Kế hoạch lấy mẫu:
Đối tượng là sinh viên đang học tập tại trường Đại học Thương mại, mẫu nghiên cứu là mẫu ngẫu nhiên, do đối tượng là sinh viên nên việc tiếp xúc khá dễ dàng.
Chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu thuận tiện
Lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng. Chẳng hạn có thể thực hiện cuộc phỏng vấn ở bất kì người nào mà gặp được ở trường, lấy mẫu khảo sát qua bất kì các trang mạng xã hội có sinh viên trường Đại học Thương mại tham gia... Nếu người được phỏng vấn khơng đồng ý thì có chuyển sang đối tượng khác.
Phương pháp chọn kích thước mẫu:
Theo Bollen, kích thước mẫu tối thiểu là năm lần mẫu cho một tham số ước lượng. Nhóm nghiên cứu tính kích thước mẫu theo công thức của Bollen. Trong bài nghiên cứu, đề cập đến 6 biến độc lập, tổng số biến đo lường là 22, kích thước mẫu tối thiểu là 22*5 = 110. Do vậy nhóm lấy kích thước mẫu là 150 sẽ thỏa mãn các yêu cầu của bài nghiên cứu.
Phương pháp thu thập dữ liệu:
19
-Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Thu thập thông qua việc tìm hiểu các đề tài nghiên cứu trước đây đã từng nghiên cứu về vấn đề phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với việc sử dụng dịch vụ xe bus của sinh viên. Kế thừa và phát triển các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với việc sử dụng dịch vụ xe bus của sinh viên trường Đại học Thương mại. Từ đó, xác định được biến độc lập và biến phụ thuộc nhóm sẽ sử dụng để nghiên cứu vấn đề. Biến độc lập sẽ gồm độ tin cậy của xe bus, cơ sở vật chất của xe, thái độ của nhân viên, giá vé và sự hài lòng.
-Nguồn dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp sử dụng phiếu điều tra sinh viên, phiếu điều tra được thiết kế gồm 6 câu hỏi, tìm hiểu sự hài lịng khi sử dụng dịch vụ xe bus của sinh viên trường Đại học Thương mại trên 150 mẫu. Được tiến hành điều tra khảo sát thực tế bắt đầu từ ngày 10/10/2021.