a. Cơ sở vật chất:
- Máy móc trang thiết bị còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa đáp ứng việc quản lý, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, gây khó khăn trong việc tra cứu thông tin của người dân địa phương
- Hệ thống tài liệu lưu trữ cồng kềnh, gây khó khăn trong việc thu thập và tra cứu thông tin.
b. Cơ sở kỹ thuật:
- Dữ liệu mới bị trộn lẫn với dữ liệu cũ gây ra rất nhiều khó khăn cho người thực hiện.
- Tại địa phương chưa đáp ứng được điều kiện về công nghệ để sử dụng nền tảng dữ liệu trên không gian mạng. Việc tra cứu trực tuyến vẫn hạn chế. - Chưa liên kết được dữ liệu với các ngành khác trong ngành Tài Nguyên Môi Trường.
- Dữ liệu không gian và thuộc tính địa chính chưa được cập nhật thường xuyên nên lạc hậu so với hiện trạng thực tế, cần thực hiện khảo sát, chỉnh lý thường xuyên, cần thiết phải đo vẽ bổ sung.
- Sử dụng mạng LAN để đồng bộ các máy tính, chia sẻ dữ liệu hoặc khai
thác thông tin hay làm việc trực tiếp trên máy tính khác có thể bị mất dữ liệu hoặc bị lỗi dữ liệu. Tốc độ mạng còn chậm nên hiệu quả làm việc chưa cao.
- Không thể làm việc, xử lí dữ liệu khi không có điện hoặc mạng
internet.
c. Nguồn nhân lực:
- Chưa có nhiều đội ngũ chuyên môn có tay nghề đáp ứng được yêu cầu cao trong việc khai thác và sử dụng CSDL.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác CNTT còn thiếu, vẫn phải kiêm nhiệm các công việc khác.
d. Tài chính
- Nguồn kinh phí lớn, cần huy động trong thời gian ngắn. - Tốn nhiều kinh phí nhưng hiệu quả ứng dụng chưa cao.
- Do xây dựng CSDL thường không đồng bộ và liên tục nên việc xin duyệt kinh phí thường rất mất thời gian.
- Việc duy trì kinh phí cho xây dựng CSDL cũng là một vấn đề rất lớn sau khi đã hết nguồn tài trợ.
e. Những yếu tố khách quan
- Nhiều trường hợp người dân địa phương không phối hợp trong việc điều tra thông tin.
- Số lượng dữ liệu lớn gây khó khăn trong việc điều tra; nhập dữ liệu dễ gặp sai sót; rắc rối phát sinh trong quá trình xử lý, gây nhầm lẫn thông tin hoặc không cho ra kết quả.
- Đất đai biến động liên tục gây khó khăn trong việc xây dựng CSDL. - Dự án xây dựng CSDL có nhiều nội dung mới và phức tạp, phải thực hiện đồng bộ từ đo đạc, thành lập mới hoặc chỉnh lý hoàn thiện bản đồ, kê khai đăng ký lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận gắn với rà soát, cập nhật toàn bộ các biến động đất đai, nhất là gắn với xử lý vi phạm đất đai, từ đó, xây dựng
mới hoặc hoàn thiện lại hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu theo các phần mềm chuẩn và công nghệ được Bộ Tài nguyên cho phép sử dụng. Trong quá trình thực hiện bằng các thiết bị, công nghệ mới, hiện đại phải bảo đảm tính kế thừa của hệ thống hồ sơ địa chính cũ. Vì vậy, khối lượng công tác chuyên môn phải thực hiện tại một địa bàn thường rất lớn, thời gian kéo dài và bị chi phối bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật của nhiều lĩnh vực khác nhau.