Hệ quả của kiệt sức

Một phần của tài liệu KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 25 - 27)

Các hậu quả của kiệt sức đã được mô tả là gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể lý như thường xuyên nhức đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, và khó thở cho đến sức khỏe tâm thần như thất vọng, bực bội, khó khăn để giữ trong hoài nghi, cảm xúc [3]. Nghiên cứu của Toker và cs (2012) tiến hành trên 8838 nhân viên tại Israel chỉ

16

ra rằng kiệt sức có liên quan đến bệnh tim mạch vành và các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu này cho thấy kiệt sức làm gia tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch lên 1,41 lần [72].

Nghiên cứu phân tích hợp của Salvagioni (2017) nhận thấy kiệt sức là một yếu tố dự báo đáng kể về các vấn đề thể lý sau: tăng cholesterol trong máu, tiểu đường tuýp 2, bệnh mạch vành, nhập viện do rối loạn tim mạch, đau cơ xương,, mệt mỏi kéo dài, đau đầu, các vấn đề về đường tiêu hóa, các vấn đề về hô hấp, chấn thương nặng và tử vong dưới 45 tuổi. Các tác động tâm lý của kiệt sức là mất ngủ, các triệu chứng trầm cảm, sử dụng thuốc hướng thần và chống trầm cảm, nhập viện vì rối loạn tâm thần và các triệu chứng sức khỏe tâm lý [57].

Các nhà tâm lý học tổ chức khi nghiên cứu đã nhận thấy kiệt sức với sự gia tăng tình trạng cạn kiệt cảm xúc kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hứng thú với công việc đang được thực hiện, giảm mức độ thực hiện công việc, cảm giác bất lực [4]. Một số nghiên cứu tâm lý cho thấy kiệt sức ảnh hưởng đến hiện tượng suy giảm chức năng nhận thức bao gồm khả năng duy trì chú ý và trí nhớ [59].

Aamodt (2015) nhận thấy tình trạng mất năng lượng ở nhân viên có hội chứng kiệt sức nghề nghiệp dẫn đến năng suất giảm. Những nhân viên này có tỉ lệ đi làm trễ cao hơn và gia tăng cảm giác sợ hãi khi đến công sở. Họ có thể bị giảm sự tập trung, hay quên, tăng cảm giác thất vọng hoặc cảm giác bị quá sức khi nhận công việc. Họ có thể phàn nàn và cảm thấy tiêu cực, hoặc cảm thấy thờ ơ và tin rằng họ có ít tác động đến đồng nghiệp và môi trường của họ [4].

Trạng thái mệt mỏi, cạn kiệt tinh thần trong công việc này kéo dài không chỉ kéo theo việc giảm chất lượng cuộc sống ở nhân viên mà còn làm trì trệ công việc hằng này của họ. Moss và cs (2016) cùng với West và cs (2018) đều cùng đưa ra kết luận rằng tình trạng kiệt sức càng kéo dài, sự hài lòng công việc càng giảm kéo theo các hệ lụy như năng suất, hiệu quả công việc và tình trạng về hưu sớm ở nhân viên y tế [47],[79].

Trong bối cảnh học đường, khi bị kiệt sức ở mức độ cao, giảng viên nhiều khả năng gặp các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. Ở giảng viên có mức độ kiệt

17

sức cao cũng cho biết họ ít kiểm soát lớp học hơn, cam kết thấp hơn với nghề giảng dạy, tăng khả năng bỏ việc và vắng mặt nhiều hơn [50]

Một phần của tài liệu KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)