Phân loại thiệt hại:

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BOW TIE vào QUẢN TRỊ rủi RO của TỔNG THẦU đối với CÔNG tác xây DỰNG của hợp ĐỒNG THIẾT kế, MUA sắm, CHẾ tạo và lắp đặt (EPCI) dự án xây DỰNG GIÀN KHOAN KHAI THÁC tại VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

- Bổ sung thêm các rủi ro nếu cần thiết.

DỰ ÁN XÂY DỰNG GIÀN KHOAN KHAI THÁC MỎ DẦU KHÍ 3.1 Cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng EPCI dự

3.1.2.2 Phân loại thiệt hại:

Có thể phân loại các thiệt hại do rủi ro theo các nhóm như sau: - Nhóm các thiệt hại về người.

- Nhóm các thiệt hại về tài sản (vật chất). - Nhóm các thiệt hại về tài chính (tiền). - Nhóm các thiệt hại về ngừng sản xuất. - Nhóm các thiệt hại về xã hội.

- Nhóm các thiệt hại về môi trường.

- Nhóm các thiệt hại liên quan đến uy tín và tương lai của doanh nghiệp.

Các loại thiệt hại nêu trên có thể phát sinh trong doanh nghiệp, khi đó gọi là thiệt hại trực tiếp, hoặc phát sinh bên ngoài doanh nghiệp, khi đó gọi là thiệt hại gián tiếp. Cần chú ý khái niệm bên trong, bên ngoài doanh nghiệp chỉ là tương đối và không phải thuần tuý theo phạm vi không gian (ranh giới) mà cả các phạm vi khác, chẳng hạn phạm vi trách nhiệm quản lý, quyền sở hữu, v.v. Thông thường, doanh nghiệp chỉ hạch toán các thiệt hại trực tiếp vào chi phí kinh doanh hoặc trừ vào lợi nhuận của mình; còn thiệt hại gián tiếp do xã hội gánh chịu.

Trên cơ sở phân loại các thiệt hại nêu trên, căn cứ vào kinh nghiệm thực tế của trong và ngoài doanh nghiệp liệt kê tất cả các thiệt hại cụ thể có thể xảy ra trong từng nhóm thiệt hại.

Trong nhóm thiệt hại về người, các thiệt hại cụ thể có thể là: - Chết người.

- Bị bệnh nghề nghiệp, trong đó lại cụ thể hóa các bệnh nghề nghiệp có thể mắc phải.

- Bị thương, trong đó có thể cụ thể hóa các dạng bị thương thường gặp và theo mức độ nặng nhẹ.

- Các thiệt hại khác về người.

Trong nhóm các thiệt hại về ngừng sản xuất, các thiệt hại cụ thể có thể là: - Thiệt hại về khối lượng sản phẩm không sản xuất, tiêu thụ được. - Thiệt hại về khối lượng sản phẩm hỏng do ngừng sản xuất đột xuất.

- Thiệt hại về chi phí khắc phục ngừng sản xuất.

- Thiệt hại về các chi phí không có sản phẩm trong thời gian ngừng sản xuất. - Thiệt hại về chi phí bồi thường do ngừng sản xuất, tiêu thụ.

- Thiệt hại về bị cắt hợp đồng hoặc bị giảm thị phần.

Tương tự, các nhóm thiệt hại khác cũng làm như vậy. Cần chú ý một số rủi ro có thể gây ra nhiều loại thiệt hại và ngược lại nhiều loại rủi ro có thể gây ra cùng một loại thiệt hại. Khi đó ta sẽ có được danh mục tham chiếu tất cả các thiệt hại có thể xảy ra trong từng nhóm thiệt hại do rủi ro gây ra. Mỗi khi lập kế hoạch quản trị rủi ro, căn cứ vào danh mục tham chiếu nêu trên mà lần lượt xem xét xác định, lượng hóa các thiệt hại cụ thể do rủi ro gây ra hoặc có thể gây ra.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP BOW TIE vào QUẢN TRỊ rủi RO của TỔNG THẦU đối với CÔNG tác xây DỰNG của hợp ĐỒNG THIẾT kế, MUA sắm, CHẾ tạo và lắp đặt (EPCI) dự án xây DỰNG GIÀN KHOAN KHAI THÁC tại VIỆT NAM (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)