2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu
Chủ yếu sử dụng tiếp cận hệ thống để thu thập và phân tích thơng tin số liệu liên quan đến năng lực của CBCC cơ sở trong quá trình CNH, HĐH đang diễn ra ở địa phương.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin từ những số liệu đã cơng bố chính thức của cơ quan Nhà nước các cấp: tỉnh, thành phố, xã/phường liên quan đến số lượng, chất lượng CBCC cơ sở. Thu thập thông tin từ những báo cáo đã được công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của thành phố Sông Công, các xã/phường trên địa bàn. Những số liệu này thu thập chủ yếu từ: UBND thành phố Sông Cơng, các phịng Nội vụ, Thống kê, Quản lý đô thị,…
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a) Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập thơng tin số liệu có liên quan đến đề tài ở tất cả 10 đơn vị xã, phường trên địa bàn Thành phố, gồm ít nhất các thơng tin chính như: Số CBCC xã; Đặc điểm danh tính CBCC; Chức vụ hiện tại đang đảm nhận; Học vấn, học vị; Trình độ chun mơn nghiệp vụ; Trình độ lý luận chính trị; Trình độ quản lý nhà nước,.... Để thực hiện phương pháp này, một bảng kiểm kê liệt kê các thông tin cần được thiết lập.
b) Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi
Đối tượng điều tra là CBCC xã, phường tại địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp này để điều tra sâu đối với CBCC về đặc điểm danh tính của CBCC (họ tên, tuổi, chức vụ, công việc hiện tại, thâm niên công tác, ngành nghề đào tạo, bậc đào tạo,....); Sự hài lịng/say mê trong cơng việc hiện tại; Khoảng cách từ nhà đến cơ quan, phương tiện đi lại; Thực trạng sử dụng website, điện thoại thông minh; Huấn luyện, tập huấn; Việc làm thêm, thu nhập; Sự hiểu biết về nông nghiệp cơng nghệ cao, nơng nghiệp thơng minh thích ứng với biến đổi khí hậu; Khó khăn, rào cản trong tác nghiệp? Mong muốn nguyện vọng của CBCC,...
Để thực hiện phương pháp này một phiếu điều tra cần được thiết kế. Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở Phụ lục.
Phương pháp chọn mẫu điều tra: Tổng số lượng mẫu được lựa chọn để điều tra được tính theo cơng thức Slovin (1984) như sau:
n = N/(1 + N.e2)
Trong đó: n là dung lượng mẫu được lựa chọn để điều tra;
N: Tổng thể. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Sông Cơng có tổng số 176 CBCC cơ sở;
e: Sai số. Mẫu được chọn đảm bảo yêu cầu có sai số không vượt quá 7,5%, tức e = 0,075.
Áp dụng công thức trên, ta có n = 88,4, lấy trịn số là 90. Tức tổng số mẫu cần điều tra là 90 CBCC.
Số đơn vị phường, xã được lựa chọn để điều tra là 6 trên tổng số 10 đơn vị hành chính của Thành phố, gồm 3 phường nội thị (đơ thị): Mỏ Chè, Phố Cị và Bách Quang và 3 xã ngoại thị (nơng thơn): Bình Sơn, Bá Xun và Tân Quang. Lý do chọn các phường, xã này nhằm đại diện cho cả hai khu vực nội thị và ngoại thị của thành phố Sơng Cơng.
Mỗi đơn vị phường, xã có 15 CBCC được lựa chọn để điều tra, nên dung lượng mẫu CBCC điều tra tại tất cả 6 đơn vị hành chính Mỏ Chè, Phố Cị, Bách Quang, Bình Sơn, Bá Xun và Tân Quang trên đây là 90 CBCC.
c) Phương pháp thảo luận nhóm
Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để thảo luận với nhóm đối tượng là đại diện lãnh đạo phịng Nội vụ, phòng Kinh tế, CBCC cấp cơ sở. Nội dung thảo luận là những khó khăn, thách thức, những hạn chế, rào cản, yếu kém và yếu tố ảnh hưởng đến thực thi nhiệm vụ của đội ngũ CBCC hiện nay; Giải pháp chủ yếu nhằm năng cao năng lực CBCC xã, phường trong q trình CNH, HĐH. Đo lường mức độ khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến thực thi công vụ của CBCC cơ sở được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10. Chi tiết cách đánh giá, cho điểm được trình bày ở Bảng 2.1 mục Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài, được trình bày ở mục tiếp sau trong chương này.
Như vậy, có ít nhất 3 cuộc thảo luận với nhóm đối tượng là đại diện lãnh đạo phòng Nội vụ, phòng Kinh tế, CBCC cấp cơ sở trên đây, gồm (1) Thảo luận những khó khăn, thách thức, những hạn chế, rào cản, yếu kém của CBCC cơ sở địa phương; (2) Thảo luận, xác định và đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến thực thi nhiệm vụ của đội ngũ CBCC hiện nay; và (3) Thảo luận giải pháp chủ yếu nhằm năng cao năng lực CBCC xã, phường trong q trình CNH, HĐH.
2.3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: Các tài liệu thống kê đảm bảo giá trị pháp lý được triệt để khai thác phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lí, trên cơ sở dữ liệu và kết quả thống kê KT - XH của Chi cục thống kê Thành phố, phòng Nội vụ,… cùng các ban ngành khác có liên quan.
- Phương pháp phân tích trên máy tính bằng phần mềm Excel với cơng cụ PivitTable. Phương pháp này sử dụng để tính tốn thống kê thơng dụng đối với
các thông tin định lượng trong phiếu điều tra được tính tốn xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như SD, SE, CV%.
- Phương pháp bản đồ, biểu đồ: Đây là phương pháp đặc trưng trong nhiên cứu Địa lí học. Tác giả đã thiết lập bản đồ phân bố các loại cây trồng, vật nuôi,… trên cơ sở dữ liệu thu thập được và chồng xếp các bản đồ chuyên đề nhằm xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. Đồng thời các mối liên hệ, các tác động qua lại còn được minh họa bằng nhiều biểu đồ và đồ thị.
- Phương pháp so sánh: So sánh năng lực CBCC cơ sở theo 2 nhóm: nhóm CBCC cơ sở ở nội thị, đơ thị (tức phường) và nhóm CBCC cơ sở ở ngoại thị, nơng thôn (tức xã).
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nhóm thơng tin về đặc điểm danh tính của CBCC cơ sở (họ tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại, e-mail, chức vụ hiện tại đảm nhận,....).
- Nhóm thơng tin về trình độ, đào tạo của CBCC: Học vấn, lý luận chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ bằng cấp cao nhất, trình độ quản lý nhà nước (cử nhân, cao cấp, trung cấp, sơ cấp, chưa đào tạo), tập huấn, sự hài lịng/say mê với cơng việc hiện tại, khoảng cách từ nhà đến cơ quan, phương tiện đi lại, thu nhập, việc làm thêm,...
- Nhóm thơng tin về trình độ tin học: sử dụng máy tính (word, excel), khả năng tìm kiếm thơng tin trên website, khả năng sử dụng e-mail, chụp ảnh, sử dụng điện thoại thơng minh,...
- Nhóm thơng tin về năng lực chun mơn và kỹ năng công tác; chất lượng và hiệu quả thực hiện công việc được giao; năng lực tổ chức, quản lý,...
- Nhóm thơng tin về kỹ năng mềm khác: Khả năng giao tiếp ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, lập kế hoạch, giám sát, kiểm tra,...
- Nhóm thơng tin về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần, thái độ, yêu nghề nghiệp; kỹ năng tiếp dân, mong muốn, nguyện vọng của CBCC,...
- Nhóm thơng tin về khó khăn, thách thức, rào cản, hạn chế, yếu kém và yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thực thi nhiệm vụ của đội ngũ CBCC hiện nay. Đo lường mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến thực thi công cụ của CBCC được xác định bằng cách cho điểm thang bậc từ 1-10, trong đó điểm 1 là thấp nhất, điểm 10 là cao nhất, tương ứng với các mức độ: 1, 2, 3, 4 và 5, và ứng với đó là các mức ý nghĩa: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến thực thi cơng vụ của CBCC
TT Thang điểm 1 2 3 4 5
- Nhóm thơng tin về giải pháp chủ yếu nhằm năng cao năng lực CBCC xã, phường trong quá trình CNH, HĐH ở thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên.