Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.5. Đặc điểm của cán bộ công chức cấp cơ sở
Theo Đỗ Quỳnh Liên (2019), CBCC cấp cơ sở (xã, thị trấn, phường) có những đặc điểm cơ bản của đội ngũ CBCC trong nền công vụ Việt Nam. Tuy nhiên, do vị trí, vai trị của chính quyền cấp xã nên đội ngũ CBCC cấp xã có những đặc điểm mang tính đặc thù như sau:
Thứ nhất, CBCC cấp xã là người trực tiếp làm việc với người dân. Mọi
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều do đội ngũ CBCC cấp xã phổ biến, triển khai để nhân dân hiểu rõ và thi hành.
Thứ hai, CBCC cấp xã thường hội tụ đủ các vai trò khác nhau mà họ phải
thể hiện như: công dân; đồng hương, bà con, họ hàng; người đại diện của cộng đồng; đại diện cho Nhà nước,.... Những vai trị này vừa có tính thống nhất vừa có tính mâu thuẫn, xung đột trong mỗi hồn cảnh, ít nhiều có tác động, chi phối hoạt động công vụ của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân - cộng đồng - Nhà nước.
Thứ ba, hoạt động thực thi công vụ của CBCC cấp xã mang tính đa dạng,
phức tạp. Họ phải giải quyết tất cả các công việc trong đời sống xã hội ở địa phương, mang tính thường xuyên để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
Thứ tư, hiện nay trình độ của CBCC cấp xã đã từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều bất cập về trình độ văn hố, nhận thức, năng lực thực thi công vụ, đặc biệt là CBCC ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.