Đánh giá củaphụ huynh về thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ

Một phần của tài liệu NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 49 - 97)

cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

3.3.1. Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.5: Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh,

thành phố Hồ Chí Minh

STT Nội dung nhu cầu Mức độ (%) ĐTB ĐLC Thứ bậc Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 1

Con muốn được gặp mặt cha mẹ thường

xuyên

0,0 0,0 28,3 39,1 32,6 4,04 0,79 3

2

Con mong muốn tham gia đóng góp ý kiến vào các việc chung

trong gia đình

48 3

Con muốn được cha mẹ chia sẻ với con về kiến thức trong cuộc sống

0,0 8,7 28,3 39,1 23,9 3,78 0,92 5

4

Con mong muốn cha mẹ dành thời gian để tâm sự, nói chuyện với con

0,0 2,2 32,6 39,1 26,1 3,89 0,82 4

5

Con muốn biết những thông tin mới của

cha mẹ

8,7 13,0 30,4 26,1 21,7 3,39 1,22 8

6

Con mong muốn chia sẻ những thông tin của con với

cha mẹ

0,0 6,5 34,8 34,8 23,9 3,76 0,90 6

7

Con mong muốn được cha mẹ quan tâm, yêu thương 0,0 0,0 13,0 47,8 39,1 4,26 0,68 1 8 Con mong tình cảm của con và cha mẹ sẽ rất thân thiết và gắn bó 0,0 0,0 15,2 52,2 32,6 4,17 0,68 2 ĐTB chung 3,85 0,72

Theo đánh giá của phụ huynh, nhu cầu thiết lập mối quan hệ mật thiết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ cao với ĐTB là 3,85 (ĐLC = 0,72). Kết quả này có sự tương đồng với đánh giá của học sinh.

Phụ huynh đánh giá nội dung nhu cầu “Con mong muốn được cha mẹ quan tâm, yêu thương”

cao nhất với ĐTB là 4,26. Tiếp đến là nội dung đứng thứ hai “Con mong tình cảm của con và cha mẹ sẽ rất thân thiết và gắn bó” với ĐTB là 4,17. Sự đánh giá này có khác biệt so với đánh giá của học sinh. Học sinh thì lựa chọn nội dung “Con mong tình cảm của con và cha mẹ sẽ rất thân thiết và gắn bó” ở mức độ cao nhất (ĐTB = 4,48), còn nội dung “Con mong muốn được cha mẹ quan tâm, yêu thương” ở thứ bậc thứ 2. Với góc nhìn của cha mẹ thì cha mẹ luôn muốn quan tâm và yêu thương con cái còn đối với con cái thì lại mong muốn tình cảm với cha mẹ được thân thiết và gắn bó nhiều hơn. Điều này phù hợp với chia sẻ của chị L.T.Đ “Cháu nhà tôi hay chia sẻ với tôi những chuyện của cháu, cháu muốn cha mẹ quan tâm nhiều hơn”.

Với cha mẹ “Con mong muốn tham gia đóng góp ý kiến vào các việc chung trong gia đình”

“Con muốn biết những thông tin mới của cha mẹ” được đánh giá thấp nhất trong các nội dung. Điều này hoàn toàn trùng khớp với đánh giá của học sinh, giúp khẳng định thêm rằng học sinh ít có mong muốn đóng góp ý kiến vào các việc chung trong gia đình và ít có mong muốn để biết thêm những thông tin mới của cha mẹ mà học sinh sẽ thường quan tâm, mong muốn được chia sẻ những vấn đề liên quan đến bản thân của các em. Theo anh T.Đ.L chia sẻ “Con tôi thường ít quan tâm đến công việc của bố mẹ, mà thường quan tâm đến việc của con, chắc do con còn nhỏ nên chưa quan tâm nhiều về vấn đề của bố mẹ”.

3.3.2. Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu được trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.6: Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu được trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình

Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

STT Nội dung nhu cầu Mức độ (%) ĐTB ĐLC Thứ bậc Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 1

Con mong muốn chia sẻ thông tin về học tập với cha mẹ

50 2

Con mong muốn chia sẻ thông tin về bạn bè với cha mẹ

8,7 17,4 23,9 34,8 15,2 3,30 1,19 8

3

Con mong muốn chia sẻ thông tin về gia đình với cha mẹ

2,2 15,2 21,7 43,5 17,4 3,59 1,02 7

4 Con mong

muốn chia sẻ 0,0 2,2 34,8 43,5 19,6 3,80 0,78 4

thông tin liên quan bản thân (sức khỏe, ý tưởng, nguyện vọng, sở thích, nhu cầu…) với cha mẹ 5

Con mong muốn lắng nghe những chia sẻ từ cha mẹ

2,2 2,2 39,1 37,0 19,6 3,70 0,89 5

6

Con mong muốn cha mẹ quan tâm, giúp

đỡ con

7

Con mong muốn tình cảm ngày càng gần gũi, thân thiết với cha mẹ 0,0 0,0 15,2 58,7 26,1 4,11 0,64 2 8

Con mong muốn cha mẹ hiểu được tâm tư, nguyện vọng của con

0,0 2,2 15,2 50,0 32,6 4,13 0,75 1

ĐTB chung 3,79 0,71

Theo đánh giá của phụ huynh, nhu cầu được trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ cao với ĐTB là 3,79 (ĐLC = 0,71). Kết quả này rất tương đồng với kết quả đánh giá của học sinh.

Có tới 6 trên 8 nội dung được phụ huynh và học sinh đánh giá thứ bậc là giống nhau. Hai nội dung còn lại được đánh giá khác nhau ở thứ bậc 4 với

5. Nội dung “Con mong muốn lắng nghe những chia sẻ từ cha mẹ” phụ huynh đánh giá thứ bậc 5 và học sinh đánh giá thứ bậc 4. Và nội dung “Con mong muốn chia sẻ thông tin liên quan bản thân” thì ngược lại, sự đánh giá khác nhau này là không đáng kể.

Nội dung nhu cầu “Con mong muốn chia sẻ thông tin về bạn bè với cha mẹ” (ĐTB = 3,30) đều được phụ huynh và học sinh đánh giá thấp nhất trong các nội dung nhu cầu được khảo sát. Tuy nhiên, phụ huynh thì cho rằng học sinh không chia sẻ thông tin nhiều về bạn bè và chỉ ở mức độ trung bình còn học sinh đánh giá ở mức độ cao (ĐTB = 3,50). Ở vai trò làm cha mẹ, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến những người bạn của con mình, bởi vì ở độ tuổi lớp 6 đến lớp 9, học sinh rất thích kết giao bạn bè. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, về mặt tư duy, suy nghĩ của các em chưa được chính chắn, khi quen nhầm bạn có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập, ảnh hưởng những thói hư tật xấu, còn học sinh thì sợ cha mẹ ngăn cản, can thiệp vào mối quan hệ bạn bè mà các em đang cho là rất tốt đẹp.

Theo chị N.H.K chia sẻ rằng “Con nói chuyện nhiều với cha mẹ giúp cha mẹ hiểu con đang có suy nghĩ, mong muốn gì. Thường con có điều cần thắc mắc hay cần giúp con sẽ chủ động giao tiếp. Con ít chia sẻ chuyện bạn bè trên lớp”.

3.3.3. Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu được sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.7: Đánh giá của phụ huynh về thực trạng nhu cầu được sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau của học sinh trung học cơ sở

52

huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

STT Nội dung nhu cầu Mức độ (%) ĐTB ĐLC Thứ bậc Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao 1 Con nói chuyện trực tiếp với cha mẹ

0,0 2,2 15,2 43,5 39,1 4,20 0,78 1

2

Con nói chuyện với cha mẹ bằng điện thoại: Gọi điện, nhắn tin

6,5 8,7 45,7 28,3 10,9 3,28 1,00 4

3

Con giao tiếp với cha mẹ bằng nhắn tin, video call (Messenger, zalo,…)

6,5 8,7 50,0 30,4 4,3 3,17 0,90 5

4 Con giao tiếp

với cha mẹ 13,0 13,0 50,0 23,9 0,0 2,85 0,94 6

bằng cách tương tác trên mạng xã hội (Facebook, zalo, viber,…)

5

Khi giao tiếp con mong muốn biểu lộ hành vi, cử

chỉ, nét mặt

0,0 8,7 23,9 41,3 26,1 3,85 0,92 3

6

Khi giao tiếp con quan tâm đến nội dung

lời nói

0,0 4,3 21,7 54,3 19,6 3,89 0,77 2

ĐTB chung 3,54 0,58

Ở thực trạng về nhu cầu được sử dụng phương tiện giao tiếp dưới các hình thức giao tiếp khác nhau của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh theo đánh giá của phụ huynh và học sinh có sự khác nhau. Ở nhu cầu này, phụ huynh đánh giá ở mức độ cao (ĐTB = 3,54 và ĐLC = 0,58) thì học sinh đánh giá nhu cầu này ở mức độ trung bình (ĐTB

= 3,38, ĐLC = 0,73). Tuy nhiên, có sự tương đồng giữa phụ huynh và học sinh về thứ bậc trong các nội dung đánh giá.

Phụ huynh cũng đánh giá rằng học sinh có mong muốn được giao tiếp trực tiếp với cha mẹ ở mức độ cao (ĐTB = 4,20) và là cao nhất trong 6 nội dung được khảo sát. Tiếp theo là khi giao tiếp, học sinh quan tâm đến nội dung lời nói (ĐTB = 3,89) và mong muốn biểu lộ hành vi, cử chỉ, nét mặt(ĐTB = 3,85). Nội dung phụ huynh cho rằng thấp nhất là “Con giao tiếp với cha mẹ bằng cách tương tác trên mạng xã hội (Facebook, zalo, viber…)”. Trên thực tế, khi phỏng vấn sâu chị N.T.A, chị cũng cho rằng

“Con thường nói chuyện trực tiếp với tôi, thỉnh thoảng có gọi điện thoại cho tôi khi tôi không có nhà, nhưng hầu hết là nói chuyện trực tiếp”.

3.4. So sánh thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh giữa các biến số

3.4.1 So sánh giữa nam và nữ về thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.8: Bảng so sánh giữa nam và nữ về thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh,

thành phố Hồ Chí Minh

Loại nhu cầu giao tiếp

Nam Nữ Sig ĐTB ĐLC Mức độ ĐTB ĐLC Mức độ

54 Nhu cầu thiết lập quan

hệ mật thiết với cha mẹ 4,07 0,73 Cao 3,98 0,72 Cao 0,160

Nhu cầu trao đổi thông tin tình cảm và hiểu biết

lẫn nhau

4,11 0,77 Cao 4,02 0,77 Cao 0,195

Nhu cầu sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau

3,44 0,75 Cao 3,33 0,71 Trung

bình

0,137

ĐTB chung 3,87 0,64 Cao 3,78 0,63 Cao 0,104

Kết quả nghiên cứu của bảng số liệu trên với mức ý nghĩa chung sig = 0,104 (sig> 0,05) trong kiểm định T-Test cho thấy không có sự khác biệt ýnghĩa về mặt thống kê giữa nam và nữ về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ. Nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của nam và nữ đều ở mức cao. Điều này là do nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người, giao tiếp để chúng ta tồn tại, học hỏi và phát triển thì dù là nam hay là nữ, các em đều có nhu cầu được nói chuyện, thiết lập quan hệ với cha mẹ và trao đổi thông tin, tình cảm. Hiểu được điều này, cha mẹ cần quan tâm, nói chuyện với các em nhiều hơn dù con của mình là nam hay nữ để kịp thời lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng các con.

3.4.2. So sánh giữa các khối lớp về thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.9: So sánh giữa các khối lớp về thực trạng nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh,

thành phố Hồ Chí Minh

Loại nhu Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Sig

cầu giao tiếp ĐTB ĐLC Mức độ ĐTB ĐLC Mức độ ĐTB ĐLC Mức độ ĐTB ĐLC Mức độ Nhu cầu thiết lập quan hệ mật thiết với cha mẹ 4,21 0,63 Rất cao

Nhu cầu trao đổi thông tin tình cảm và hiểu biết lẫn nhau 4,23 0,72 Rất

cao 4,11 0,71 Cao 4,00 0,81 Cao 3,91 0,81 Cao 0,014

Nhu cầu sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau

3,45 0,71 Cao 3,41 0,69 Cao 3,32 0,74 Trung

bình 3,36 0,78

Trung

bình 0,559

ĐTB

chung 3,96 0,54 Cao 3,84 0,60 Cao 3,77 0,68 Cao 3,71 0,69 Cao 0,022

Kết quả nghiên cứu của bảng số liệu trên với mức ý nghĩa chung sig = 0,022 (sig< 0,05) trong kiểm định Anova cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh các khối lớp 6, 7, 8, 9. Khi ta phân tích sâu các yếu tố bằng kiểm định sâu One-way Anova thì được bảng số liệu như sau:

Bảng 3.10: Kiểm định sâu One-way Anova

Các nhóm nhu cầu giao tiếp Khối lớp (I) Khối lớp (J) Khác biệt trung bình (I – J) Sig Nhu cầu thiết lập quan hệ

mật thiết với cha mẹ

6 Khối 7 0,200 0,033

Khối 8 0,215 0,028

Khối 9 0,345 0,000

Nhu cầu trao đổi thông tin tình cảm và hiểu biết lẫn

nhau

6 Khối 7 0,125 0,208

Khối 8 0,230 0,026

Khối 9 0,318 0,002

Nhu cầu sử dụng các phương tiện giao tiếp khác

nhau

6 Khối 7 0,041 0,664

Khối 8 0,132 0,184

Khối 9 0,092 0,351

Đánh giá chung 6 Khối 7 0,122 0,138

Khối 8 0,192 0,025

56

Từ bảng số liệu ta thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các khối lớp như sau:

Về Nhu cầu thiết lập quan hệ mật thiết với cha mẹ, lớp 6 khác biệt với cả lớp 7, lớp 8 và lớp 9 (sig < 0,05). Và ở đây, sự khác biệt thể hiện rõ nhất và cao nhất là lớp 6 và lớp 9 với khác biệt trung bình là 0,345. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.

Về Nhu cầu trao đổi thông tin tình cảm và hiểu biết lẫn nhau, lớp 6 khác biệt lớp 8 và lớp 9 (sig < 0,05). Và ở đây, sự khác biệt thể hiện rõ nhất và cao nhất là lớp 6 và lớp 9 với khác biệt trung bình là 0,318. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.

Về Nhu cầu sử dụng các phương tiện giao tiếp khác nhau thì giữa các khối lớp không có sự khác biệt (sig> 0,05).

Như vậy, nhìn chung, giữa các khối lớp có sự khác biệt về nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh. Cụ thể là sự khác biệt giữa khối 6 và khối 8 (sig

= 0,025), sự khác biệt giữa khối 6 với khối 9 (sig = 0,003). Và khi khác biệt trung bình (I-J) dương chứng tỏ nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh đang giảm dần. Lớp 6 có nhu cầu giao tiếp cao hơn và nhu cầu đang có xu hướng giảm dần đến lớp 9. Điều này có thể hiểu, học sinh lớp 6 đang bước vào giai đoạn đầu của độ tuổi dậy thì và đến lớp 8, lớp 9, các em sẽ có những đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi đó: Các em muốn khẳng định mình là người lớn, muốn tự lập, bên cạnh hoạt động học tập thì giao tiếp với bạn bè trở thành hoạt động chủ đạo của các em, các em thường giao tiếp với bạn bè nhiều hơn là với người lớn, vì khi giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa, các em sẽ tìm thấy sự thấu hiểu, đồng cảm và sự chấp nhận.

3.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 3.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp với cha mẹ của học sinh trung học cơ sở huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

STT Nội dung Học sinh Phụ huynh

ĐTB ĐLC Thứ bậc ĐTB ĐLC Thứ bậc Yếu tố chủ quan 3,07 1,09 3,55 0,08 1 Em cảm thấy mình là người ít nói, ngại chia sẻ

2,81 1,37 6 3,22 1,15 6

2

Em cảm thấy mình đã lớn nên nhiều việc em không tham khảo ý

kiến cha mẹ

3

Cha mẹ tạo cho em cảm xúc vui vẻ, thoải

mái

3,14 1,56 3 3,70 1,11 3

4 Cha mẹ tạo cho em sự hứng thú khi giao tiếp

3,09 1,52 4 3,59 1,20 4

5 Khi giao tiếp, cha mẹ sẽ cho em lời khuyên, hướng giải quyết vấn đề

3,19 1,53 2 3,76 1,12 1

Một phần của tài liệu NHU CẦU GIAO TIẾP VỚI CHA MẸ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 49 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w