4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực thi công vụ của cán bộ công chức cơ sở thành
công chức cơ sở thành phố Sông Công
Như đã phân tích ở chương 1, thực thi công vụ của CBCC cơ sở chịu tác động của 2 nhóm yếu tố: (i) Yếu tố khách quan như: Chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật CBCC,… và (ii) Yếu tố chủ quan như: Tinh thần trách nhiệm trong công tác; Ý thức tổ chức kỷ luật của CBCC; Sức khỏe; Trí tuệ và khả năng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao; Chuyên môn nghề nghiệp; Ý chí, niềm tin; Năng lực,...
Phương pháp thực hiện: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với nhóm đối tượng là đại diện lãnh đạo phòng Nội vụ, phòng Kinh tế, CBCC cấp cơ sở. Nội dung thảo luận: xác định những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi công vụ của cán bộ công chức cơ sở và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó bằng cách cho điểm được trình bày ở Bảng 2.1. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tập trung phân tích sâu về 8 yếu tố ảnh hưởng đến thực thi công vụ của CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công. Các yếu tố này gồm: Tinh thần trách nhiệm trong công tác; Chuyên môn nghề nghiệp; Chế độ, chính sách; Ý thức tổ chức kỷ luật, Năng lực và khả năng thực hiện; Ý chí và niềm tin; Sức khỏe và trí tuệ; Khen thưởng, kỷ luật.
a) Tinh thần trách nhiệm đối với công việc
Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận với cơ quan, tổ chức, xã hội. Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Trách nhiệm luôn là một gánh nặng nhưng nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển. Và trên thực tế, người sống có trách nhiệm sẽ luôn được người khác tôn trọng và cũng dễ dàng đạt được thành công hơn. Tinh thần trách nhiệm được xem là phẩm chất quan trọng của mỗi nhân sự. Tinh thần trách nhiệm được thể hiện qua các biểu hiện cụ thể thông qua cách làm việc: Đạt được mục tiêu công việc đúng thời hạn chuẩn, luôn tập trung hết sức để hoàn thành một nhiệm vụ. Tinh thần trách nhiệm là yếu tố thúc đẩy sự thành công của mỗi cá nhân, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống của bạn. Trong công việc, một nhân viên có trách nhiệm sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu
một cách xuất sắc. Đặc biệt, khi đối diện với vô vàn khó khăn và thách thức, tinh
thần này sẽ đồng hành cùng bạn, sẵn sàng giúp bạn tìm được hướng giải quyết tốt nhất. Ngược lại, nếu bạn thiếu tinh thần trách nhiệm khi làm việc, công việc sẽ trì trệ, kết quả đạt được không như mong muốn. Điều tồi tệ nhất là bạn sẽ liên tục gặp thất bại mà khó có thể vượt qua được nếu như không thay đổi ý thức của bản thân.
Kết quả thảo luận đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố tinh thần trách nhiệm đối với công việc đến thực thi công vụ của CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công đạt 9,5 điểm, mức độ 5, mức ý nghĩa rất cao, cao nhất trong các yếu tố khảo sát (Bảng 3.9).
b) Ý thức tổ chức kỷ luật
Việc chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện quy định về những điều CBCC không được làm và các nội quy, quy chế của địa phương, cơ quan, đơn vị; các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt, đóng góp theo quy định; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với mọi người. Tiêu chí đánh giá ý thức tổ chức kỷ luật đối với CBCC bao gồm: Chấp hành sự phân công của tổ chức; Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác; Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định; Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.
Kết quả thảo luận đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố ý thức tổ chức kỷ luật đối với công việc đến thực thi công vụ của CBCC cơ sở ở thành phố
Sông Công đạt 9,0 điểm, ở mức độ 5, mức ý nghĩa rất cao trong số các yếu tố khảo sát (Bảng 3.9).
c) Ý chí và niềm tin
Nếu như ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngoài và bên trong. Năng lực này không phải tự nhiên ai cũng có như nhau – nói cách khác, ý chí là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộc tính tâm lí của nhân cách, thì niềm tin là thứ niềm tin cho bạn cảm xúc đặc biệt, giúp cho bạn có thêm động lực để hoàn thành các mục tiêu, mong muốn và dự định của
mình. Niềm tin định hướng cho con người có những quyết định và hành động
đúng đắn. Niềm tin được định nghĩa là bộ lọc tự nhiên giúp lựa chọn thông tin từ đó chỉ lối cho mọi hành động của bạn. Niềm tin là thứ cảm xúc đặc biệt, nó không nhất thiết phải là những gì mình thấy. Nhưng niềm tin thường xuất hiện và có xu hướng hình thành khi bạn nhìn thấy điều gì đó phù hợp với hệ tư tưởng và kiến thức nền của bạn. Đồng thời khi niềm tin xuất hiện, bạn cũng thường có xu hướng loại bỏ những thông tin trái chiều đối nghịch với niềm tin của bạn. Đó được gọi là cảm xúc niềm tin, điều này dẫn đến việc thiếu đánh giá sự vật sự việc một cách khách quan.
Kết quả thảo luận đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố ý chí và niềm tin đến thực thi công vụ của CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công đạt 7,5 điểm, mức độ 4, mức ý nghĩa cao trong số các yếu tố khảo sát (Bảng 3.9).
d) Sức khỏe và trí tuệ
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật. Trí tuệ (hoặc thông thái, sáng suốt, thông tuệ, sự khôn ngoan) là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc.
Kết quả thảo luận đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố sức khỏe và trí tuệ đến thực thi công vụ của CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công đạt 7,5 điểm,
mức độ 4, mức ý nghĩa cao trong số các yếu tố khảo sát (Bảng 3.9).
e) Chuyên môn nghề nghiệp
Chuyên môn nghề nghiệp hay còn gọi chuyên môn nghiệp vụ là toàn bộ khái niệm, quy trình, công cụ, phương tiện, kĩ thuật của một vị trí nhất định, dùng để phục vụ hoàn thành các yêu cầu đề ra cho công việc. Chuyên môn nghiệp vụ là một trong những yêu cầu cơ bản đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được trong quá trình làm việc. Theo điểm c, Điều 1 Thông tư số 13/2019
ngày 6/11/2019 của Bộ Nội vụ thì tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ như sau: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Bảng 3.9. Yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến thực thi công vụ của cán bộ công chức cơ sở thành phố Sông
Công
TT Yếu tố ảnh hưởng
1 Tinh thần trách nhiệm trong công tác
2 Ý thức tổ chức kỷ luật
3 Ý chí và niềm tin
4 Sức khỏe và trí tuệ
5 Chuyên môn nghề nghiệp
6 Năng lực và khả năng thực hiện
7 Chế độ, chính sách
8 Khen thưởng, kỷ luật
Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2021
Kết quả thảo luận đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố ý chuyên môn nghề nghiệp đến thực thi công vụ của CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công đạt 9,5 điểm, mức độ 5, mức ý nghĩa rất cao, cao nhất trong số các yếu tố khảo sát (Bảng 3.9).
f) Năng lực và khả năng thực hiện
Năng lực (Competency) được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà người lao động cần phải có để đáp ứng yêu cầu công việc, và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Năng lực là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của một người có thể đáp ứng đối với một công việc nhất định nào đó, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để cá nhân có thể hoàn thành một việc nào đó hiệu quả hơn so với người khác. Trong khi đó, khả năng là "cái hiện chưa có" nhưng bản thân khả năng có tồn tại, đó là một sự tồn tại đặc biệt tức là cái sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, song bản thân khả năng thì tồn tại.
Tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của CBCC được quy định: (i) Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý: Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị; Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể. (ii) Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
Kết quả thảo luận đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố ý năng lực và khả năng thực hiện đến thực thi công vụ của CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công đạt 9,0 điểm, mức độ 5, mức ý nghĩa cao trong số các yếu tố khảo sát (Bảng 3.9).
g) Chế độ, chính sách
Chính sách là một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý. Một chính sách là một tuyên bố về ý định, và được thực hiện như một thủ tục hoặc giao thức. Các chính sách thường được cơ quan quản trị thông qua trong một tổ chức. Chính sách có thể hỗ trợ cả việc đưa ra quyết định chủ quan và khách quan. Các chính sách hỗ trợ trong việc ra quyết định chủ quan thường hỗ trợ quản lý cấp cao với các quyết định phải dựa trên thành tích tương đối của một số yếu tố và do đó thường khó kiểm tra khách quan. Chế độ là hệ thống các quy định pháp luật cần phải được tuân thủ trong một quan hệ xã hội nhất định nhằm đạt được mục đích nhất định.
Chế độ chính sách quan trọng nhất thường được nhắc đến là tiền lương và chế độ phúc lợi xã hội. Đối với tiền lương, một trong những quan điểm chỉ đạo trong cải cách chính sách tiền lương trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay là nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền
lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Chế độ phúc lợi là một trong những quyền lợi mà công chức nhận được trong quá trình tham gia lao động. Chế độ phúc lợi mà công chức được hưởng chủ yếu gắn liền với chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ y tế bắt buộc. Trách nhiệm thực hiện các quyền lợi về bảo hiểm xã hội và y tế bắt buộc do cả hai bên tham gia trong quá trình thực hiện quan hệ lao động: cơ quan sử dụng công chức và công chức cùng thực hiện.
Kết quả thảo luận đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố chế độ, chính sách đến thực thi công vụ của CBCC cơ sở ở thành phố Sông Công đạt 9,5 điểm, mức độ 5, mức ý nghĩa rất cao, cao nhất trong số các yếu tố khảo sát (Bảng 3.9).
h) Khen thưởng, kỷ luật
Nếu như khen thưởng là việc ghi nhận, tôn vinh và biểu dương, khuyến khích những cá nhân và tập thể có thành tích tốt trong quá trình làm việc, xây dựng tổ chức, khuyến khích bằng lợi ích, tuyên dương những tập thể có thành tích trong việc xây dựng và phát triển đơn vị, tổ chức của mình, thì kỷ luật là hiểu là quy định của công đồng, hay tổ chức, yêu cầu mọi người phải tuân thủ và thống nhất hành động theo đúng kỷ luật đưa ra nhằm hoạt động chất lượng và hiệu quả. Kỷ luật này thường thường được nhắc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức quy định theo chủ trương, các cấp lãnh đạo đề ra. Và nếu vi phạm kỷ luật sẽ bị xử lý theo đúng mức phạt được quy định. Trong khen thưởng phải đảm bảo các yêu cầu có tính nguyên tắc như công minh, công bằng, phải căn cứ vào thành tích, vào kết quả công việc để khen thưởng xứng đáng, tránh thổi phồng hoặc tô vẽ thành tích. Các mức khen thưởng đề ra phải có tính hiện thực, để công chức nỗ lực phấn đấu, có ý chí vươn lên trong công việc. Không nên quá dễ dãi, thiếu nghiêm túc hoặc xuề xòa trong khen thưởng hoặc đề ra mức khen thưởng quá thấp hoặc mang tính hình thức vì sẽ tạo ra sự nhàm chán, không có sự nỗ lực phấn đấu từ phía công chức. Vi phạm kỷ luật đối với công chức thường liên quan đến kỷ cương hành chính, vi phạm quy tắc, quy chế hoạt động của cơ quan. Mặt khác, trong hoạt động công vụ, quyền lực của công chức gắn với quyền lực công, nguồn tài chính công và khi giải quyết các quyền, lợi ích, nghĩa vụ của công dân, tổ chức nên khả năng lạm dụng quyền lực, sử dụng sai nguồn tài chính công, áp dụng sai, hoặc cố tình hiểu sai các quy định thủ tục hành chính. Công chức có sai phạm trong hoạt động công vụ thì phải chịu kỷ luật công vụ.
Như vậy, khen thưởng và kỷ luật là những công cụ, biện pháp quản lý trong quá trình xây dựng, phát triển và sử dụng cán bộ công chức. Thông qua khen thưởng và kỷ luật để động viên, cổ vũ những điển hình, những gương tốt, phê phán uốn năn và phòng ngừa những hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức. Sự kết hợp giữa khen thưởng và kỷ luật một cách chặt chẽ, công bằng, vô tư sẽ tạo ra động lực to lớn trong nền công vụ, là điều