1.1Tổng quan về viện trợ phát triển của Nhật Bản.
Nhật Bản là một nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất thế giới. Số liệu cho thấy tổng mức viện trợ phát triển của Nhật Bản giành cho các nước những năm 90 đạt trên 10 tỷ USD, đặc biệt năm 1999, mức viện trợ phát triển của Nhật Bản đạt mức kỷ lục là 15 tỷ USD.
Gần đây trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản vẫn tiếp tục gặp khó khăn do suy thoái kéo dài, dư luận dân chúng và chính giới trong nước tiếp tục đòi hỏi cắt giảm chi tiêu ngân sách, trong đó có cả viện trợ phát triển, đảm bảo ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm và công khai, Chính phủ Nhật Bản đã xem xét và điều chỉnh chính sách cung cấp viện trợ phát triển.
Trong chính sách của mình, ODA của Nhật Bản tập trung vào các mục tiêu hỗ trợ chủ yếu:
- Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu kinh tế để khôi phục kinh tế;
- Hỗ trợ người nghèo;
- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế, hoạch định chính sách;
- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng;
- Hợp tác phát triển khu vực trong đó có khu vực sông Mê Kông mở rông…
Viện trợ song phương của Nhật Bản bao gồm hai phần chính là viện trợ không hoàn lại thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Đại sứ quán Nhật Bản và cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản.
Viện trợ không hoàn lại của Nhật Bản bao gồm hai phần chính là chương trình viện trợ không hoàn lại do Đại sứ quán Nhật Bản điều phối thực hiện bởi JICA và chương trình hợp tác kỹ thuật do JICA điều phối và thực hiện. Các dự án viện trợ không hoàn lại được dùng để phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng. Chương trình hợp tác kỹ thuật được dùng để tăng cường nguồn
23
nhân lực và xây dựng thể chế thông qua việc chuyển giao kỹ thuật và kiến thức. Viện trợ phát triển chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng viện trợ phát triển của Nhật Bản. Vốn vay ưu đãi chiếm tỷ trọng lớn trong viện trợ phát triển của Nhật Bản dùng để nâng cấp các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở các nước đang phát triển. Việc khoản cho vay ưu đãi chiếm tỷ trọng trông tổng mức viện trợ song phương của Nhật Bản thể hiện nguyên tắc chủ yếu của viện trợ phát triển Nhật Bản là giúp các nước nhận viện trợ tự phát triển. Khi phải đối đầu với nghĩa vụ trả nợ trong tương lai, các nước nhận viện trợ sẽ phân bổ các khoản vay ưu đãi cho các chương trình phát triển kinh tế thiết yếu và do đó phát triển nền kinh tế một cách có hiệu quả.
Về vốn vay ưu đãi, chính sách trung hạn trong việc cung cấp vốn vay ưu đãi cho các nước đang phát triển cho thời kỳ 2006- 2010 sẽ tập trung vào các mục tiêu và lĩnh vực ưu tiên sau:
- Hỗ trợ xoá đói giảm nghèo
- Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế
- Chống ô nhiễm và cải thiện môi trường thiên nhiên
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu như HIV/AIDS, gia tăng dân số, mưa a-xít,…
- Phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
- Hỗ trợ phát triển khu vực nông thôn
Khác với các nhà tài trợ khác, viện trợ phát triển của Nhật Bản chủ yếu tập trung vào việc phát triển hạ tầng kinh tế và xã hội, đặc biệt là tập trung vào việc phát triển các công trình hạ tầng kinh tế như xây dựng các nhà máy điện, phát triển đường xá và cầu cống…
1.2Cách tiếp cận viện trợ của Nhật Bản.
Việc cung cấp viện trợ phát triển của Nhật Bản phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Sử dụng viện trợ như công cụ phục vụ lợi ích về thương mại và đầu tư của Nhật Bản tại các nước nhận viện trợ.
24
Sử dụng viện trợ như một công cụ phục vụ các chính sách ngoại giao của Nhật Bản, thúc đẩy quá trình dân chủ, xây dựng nền kinh tế thị trường và thực hiện các quyền con người.
Có 4 cơ quan chính thức tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và quyết định mức viện trợ hàng năm của Nhật Bản là Bộ Ngoại giao (MOFA), Bộ Tài chính (MOF) và Bộ Kinh Tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) và Đại sứ quán Nhật Bản (ĐSQ)
1.3Các điều kiện viện trợ của Nhật Bản.
Đối với phần vốn vay ưu đãi, các điều kiện cho vay và đấu thầu thường được điều chỉnh theo thời gian cho phù hợp với thực trạng của các nước nhận viện trợ và điều kiện kinh tế Nhật Bản.
Ngoại trừ viện trợ không hoàn lại (chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số viện trợ phát triển của Nhật Bản ), việc đấu thầu cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho phần vốn vay ưu đãi của Nhật Bản được mở ra cho tất cả các công ty trên thế giới. Số liệu thống kê cho thấy trong suốt thập kỷ 90, các công ty Nhật Bản chỉ giành được khoảng 1/3 số hợp đồng cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các chương trình dự án thông qua viện trợ phát triển của Nhật Bản.