ ẩm cao nhất của xã Tân Hòa rơi vào các tháng từ tháng 6 đến 8; + Độ ẩm thấp nhất của xã rơi vào các tháng 11, 12 trong năm.

- Chế độ gió: Xã Tân Hòa nằm trong vị trí thuộc vùng di chuyển của chế độ gió đông nam hoạt động mạnh mẽ từ tháng 5 đến tháng 10, đặc tính của gió đông nam là mang nhiều hơi nước độ ẩm cao với lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo môi trường cho thực vật sinh sôi phát triển song với xã cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với kiểu đặc tính lạnh và khô hanh gây ảnh hưởng rất lớn đấy cây trồng và vật nuôi cũng như con người, gió hoạt động mạnh mẽ chủ yếu vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

b. Thủy văn

Xã Tân Hòa mặc dù là một xã miền núi nhưng có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch khá phong phú chảy qua, trên địa bàn xã có 8 hồ đập loại trung và loại nhỏ. Tạo nên hệ thống thủy lợi tương đối đều phân bố trên toàn xã. Song song với đó xã tiến hành xây dựng thêm nhiều hệ thống kênh mương để phục vụ cho việc tưới tiêu cho bà con thông qua đó đã giúp phần làm tăng độ ẩm cho đất ngoài ra cung cấp độ ẩm không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như cho các loại động thực vật sinh sôi và phát triển.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Đối với tài nguyên đất: Đất đai của xã Tân Hòa đều có nguồn gốc hình thành từ đất frelit màu vàng loại đất có thành phần cơ giới nhẹ vì vậy khả năng giữ nước của đất rất kém và nghèo dinh dưỡng, với tổng diện tích tự nhiên là 2039,93 ha với nguồn nguyên thiên nhiên không được phong phú vậy nên xã Tân Hòa đã khuyến cáo người dân tham canh cao và đặc biệt là bón nhiều loại phân hữu cơ để có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau.

Ngoài ra tài nguyên đất của xã Tân Hòa còn được sử dụng vào những mục đích và chức năng khác như:

+ Đất ở và đất giao thông;

+ Đất chuyên dùng, đất trồng lúa, đất trồng cây lâu năm; + Đất công ích của xã, đất thủy lợi, đất nuôi trồng thủy sản; + Đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất mặt nước chuyên dùng...

* Tài nguyên nước: Tại xã Tân Hòa người dân sử dụng hai nguồn nước đó chính là nước mặt và nước ngầm

- Nguồn nước mặt: Phục vụ cho các hoạt động tăng gia sản xuất và đời sống của người dân như tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt cá nhân chủ yếu là các ao, hồ, các đập nước do người dân tiến hành xây dựng

- Nguồn nước ngầm: Hầu hết người dân sử dụng nguồn nước ngầm bằng cách khoan giếng, nguồn nước này dùng để phục vụ hầu hết các hoạt động của người dân hàng ngày như: Tắm, giặt, ăn uống và chế biến nông sản,…

* Tài nguyên rừng: Xã Tân Hòa có tổng diện tích đất lâm nghiệp là: 713,89 ha, tập trung chủ yếu ở 6 xóm ở miền đông là các xóm: Xóm Cà, xóm Vàng Ngoài, xóm Trại Giữa, xóm Giếng Mật, xóm Đồng Ca và xóm Trụ Sở.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Vài năm trở lại đây với sự triển khai đồng bộ và thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế xã hội, sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành đoàn thể và chính quyền cùng người dân địa phương, bộ mặt nông thôn ở Tân Hòa đã có những đổi thay rõ rệt. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn luôn phát triển ổn định, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm thiểu đáng kể.

Xác định việc nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, những năm gần đây xã Tân Hòa luôn đẩy mạnh các chương trình kinh tế nông nghiệp nông thôn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tận dụng những lợi thế của địa phương phát triển các mô hình kinh tế phù hợp đem lại năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cao. Nhờ việc tập trung phát triển kinh tế sản xuất nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Với đặc điểm đất đai nơi đây chủ yếu là đồi núi, thuận lợi cho việc trồng và phát triển rừng, chính vì thế người dân địa phương được khuyến khích trồng các giống cây keo cao sản, đồng thời được cung cấp cây giống cũng như kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng, nhờ đó tạo được sự nhiệt tình hăng hái cho người dân tham gia trồng rừng, phát triển sản xuất. Được biết, mỗi năm bà con nhân dân trong xã trồng được trên 60ha cây keo. Đến thời điểm này, tổng diện tích rừng trồng trên toàn xã là

trên 800ha. Hiện nay toàn xã có trên 20 cơ sở sản xuất đồ gỗ và 5 xưởng bóc ván gỗ, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương mỗi năm. Bên cạnh đó, để có nguồn thu nhập ổn định cho người dân, công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cũng được xã đặc biệt quan tâm. Theo thống kê, trong năm 2020 đã có trên 200 người lao động có việc làm mới tại các công ty, doanh nghiệp và đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài thông qua các chương trình liên kết giới thiệu việc làm.

Cùng với việc phát triển kinh tế, việc hoàn thiện hạ tầng nông thôn cũng được địa phương này đặc biệt chú trọng. Thông qua việc vận động người dân hiến đất, đóng góp sức người, sức của để xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công trình hạ tầng nhằm phục vụ cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong năm 2020, cùng với nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, xã đã vận động được nhân dân hiến trên 6000m2 đất, đóng góp trên 4 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn và sửa chữa một số công trình thủy lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Đến nay, gần 70% tuyến đường liên xóm đã được bê tông hóa đảm bảo thuận lợi cho các hoạt động giao thương, buôn bán của nhân dân trên địa bàn diễn ra thuận lợi, góp phần vào việc phát triển kinh tế.

Trong 6 tháng cuối năm 2020, xã sẽ tiếp tục chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá và đôn đốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đồng thời phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương vận động nhân dân phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội năm 2020. Cùng với đó, xã Tân Hòa đã chỉ đạo công tác tích cực tuyên truyền cho nhân dân hỗ trợ người dân trong ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua đó nâng cao năng suất và thu nhập của người dân, từ đó đưa nền kinh tế phát triển và phấn đấu đạt thu nhập bình quân trên đầu người từ 30 triệu đồng/người/năm trở lên và phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3,78% trở lên.

Với những nỗ lực, quyết tâm cao của chính quyền và người dân địa phương đời sống của bà con nhân dân nơi đây cơ bản ổn định và ngày càng phát triển. Cũng theo ông Trọng, trong thời gian tới xã sẽ tiếp tục phát huy những lợi thế vốn có

nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời tranh thủ mọi người lực, phấn đấu đưa xã về đích nông thôn mới trong năm 2021.

4.1.3. Văn hóa, giáo dục, y tế

* Văn hóa

Nhà văn hóa được xây dựng 14/14 thôn.

* Giáo dục

Về cơ sở giáo dục xã gần như đã hoàn thiện xây dựng khang trang gồm có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở nhưng trang thiết bị còn hạn chế và chất lượng giảng dạy và đang được cải thiện nâng cao

* Y tế

Trong những năm qua, y tế địa phương đã đạt được những thành quả đáng kể với nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, thực hiện các chương trình quốc gia về y tế, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế cơ sở, các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chuyên của các cán bộ...

4.1.4. Đánh giá về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã Tân Hòa

4.1.4.1. Thuận Lợi

Xã Tân Hòa có vị trí, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nông nghiệp, Tài nguyên đất đai khá màu mỡ là thế mạnh để phát triển nông nghiệp như cây lúa, trồng rau và chăn nuôi…

Xã Tân Hòa là một xã miền núi có diện tích đất hầu hết là các loại rừng tái sinh, rừng sản xuất đang trong thời kỳ khoanh nuôi và được bảo vệ nên rất thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp tại địa phương.

Mặc dù xã Tân Hòa có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá hạn chế những quỹ đất sử dụng dành cho vào mục đích kinh tế có rất nhiều thuận lợi đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất cũng như quy cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ dễ dàng.

Xã được nhiều sự quan tâm và chỉ đạo từ cấp trên xã đã được đầu tư tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế góp phần cải thiện chất lượng sống cho người dân

Hệ thống thủy lợi cơ bản cũng đã hoàn thiện có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã tân hòa huyện phú bình tỉnh thái nguyên năm 2020 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)