Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Một phần của tài liệu NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 34)

học cơ sở và những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh.

-Nội dung: Sử dụng bảng hỏi về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ dành cho học sinh và bảng hỏi dành cho phụ huynh.

- Cách thức thực hiện: Điều tra bằng bảng hỏi dành cho học sinh và bảng hỏi dành cho phụ huynh.

-Thiết kế bảng hỏi và câu hỏi phỏng vấn sâu.

Bảng hỏi dành cho học sinh

Phần 1: Một số thông tin của học sinh được khảo sát.

Phần 2: Thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

Phần 3: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

Bảng hỏi dành cho phụ huynh học sinh

Phần 1: Một số thông tin của phụ huynh liên quan đến học sinh được khảo sát. Phần 2: Thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

Phần 3: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

*Bước 1: Điều tra thử

Sau khi đã xây dựng xong nội dung bảng hỏi, chúng tôi đã mời 50 học sinh và 15 phụ huynh tại trường THCS Đa Phước làm thử bảng hỏi. Học sinh và phụ huynh tham gia với tinh thần tự nguyện.

-Mục đích: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi nhằm chỉnh sửa lại những câu hỏi chưa đạt yêu cầu với đề tài nghiên cứu.

- Nội dung: Bảng hỏi của học sinh và bảng hỏi của phụ huynh về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

-Phương pháp: Tiến hành khảo sát thử học sinh và phụ huynh. Sau khi thu thập được số liệu, chúng tôi đã sử dụng phần mềm SPSS

25.0 để xử lý với chỉ số độ tin cậy của bảng hỏi. Kiểm định độ tin cậy bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha và đo độ giá trị của thang đo bảng hỏi.

*Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha)

Việc kiểm định độ tin cậy của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thông qua phần mềm xử lý SPSS 25.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy.

Bảng 2.3: Độ tin cậy của thang đo

STT Thành phần Số biến

quan sát

Hệ số Cronbach’s Alpha

34 1 Nhu cầu thiết lập mối quan hệ với

cha mẹ 8 0,893

2 Nhu cầu được trao đổi thông tin, tình

cảm, hiểu biết với cha mẹ 8 0,916

3 Nhu cầu được sử dụng phương tiện

giao tiếp khác nhau 6 0,752

4 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến

nhu cầu giao tiếp 6 0,826

5 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp

6 0,846

Đánh giá toàn thang đo 34 0,919

*Bước 2: Điều tra chính thức

- Mục đích: Nghiên cứu nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

- Mẫu khảo sát chính thức là mẫu thuận tiện, bao gồm 466 em học sinh ở các thuộc bốn trường THCS: THCS Bình Chánh, THCS Hưng Long, THCS Đa Phước và THCS Đồng Đen và 46 phụ huynh của hai trường THCS Đa Phước và THCS Hưng Long.

* Cách tính điểm cho bảng hỏi

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về nội dung của nhu cầu giao và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với năm mức độ, được tính điểm như sau:

Mức độ Số điểm

Rất thấp Không ảnh hưởng 1

Thấp Ít ảnh hưởng 2

Trung bình Ảnh hưởng 3

Cao Khá ảnh hưởng 4

Rất cao Ảnh hưởng rất cao 5

Chúng tôi sử dụng phương thức tính sự chênh lệch của mỗi thang đo như sau: Chúng tôi lấy điểm cao nhất của thang đo là 5, trừ đi điểm thấp nhất là 1 và chia cho 5 mức độ của thang đo. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0.8.

Các mức độ của thang đo được tính như sau:

Mức rất thấp 1 – 1,80 Mức thấp 1,81 – 2,60 Mức trung bình 2,61– 3,40 Mức cao 3,41 – 4,2 Mức rất cao 4,21 – 5,0 2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích: Bổ sung thêm thông tin và làm rõ những thông tin thu thập được thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

-Nội dung: Tìm hiểu về một số quan điểm, suy nghĩ của học sinh và phụ huynh về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở.

-Khách thể: 10 học sinh và 8 phụ huynh trường THCS Đa Phước.

- Cách thực hiện: Người phỏng vấn chuẩn bị đầy đủ những nội dung cần phỏng vấn của đề tài. Sau đó, người phỏng vấn liên hệ với người được phỏng vấn và tiến hành cuộc phỏng vấn. Khách thể được trả lời tự do theo suy nghĩ, cảm nhận của mình. Người phỏng vấn tạo bầu không khí cởi mở, thoải mái trong cuộc trò chuyện.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

- Mục đích: Sau khi điều tra chính thức, số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 25.0 trong môi trường Window. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận (so sánh sự khác biệt).

*Phân tích thống kê mô tả

-ĐTB cộng (mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng nội dung đo và toàn thang đo. - Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.

-Tần suất phần trăm các phương án lựa chọn cho từng ý kiến.

*Phân tích thống kê suy luận

Phân tích so sánh: Chúng tôi chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình (compare mean). Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê khi xác suất p<0.05. Để so sánh hai nhóm, chúng tôi sử dụngphép kiểm định T về độc lập giữa hai mẫu (T-Test). Để so sánh 3 nhóm thì kiểm định sự khác biệt bằng phương pháp One way Anova.

Xử lý số liệu nghiên cứu định tính

Thông tin thu thập được từ phương pháp phỏng vấn sâu chúng tôi dùng cho việc minh họa, diễn giải và bình luận số liệu thu được từ bảng hỏi.

36

Việc tổ chức nghiên cứu được tiến hành theo một quy trình khoa học, thống nhất và chặt chẽ. Nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu. Các phương pháp này bổ trợ cho nhau để thu được thông tin có độ tin cậy và độ chính xác. Việc kết hợp thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính là cơ sở để có thể nhận được những kết quả nghiên cứu đủ độ tin cậy, khách quan và mang tính khoa học cao.

Chương 3

THỰC TRẠNG NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.Đánh giá chung thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyệnBình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Việc đánh giá chung về thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng. Giúp chúng ta đánh giá một cách tổng quan về thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh với cha mẹ và giúp cho nhà nghiên cứu có những nhận xét khách quan khoa học trên 3 nội dung: Nhu cầu thiết lập mối quan hệ với cha mẹ; nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết với cha mẹ và nhu cầu sử dụng phương tiện giao tiếp khác nhau.

Bảng 3.1: Thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Loại nhu cầu giao tiếp Học sinh

ĐTB ĐLC Thứ bậc

Nhu cầu thiết lập quan hệ với cha mẹ 4,02 0,73 2

Nhu cầu trao đổi thông tin tình cảm và

hiểu biết với cha mẹ 4,06

0,77

1 Nhu cầu sử dụng các phương tiện giao

tiếp khác nhau 3,38 0,73 3

ĐTB chung 3,82 0,64

Thông qua bảng số liệu chúng ta có sự đánh giá chung nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh là ở mức độ cao (ĐTB chung của toàn thang đo là 3,82, ĐLC = 0,64).Trong đó, nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm và hiểu biết với cha mẹ là cao nhất (ĐTB = 4,06, ĐLC = 0,77), tiếp đến là nhu cầu thiết lập quan hệ với cha mẹ (ĐTB = 4,02, ĐLC = 0,73). Thấp nhất là nhu cầu sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau ở mức độ trung bình (ĐTB = 3,38, ĐLC = 0,73).

Các thông số trên thể hiện rằng, trong hoạt động giao tiếp với cha mẹ, điều mà học sinh mong muốn nhiều nhất là trao đổi thông tin, tình cảm và hiểu biết với cha mẹ.

Bên cạnh đó, việc thiết lập mối quan hệ với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh cũng quan trọng không kém. Trong gia đình thì cha mẹ với con cái cần thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, duy trì tình cảm, yêu thương, quan tâm lẫn nhau.

Nhu cầu sử dụng các phương tiện giao tiếp dưới các hình thức giao tiếp khác nhau của học sinh với cha mẹ ở mức độ trung bình. Cho thấy rằng học sinh có nhu cầu được sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau để giao tiếp với cha mẹ là chưa cao. Có thể hiểu rằng do phần lớn học sinh sống chung với cha mẹ, nên việc sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp dưới các hình thức giao tiếp khác nhau

38 không được nhiều sự lựa chọn từ các em.

Biểu đồ 3.1: Mức độ nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

3.2.Thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh,thành phố Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Thực trạng nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Thông qua số liệu ta nhận thấy nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ở mức cao (ĐTB = 4,02, ĐLC = 0,73). Mức độ này cho ta thấy tầm quan trọng trong việc thoả mãn nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết khi học sinh trung học cơ sở giao tiếp với cha mẹ, điều này được biểu hiện cụ thể ở những khía cạnh sau đây:

Chúng ta có thể thấy hơn 70% học sinh trung học cơ sở có nhu cầu cao trong thiết lập mối quan hệ với cha mẹ, chứng tỏ rằng đối với các em, việc thiết lập mối quan hệ với cha mẹ là rất quan trọng. Ở độ tuổi trung học cơ sở, học sinh đang chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn rất cần sự động viên, chia sẻ, định hướng cho mình đồng thời các em cũng muốn mối quan hệ gần gũi, thân thiết với cha mẹ. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh trung học cơ sở không đánh giá cao việc thiết lập mối quan hệ với cha mẹ, con số gần 30% các em đánh giá mức độ từ rất thấp đến trung bình đã phản ánh điều đó.

Bảng 3.2: Thực trạng nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

STT Nội dung nhu cầu Mức độ (%) ĐTB ĐLC Thứ

bậc Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 1 Em muốn được gặp mặt

cha mẹ thường xuyên 0,2 2,6 19,3 30,9 47,0 4,22 0,86 3

Đánh giá chung Nhu cầu sử dụng các

phương tiện giao tiếp khác nhau hệ với cha mẹ tin, tình cảm và hiểu

biết với cha mẹ Nhu cầu thiết lập quan Nhu cầu trao đổi thông

3.38 3.82 4.06 4.02 4.5 4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0

2 Em mong muốn tham

40 các việc chung trong

gia đình 3

Em muốn được cha mẹ chia sẻ với em về kiến

thức trong cuộc sống

1,3 3,9 15,9 33,7 45,3 4,18 0,92 4

4

Em mong muốn cha mẹ dành thời gian để tâm

sự, nói chuyện với em

1,7 7,1 24,7 33,7 32,8 3,89 1,00 5

5 Em muốn biết những

thông tin mới của cha mẹ 4,3 11,4 30,7 28,1 25,5 3,59 1,11 8 6

Em mong muốn chia sẻ những thông tin của em

với cha mẹ

3,0 8,8 27,9 28,3 32,0 3,77 1,08 6

7

Em mong muốn được cha mẹ quan tâm, yêu

thương 0,9 2,1 15,0 28,1 53,9 4,32 0,87 2 8 Em mong tình cảm của em và cha mẹ sẽ rất thân thiết và gắn bó 0,9 0,9 10,7 24,0 63,5 4,48 0,79 1 ĐTB chung 4,02 0,73

Chúng tôi tiến hành khảo sát 8 nội dung để đánh giá thực trạng nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, có 3 nội dung được học sinh đánh giá ở mức độ rất cao, 5 nội dung còn lại ở mức độ cao, cụ thể như sau:

Nội dung khảo sát “Em mong tình cảm của em và cha mẹ sẽ rất thân thiết và gắn bó” được đánh giá cao nhất trong 8 nội dung (ĐTB = 4,48), trongđó có 87,5% học sinh đánh giá ở mức độ từ cao đến rất cao, tiếp theo là nội dung “Em mong muốn được cha mẹ quan tâm, yêu thương” (ĐTB = 4,32), trong đó có 82% học sinh đánh giá ở mức độ từ cao đến rất cao. Trên thực tế tình cảm gia đình luôn là tình cảm quan trọng nhất, thì việc con cái mong tình cảm của mình với cha mẹ được thân thiết, gắn bó và mong muốn được cha mẹ quan tâm, yêu thương là điều dễ hiểu. Đặc biệt ở độ tuổi học sinh trung học cơ sở rất cần sự quan tâm, yêu thương, nhắc nhở động viên từ cha mẹ. Điều này phù hợp khi chúng tôi phỏng vấn em B.T.M.L, em có chia sẻ “Cha mẹ em chỉ có mình em là con một, nên cha mẹ dành nhiều tình

thương cho em, em muốn nói chuyện với cha mẹ vì để em và cha mẹ hiểu nhau, yêu thương nhau hơn”. “Em muốn được gặp mặt cha mẹ thường xuyên” là nội dung được học sinh đánh giá rất cao (ĐTB = 4,22). Đó là một câu khảo sát với nội dung rất thực tế thể hiện sự mong muốn gặp mặt cha mẹ thường xuyên, một nguyện vọng rất giản dị nhưng lại là điều cơ bản nhất trong giao tiếp đó là “gặp mặt”. Chính vì thế mà ở nội dung này chỉ có 0,2% số học sinh đánh giá ở mức độ rất thấp. Điều này đơn giản là vì phải có gặp mặt thì mới giao tiếp trực tiếp để trao đổi thông tin, tình cảm, quan tâm nhau. Tuy nhiên trên thực tế, một bộ phận cha mẹ dành nhiều thời gian cho công việc, chỉ lo kiếm tiền, trang trải cuộc sống, chưa quan tâm đến các em. Điều này được thể hiện qua chia sẻ của bạn N.V.T khi được phỏng vấn sâu: “Em thường có chuyện muốn kể cho ba của em nghe hay những lúc em không biết điều gì em muốn hỏi ý kiến của ba, nên em muốn gặp mặt ba em thường xuyên mà nhiều khi em thấy ba em bận nên em không nói chuyện được nhiều”.

Các nội dung “Em muốn được cha mẹ chia sẻ với em về kiến thức trong cuộc sống”, “Em mong muốn cha mẹ dành thời gian để tâm sự, nói chuyện với em”, “Em mong muốn chia sẻ những thông tin của em với cha mẹ” được đánh giá ở mức cao với ĐTB lần lượt là 4,18, 3,89 và 3,77. Trong đó nội dung mong muốn được chia sẻ về kiến thức trong cuộc sống cao thể hiện họcsinh muốn khám phá thế

Một phần của tài liệu NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w