1.3.1.1. Khái niệm học sinh trung học cơ sở
Theo Thông tư số 19/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Hệ thống chỉ tiêuthống kê ngành giáo dục, đã định nghĩa học sinh trung học cơ sở như sau: “Học sinh trung học cơ sở là học sinh học tại các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 đang học tập tại các trường trung học cơ sở và các trường phổ thông nhiều cấp học.” [31]
Như vậy, học sinh trung học cở sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh là: “Học sinh học tại các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 đang học tập tại các trường trung học cơ sở và các trường phổ thông nhiều cấp học tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh”.
1.3.1.2. Đặc điểm của học sinh trung học cơ sở
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở còn gọi là lứa tuổi thiếu niên. Đây là giai đoạn phát triển có bước nhảy vọt cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo các tác giả Nguyễn Thị Tứ, Lý Minh Tiên, Bùi Hồng Hà, Huỳnh Lâm Anh Chương trong quyển Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm [26], học sinh trung học cơ sở (hay còn gọi là thiếu niên) có những đặc điểm như sau:
a.Đặc điểm về phát triển thể chất
Học sinh trung học cơ sở có tốc độ phát triển cơ thể nhanh, mạnh nhưng không đồng đều. Chiều cao và cân nặng của cơ thể tăng lên nhanh chóng. Sự phát triển của hệ xương không đồng đều, vì thế khiến các em cảm thấy tay chân lóng ngóng, vụng về, hay làm đổ bể đồ vật… Điều đó khiến các em thấy không thoải mái, mất tự tin, rụt rè, nhút nhát.
Hệ tim mạch phát triển không cân đối, dẫn đến rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn như: Huyết áp không ổn định, hay mỏi mệt, chóng mặt, nhức đầu, tim đập nhanh, khi phải làm việc gì đó quá sức hoặc quá lâu.
Sự phát triển của hệ thần kinh: Trọng lượng não phát triển gần bằng người lớn, đặc biệt các vùng chức năng phát triển mạnh mẽ. Hình thành những phản xạ có điều kiện phức tạp giúp hình thành các chức năng trí tuệ bậc cao, là tiền đề cho sự phát triển các loại tư duy trừu tượng, tư duy logic,tư duy sáng tạo. Hoạt động hệ thần kinh chưa cân bằng, hưng phấn thường mạnh hơn ức chế. Hưng phấn mạnh cũng khiến các em khó làm chủ cảm xúc, dễ bị kích động, hay vi phạm kỉ luật, dễ có hành vi bốc đồng, thiếu tôn trọng người khác.
Sự phát triển của hệ nội tiết: Các tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh nhưng chưa ổn định, nên các em dễ xúc động, bực tức. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động mạnh và những biểu hiện của sự dậy thì xuất hiện. Biểu hiện chủ yếu của sự chín muồi sinh dục ở các em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng kinh nguyệt.
b.Đặc điểm hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở
Hoạt động học tập của học sinh trung học cơ sở có những đặc điểm nổi bật sau:
hơn. Chính vì thế, các em cần phải có phương pháp học tập phù hợp.
Thứ hai, có sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập: Các em được học nhiều môn học do nhiều thầy, cô giảng dạy, mỗi thầy cô có một phương pháp dạy học khác nhau nên đòi hỏi các em phải tích cực và chủ động nhiều hơn trong học tập.
Thứ ba, động cơ học tập của các em có một cấu trúc phức tạp, đa dạng nhưng chưa bền vững. Việc học của các em được thúc đẩy bởi nhiều loại động cơ, có động cơ xã hội, có động cơ nhận thức và cả động cơ cá nhân muốn được bạn bè thừa nhận, nể phục.
Thứ tư, có sự phân hóa thái độ đối với các môn học. Có môn các em cảm thấy “thích”, môn “không thích”, có môn “cần”, môn “không cần”. Từ đó dẫn đến các thái độ khác nhau trong học tập: Từ chăm chỉ, tích cực, đầy trách nhiệm, đến uể oải, thờ ơ, lười biếng. [26]
c.Đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh trung học cơ sở
Thiếu niên chuẩn bị bước vào thế giới của người lớn với bao điều mới lạ, thú vị, vì vậy các em rất thích khám phá, tìm tòi, học hỏi về những điều mới lạ xung quanh.
Hoạt động học tập có những thay đổi về nội dung và hình thức tạo điều kiện cho tính chủ định, tính mục đích phát triển mạnh trong tất cả các quá trình nhận thức: Tri giác, trí nhớ, chú ý, tư duy, tưởng tượng. Đặc biệt, tư duy trừu tượng phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho thiếu niên lĩnh hội được những tri thức lý luận, mang tính khái quát hóa cao. Đây cũng là cấu tạo tâm lý mới đặc trưng trong hoạt động nhận thức của thiếu niên.
d.Đặc điểm xúc cảm - tình cảm của học sinh trung học cơ sở
Đời sống xúc cảm - tình cảm của thiếu niên phát triển mạnh, dần hình thành nên những loại tình cảm cấp như tình cảm đạo đức (nhất là tình cảm gia đình và tình bạn), tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ, xuất hiện những rung cảm giới tính. Xúc cảm - tình cảm có nhiều thay đổi cả về nội dung và các hình thức biểu hiện so với tuổi nhi đồng. Các trạng thái xúc cảm - tình cảm thường có cường độ khá mạnh, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, các xúc cảm tích cực và tiêu cực nhanh chóng thay thế nhau.
e.Đặc điểm nhân cách của thiếu niên
Những cấu tạo tâm lý mới đặc trưng trong nhân cách của thiếu niên là: Cảm giác mình là người lớn (xu hướng vươn lên làm người lớn): Các em luôn mong muốn được công nhận rằng mình đã lớn, mong muốn được khẳng định bản thân mình, có nhu cầu được tôn trọng và độc lập. Các em có nguyện vọng hòa mình vào tập thể, tìm một chỗ đứng trong lòng tập thể. Các em tự ý thức về bản thân. Các em có khả năng đồng nhất với giới tính, có nghĩa là các em đã có khả năng nhận biết giới tính của mình và lựa chọn các hình thức thể hiện giới tính một cách khá phù hợp từ cách ăn mặc đến các phẩm chất giớitính. Ngoài ra, các em còn có khả năng tự đánh giá lại các giá trị, hình thành những quan điểm riêng. 1.3.1.3. Nhu cầu giao tiếp của học sinh trung học cơ sở
Theo các tác giả Nguyễn Thị Tứ, Lý Minh Tiên, Bùi Hồng Hà, Huỳnh Lâm Anh Chương trong quyển Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm [26], học sinh trung học cơ sở (hay còn gọi là thiếu niên) có nhu cầu giao tiếp như sau:
a.Hoạt động giao tiếp với người lớn
26
tiếp... làm xuất hiện ở các em “cảm giác mình là người lớn”. Các em luôn cố gắng để được mọi người công nhận rằng mình đã lớn, nên trong suy nghĩ và hành động các em thường bộc lộ rõ nhu cầu được độc lập, được tự khẳng định mình.
Hai là, nhu cầu được độc lập, được tự khẳng định mình trong quan hệ với người lớn được thể hiện rất cao. Các em đòi hỏi người lớn phải tôn trọng, tin tưởng đối xử bình đẳng.
Ba là, trong quan hệ với người lớn, ở thiếu niên xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Các em có nhu cầu, mong muốn được độc lập, thoát khỏi sự giám sát của người lớn nhưng mặt khác các em vẫn có nhu cầu mong muốn được người lớn gần gũi, chia sẻ, động viên định hướng cho mình.
Bốn là, trong tương tác với người lớn các em có xu hướng cường điệu hóa những tác động của người lớn mà bản thân các em cho là không phù hợp. Các em hay suy diễn, thổi phồng, cường điệu hóa những tác động đó.
b.Hoạt động giao tiếp với bạn bè
Nhu cầu kết bạn tâm tình, nguyện vọng hòa mình vào tập thể, tìm một chỗ đứng trong lòng tập thể là một cấu tạo tâm lý mới đặc trưng trong nhân cách của học sinh trung học cơ sở.
Nhu cầu kết bạn ở học sinh trung học cơ sở phát triển rất mạnh. Một mặt, nhu cầu kết bạn trở nên thiết yếu vì các em muốn được đối xử bình đẳng thân ái, muốn có người bạn tin cậy để chia sẻ, cùng trao đổi những điều thầm kín riêng tư mà trong quan hệ với người lớn các em ít đạt được. Mặt khác, đây là lứa tuổi đang khao khát tìm kiếm một chỗ đứng trong lòng bạn bè, một vị trí xã hội nhất định trong lòng tập thể, muốn được mọi người thừa nhận và tôn trọng mình.
Như vậy, hoạt động giao tiếp mang tính chất thân tình của các em là hoạt động chủ đạo có ý nghĩa đặc biệt trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhờ hoạt động giao tiếp mà các em nhận thức được bản thân mình rõ hơn, đồng thời qua đó phát triển một số kỹ năng sống làm phong phú thêm cuộc sống của các em. Chính vì thế, cha mẹ và thầy cô nên tạo điều kiện để các em được giao tiếp với nhau, cha mẹ cần quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, hướng dẫn, định hướng cho học sinh.
1.3.2. Khái niệm nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở
Qua những phân tích về nhu cầu, giao tiếp, nhu cầu giao tiếp, học sinh trung học cơ sở, chúng tôi xin đưa ra khái niệm nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở như sau: “Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở là sự đòi hỏi tất yếu của học sinh trung học cơ sở thấy cần được thỏa mãn trong thiết lập mối quan hệ với cha mẹ, trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết và sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển”.
1.4.Biểu hiện nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở
Từ những phân tích trên chúng ta thấy nhu cầu giao tiếp của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh có những biểu hiện cơ bản sau:
1.4.1. Nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ
Thông qua việc thiết lập mối quan hệ với cha mẹ một cách thân tình, gần gũi, học sinh sẽ có thể dễ dàng trao đổi thông tin, xin ý kiến, nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ khi học sinh gặp những vấn đề khó khăn trong học tập và cuộc sống. Đồng thời, học sinh cũng có thể lắng nghe, giúp đỡ, chia sẻ những
niềm vui, nỗi buồn với cha mẹ. Điều này giúp mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên tốt đẹp, gắn bó hơn.
Thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ là một yếu tố quan trọng góp phần giúp gia đình trở nên hạnh phúc, các thành viên gắn bó, yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau, giúp nhu cầu giao tiếp được thỏa mãn.
1.4.2. Nhu cầu được trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết với cha mẹ
Trong gia đình, nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết giữa con cái với cha mẹ là nhu cầu rất quan trọng và cần thiết.
Học sinh trung học cơ sở bước vào môi trường học tập mới với sự thay đổi rõ rệt về nội dung và hình thức học tập so với bậc tiểu học, bên cạnh đó, các em bắt đầu có sự thay đổi về cơ thể khi bước sang tuổi dậy thì. Chính vì thế, các em sẽ tò mò, thích tìm hiểu, ham học hỏi. Lúc này, cha mẹ là người bên cạnh trò chuyện, trao đổi thông tin, định hướng, chỉ dẫn cho học sinh là một điều rất tuyệt vời.
Các em học sinh trung học cơ sở bắt đầu cảm giác mình là người lớn. Chính vì thế, các em rất muốn khẳng định với cha mẹ rằng mình đã lớn, cần được tôn trọng và được độc lập. Bên cạnh đó, các em vẫn có nhu cầu mong muốn được người lớn gần gũi, chia sẻ, động viên định hướng cho mình.
Mong muốn hiểu biết giữa con cái với cha mẹ. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chỉ trở nên tốt đẹp, gần gũi, thân tình khi cha mẹ và con cái hiểu được nhau. Có nghĩa là, cha mẹ hiểu được những mong muốn, tâm tư, nguyện vọng của con, những khó khăn của con gặp phải, hiểu được tính cáchcủa con, cũng như con cái hiểu cha mẹ đang có cảm xúc như thế nào, có những vất vả khó khăn gì trong cuộc sống, tính cách của cha mẹ.
Nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm và hiểu biết lẫn nhau giữa con cái với cha mẹ có một ý nghĩa rất lớn, nó ảnh hưởng đến việc phát triển tâm lý của các em đang bước vào độ tuổi dậy thì, sự gắn bó và hạnh phúc của gia đình.
1.4.3. Nhu cầu sử dụng phương tiện giao tiếp khác nhau
Để giao tiếp với cha mẹ đạt được hiệu quả, học sinh cần sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) và các phương tiện phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...), trong đó phương tiện ngôn ngữ là chủ yếu để trao đổi thông tin cho nhau. [1]
Về phương tiện ngôn ngữ, học sinh sử dụng ngôn ngữ nói và viết để giao tiếp với cha mẹ. Tuy nhiên, khi sử dụng ngôn ngữ nói, học sinh cần quan tâm đến nội dung lời nói, vốn từ, cấu trúc câu, giọng điệu khi giao tiếp với cha mẹ. Về ngôn ngữ viết, học sinh cần quan tâm đến ngữ pháp và đặc biệt là chính tả. Như vậy, học sinh có thể giao tiếp với cha mẹ thông qua: Giao tiếp trực tiếp, sử dụng điện thoại, mạng xã hội, viết thư…
Về phương tiện phi ngôn ngữ khi sử dụng trong giao tiếp, học sinh cần quan tâm đến hành vi, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, cách ăn mặc khi giao tiếp với cha mẹ để giao tiếp được hiệu quả. Nhu cầu sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp với cha mẹ là yếu tố cần thiết. Vì nó giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn, hoạt động giao tiếp có sức lôi cuốn, hấp dẫn, đạt hiệu quả cao.
1.5. Tiêu chí đánh giá và mức độ nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở
Dựa vào những mong muốn, đòi hỏi tất yếu của học sinh trong giao tiếp với cha mẹ, các mức độ đánh giá về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở được chia thành 3 mức:
28
+ Mức độ thấp: Không thấy cấp thiết phải giao tiếp, việc thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh chưa được thực hiện, các yếu tố thỏa mãn nhu cầu rất thấp.
+ Mức độ trung bình: Nhu cầu giao tiếp của học sinh là vừa phải, chỉ dừng lại ở mức thiết yếu. + Mức độ cao: Biểu hiện nhu cầu giao tiếp là rất cần thiết với học sinh, mọi hoạt động của học sinh đều hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với cha mẹ.
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở
Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đề tài của luận văn, chúng tôi xin nghiên cứu ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố: Yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan.
Yếu tố chủ quan:
- Tính cách: Trong cuộc sống, người có nét tính cách tốt (chân thật, nhân hậu, cần cù, hòa đồng, cởi mở…) thường được mọi người quý mến, tôn trọng và thích giao tiếp [25]. Bên cạnh đó, những người có tính cách khép kín, ngại chia sẻ, ít nói sẽ ít chủ động giao tiếp hơn, điều này cũng ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp của học sinh trung học cơ sở.
- Cảm xúc, hứng thú: Cảm xúc là những rung cảm của con người đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến việc thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu. [11]. Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại cho cá nhân hưng phấn trong quá trình hoạt động. Trong giao tiếp, hứng thú đóng một vài trò rất quan trọng, khi biết tạo sự hứng thú sẽ gây sự kích thích rất mạnh đến đối tượng giao tiếp.