Những vấn đề đặt ra trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC TRỞ THÀNH ĐÔ THỊ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI, NGHĨA TÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 26 - 28)

truyền thống trong giai đoạn hiện nay

Trong bất kỳ giai đoạn lịch sử cách mạng nào, đòi hỏi chúng ta phải không ngừng xây dựng nền văn hóa phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, để đảm bảo không đi chệch định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh, điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng và sự tác động mạnh mẻ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần tăng cường bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Coi trọng văn hóa và gắn văn hóa với phát triển làm cơ sở đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững nên trong giai đoạn hiện nay cần chú trọng những điểm sau:

Thứ nhất, các giá trị văn hóa truyền thống phải thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tể. Các giá trị văn hóa dân tộc phải hướng đến những giá trị chung trong đánh giá, kể cả các giá trị tinh thần nhân quyền, dân chủ... Việc ra đời và hoàn thiện các công ước quốc tế đã hướng các dân tộc phải chấp nhận những giá trị chung, như: sở hữu trí tuệ, nhân quyền, đa dạng văn hóa, thống nhất văn hỏa, bảo vệ di sản văn hóa..

Thứ hai, các giá trị văn hóa truyền thống phải khẳng định vị thế của mình trong xu thế đối thoại giữa các nền văn hóa trên thế giới. Cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa hiện nay là sự đánh giá, so sánh lựa chọn các giá trị đã có theo quan điểm nhân văn hiện đại nhằm định hướng cho sự phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại kinh tế tri thức.

Thứ ba, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống góp phần tạo sức mạnh nội sinh để hội nhập và phát triển bền vững. Việt Nam cũng như một số quốc gia đang phát triển đang phải chịu áp lực từ các nền văn hóa bên ngoài. Trong xu

hướng vừa đấu tranh, vừa hợp tác như hiện nay, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa là cơ sở để bảo vệ sự đa dạng văn hóa, chống chủ nghĩa đế quốc về văn hóa, giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và văn hóa.

Thứ tư, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay cần chú ý những vấn đề có tính nguyên tắc. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc phải trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các yếu tố truyền thống và đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại các giá trị tích cực. Từ đó, sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới có ý nghĩa định hướng cho phát triển bền vững đất nước.

Chương 2.

Thực trạng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống góp phần xây dựng, phát triển thành phố Thủ Đức trong thời gian qua

Một phần của tài liệu BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC TRỞ THÀNH ĐÔ THỊ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI, NGHĨA TÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)