Động học quá trình trong bao hơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thiết kế hệ điều khiển mức nước bao hơi trong nhà máy điện (Trang 27 - 29)

Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện bao hơi

Q - Nhiệt lượng được cung cấp tới giàn ống sinh hơi.

qf - Nước cấp được cung cấp tới bao hơi và hơi bão hòa

qs - Hơi nước được đưa từ lò hơi tới các bộ quá nhiệt và tuabin.

Sự xuất hiện của hơi nước bên trong chất lỏng của bao hơi gây ra hiện tượng sôi bồng và co lại, điều này chính là nguyên nhân làm cho điều khiển mức trở nên khó khăn. Trong thực tế thì hệ thống có nhiều phức tạp hơn nhiều so với hình vẽ trên. Hệ thống sẽ có nhiều hình dạng phức tạp và có nhiều đường ống hơn. Hơi nước thoát ra từ giàn ống sinh hơi đi qua bộ lọc để tách hơi từ nước. Bất chấp sự phức tạp của hệ thống, lưu lượng hơi lưu chuyển trong bao hơi phải đảm bảo đồng thời hai điều kiện là bảo toàn khối lượng và cân bằng năng lượng.

Một thuộc tính quan trọng của bao hơi đó là sự truyền nhiệt hiệu quả do sự sôi và ngưng tụ. Tất cả các bộ phận của hệ thống được tiếp xúc với hỗn hợp hơi nước bão hòa sẽ được ở trạng thái cân bằng về nhiệt. Năng lượng được tích trữ trong hơi và nước được phát tán hoặc hấp thụ rất nhanh chóng khi thay đổi áp lực. Cơ chế này là chìa khóa để hiểu được động lực học bao hơi. Sự giải phóng năng lượng một cách nhanh chóng đảm bảo các bộ phận khác nhau của lò hơi thay đổi nhiệt độ của chúng với cùng một cách. Bởi vì lí do đó mà động lực học có thể bị quy định bởi những mô hình bậc thấp. Trong thực tế, áp lực bao hơi và động lực năng lượng hoàn toàn có thế được biểu diễn rất tốt thông qua phương

trình động học bậc nhất được đưa ra bởi Asstrom and Eklund (1972). Lúc đầu, nó gây ngạc nhiên rằng những tác động phân phối có thể được bỏ qua cho một hệ thống với kích thước vật lý rất lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thiết kế hệ điều khiển mức nước bao hơi trong nhà máy điện (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)