Sơ đồ điều khiển hai tín hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thiết kế hệ điều khiển mức nước bao hơi trong nhà máy điện (Trang 34 - 37)

Sơ đồ nguyên lý được thể hiện ở hình 2.6 và đặc tính tĩnh hệ điều chỉnh

hai xung thể hiện ở hình 2.7.

Bộ điều chỉnh nước cấp có hai xung lượng có hai tín hiệu vào đó là tín hiệu mức nước H và tín hiệu hơi ra khỏi lò D.

Đặc tính tĩnh của hệ thống điều chỉnh hai xung lượng được biễu diễn trên

hình 2.7 nhận được bằng cách cộng tổng các đặc tính điều chỉnh tĩnh của bộ điều chỉnh có độ không đồng đều với đặc tính của tín hiệu theo lưu lượng hơi. Tín hiệu theo mức nước bao hơi có quan hệ bậc hai với phụ tải hơi của lò do đó đặc tính tĩnh của quá trình điều chỉnh có dạng như trên.

LT S Δ A/M ACTU POT - +

Hình 2.6: Hệ thống điều chỉnh hai xung Hình 2.7: Đặc tính tĩnh hệ hai xung

Trong đó: BH bao hơi; BQN bộ quá nhiệt; BĐC bộ điều chỉnh; BHN bộ – - - -

hâm nước;

Bộ điều chỉnh hai xun nhận được sự thay đổi về lưu lượng hơi nước chỉ g

qua sự thay đổi về mức nước trong bao hơi, vị trí mức nước trong bao hơi chủ yếu phụ thuộc vào phụ tải, nhưng nó còn chịu ảnh hưởng của lưu lượng nước cấp vào lò được xác định bằng độ chênh lệch áp suất trên van điều chỉnh nước cấp.

Do đó, trong những điều kiện như nhau vị trí của mức nước phụ thuộc

vào giáng áp trên van điều chỉnh. Trên hình 2.7 biểu thị hai đường đặc tính ứng

với giáng áp ∆Pmax và ∆Pmin. Vùng mà vị trí mức nước có thể rơi vào nằm giữa hai đường đặc tính này.

Như vậy, khi lưu lượng hơi từ lò thay đổi bộ điều chỉnh trên sẽ tác động trước khi mức nước trong bao hơi thay đổi, vì vậy nâng cao được chất lượng của quá trình điều chỉnh.

Đặc tính động của hệ thống điều chỉnh hai xung được biểu diễn như hình

Hình 2.8: Đặc tính động của hệ thống điều chỉnh hai xung

Quá trình điều chỉnh như sau: Khi phụ tải của lò hơi thay đổi tăng đột ngột, tín hiệu thay đổi lưu lượng hơi được truyền đến bộ điều chỉnh và từ đó tín hiệu ra tăng độ mở của van nước cấp, tăng lưu lượng nước cấp vào lò. Điều này dẫn đến làm tăng mức nước bao hơi vì ảnh hưởng của hiện tượng sôi bồng mức nước (khi lưu lượng hơi tăng thì áp suất bao hơi giảm) và do lưu lượng nước cấp tăng. Mặt khác khi tín hiệu mức nước tăng lên sẽ truyền đến bộ điều chỉnh, từ đó cho tín hiệu ra giảm lưu lưọng nước cấp vào lò. Sự giảm lưu lượng nước cấp so với lưu lượng hơi ra khỏi lò sẽ làm phá vỡ cân bằng vật chất càng làm giảm mức nước, tín hiệu giảm mức nước này lại được truyền đến bộ điều chỉnh tăng lưu lượng nước cấp vào lò tương ứng với sản lượng hơi ra khỏi lò và mức nước trong bao hơi lại ổn định ở vị trí ban đầu. Quá trình điều chỉnh kết thúc.

Hệ thống điều chỉnh hai xung lượng có nhược điểm là: nó chỉ có thể nh n ậ

biết được sự thay đổi lưu lượng nước cấp vào lò thông qua sự thay đổi mức nước trong bao hơi nên quá trình điều chỉnh có sự dao động mức nước. Nhưng hệ thống này lại khắc phục được sự dao động mức nước về phía thay đổi phụ tải hơi.

Bộ điều chỉnh hai xung này được sử dụng với các lò hơi mà trong đó sự thay đổi mức nước xảy ra rõ rệt, còn dao động áp suất trong đường ống cấp nước

Sơ đồ này thường dùng cho lò hơi loại trung bình và nhỏ có phụ tải ít thay đổi.

Các ký hiệu trên sơ đồ:

- LT: bộ cảm biến mức nước

- FT: bộ cảm biến lưu lượng hơi quá nhiệt

- LIC: bộ điều chỉnh và chỉ thị mức

- S: giá trị đặt mức nước bao hơi

- Σ: bộ cộng tíni hiệu

- Δ: bộ so sánh

- A/M: đặt chế độ làm việc tự

động, bằng tay

- ACTU: cơ cấu chấp hành

- POT: bộ phản hồi vị trí van cấp nước

Hình 2.9 : Sơ đồ điều khiển mức nước bao hơi hai tín hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, thiết kế hệ điều khiển mức nước bao hơi trong nhà máy điện (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)