Phân loại rủi ro:

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BOW TIE vào QUẢN TRỊ rủi RO của TỔNG THẦU đối với CÔNG tác xây DỰNG của hợp ĐỒNG THIẾT kế, MUA sắm, CHẾ tạo và lắp đặt (EPCI) dự án xây DỰNG GIÀN KHOAN KHAI THÁC tại VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

- Bổ sung thêm các rủi ro nếu cần thiết.

DỰ ÁN XÂY DỰNG GIÀN KHOAN KHAI THÁC MỎ DẦU KHÍ 3.1 Cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng EPCI dự

3.1.1.2 Phân loại rủi ro:

Có nhiều cách khác nhau để phân loại rủi ro, có thể khái quát một số cách phân loại rủi ro trong doanh nghiệp và cũng là rủi ro của Tổng thầu theo các tiêu chí khác nhau. Trong đó:

 Phân loại theo sự tổn thất về tài chính:

- Rủi ro có tổn thất về tài chính: công ty bị tổn thất về thu nhập, lợi nhuận... và đó chính là rủi ro có tổn thất về tài chính.

- Rủi ro không có tổn thất về tài chính: sự mất dần uy tín, thương hiệu trên thị trường.

 Phân loại theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro:

- Rủi ro căn bản: là các rủi ro do các hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi tác động bao trùm lên một vùng rộng lớn mà toàn xã hội, nền kinh tế phải gánh chịu.

- Rủi ro cá biệt: là các rủi ro phát sinh từ một số các hiện tượng cá biệt trong xã hội mà các cá nhân hoặc các doanh nghiệp, các nhà thầu riêng phải gánh chịu.

 Phân loại theo kết quả tác động của rủi ro:

- Rủi ro thuần túy (rủi ro chỉ có một chiều): là rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc tổn thất nên nhà thầu phải có giải pháp phòng ngừa.

- Rủi ro suy đoán (rủi ro hai chiều): là rủi ro có thể mang lại tổn thất nhưng cũng có thể mang lại lợi ích nên được người ta chấp nhận và coi đó là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

 Phân loại theo nguyên nhân gây nên rủi ro:

- Rủi ro do môi trường thiên nhiên: là những rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như động đất, núi lửa, bão, lũ, sóng thần lở đất, hạn hán, sương muối... gây ra. - Rủi ro do môi trường văn hóa: là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về phòng

tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức... gây ra.

- Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế... là một nguồn rủi ro quan trọng.

- Rủi ro do môi trường chính trị: môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Khi có một thể chế mới ra đời có thể làm đảo lộn hoạt động của nhiều doanh nghiệp, tổ chức.

- Rủi ro do môi trường luật pháp: luật pháp đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng xã hội luôn phát triển, nếu các chuẩn mực luật pháp không phù hợp với bước tiến của xã hội thì sẽ gây ra nhiều rủi ro. Ngược lại, nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, quá thường xuyên cũng gây ra những khó khăn rất lớn với các tổ chức, cá nhân không nắm vững những thay đổi, không theo kịp những chuẩn mực mới và cũng gây nên các rủi ro.

- Rủi ro do môi trường kinh tế: mỗi hiện tượng diễn ra trong môi trường kinh tế như tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát... đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp gây nên những rủi ro, bất ổn.

- Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: có thể xuất hiện dưới nhiều dạng như: thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác dẫn đến bị lừa đảo, máy móc thiết bị gặp sự cố, xảy ra tai nạn lao động, hoạt động quảng cáo khuyến mãi bị sai sót, chính sách tuyển dụng, sa thải nhân viên không phù hợp, sai lầm trong chiến lược kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, thiếu đoàn kết nội bộ...

- Rủi ro do nhận thức của con người: Một khi nhận diện và phân tích không đúng thì tất yếu sẽ đưa ra kết luận sai và hành động sai có thể sẽ gây ra những rủi ro nghiêm trọng.

Trong thực tiễn còn có thể căn cứ vào các tiêu thức khác để phân loại rủi ro như theo ngành nghề, theo môi trường tác động, theo khả năng kiểm soát... Càng nhiều tiêu thức phân loại càng cho phép nhận dạng, hiểu rõ đặc điểm của các rủi ro mà đời sống thực tế và hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư phải đối diện. Tuy nhiên tiêu thức nguyên nhân sẽ cho biết rõ nguồn gốc gây nên rủi ro để có thể tìm ra các giải pháp phòng ngừa hữu hiệu nên thường được các nhà quản trị quan tâm.

chính hưởng động

- Rủi ro có tổn thất về tài chính. - Rủi ro không có

tổn thất về tài chính.

- Rủi ro căn bản.

- Rủi ro cá biệt. - Rủi ro thuần túy.- Rủi ro suy đoán. - Rủi ro do môi trường thiên nhiên. - Rủi ro do môi

trường văn hóa. - Rủi ro do môi trường xã hội. - Rủi ro do môi trường chính trị. - Rủi ro do môi trường luật pháp. - Rủi ro do môi trường kinh tế. - Rủi ro do môi

trường hoạt động của tổ chức. - Rủi ro do nhận

thức của con người.

Bảng 3: Phân loại rủi ro của Tổng thầu 3.1.2 Thiệt hại và phân loại thiệt hại do rủi ro gây ra:

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BOW TIE vào QUẢN TRỊ rủi RO của TỔNG THẦU đối với CÔNG tác xây DỰNG của hợp ĐỒNG THIẾT kế, MUA sắm, CHẾ tạo và lắp đặt (EPCI) dự án xây DỰNG GIÀN KHOAN KHAI THÁC tại VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)