Thực trạng cấp vốn ODA giữa Nhật Bả n Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2010 2020 (Trang 33 - 36)

- 2020

Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam (1992), Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Tính từ năm 1992 đến nay, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt 1.542 tỷ Yên (gần 17 tỷ USD), chiếm khoảng 30% tổng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết với Việt Nam. Tính lũy kế đến năm

31

2015, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 2.600 tỷ Yên, chiếm trên 40% tổng nguồn vốn ODA của Việt Nam. Các chương trình viện trợ của Nhật Bản nhằm vào 5 lĩnh vực chính: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường.

Một số nhóm dự án từ nguồn vốn ODA Nhật Bản có thể kể đến như sau:

(1) Dự án phát triển hạ tầng điện lực và sử dụng hiệu quả năng lượng: Nhật Bản luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho phát triển năng lượng điện Việt Nam, góp phần làm ổn định đời sống sinh hoạt của người dân và còn góp phần phát triển nền công nghiệp trong nước, thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Những nhà máy điện được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản có thể kể đến như Nhà máy Thủy điện Đa Nhím (1961-1964), Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ (1994-2002), Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (1995-2003), Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi (1995-2001), Nhà máy Thủy điện Đại Ninh (1999-2008), Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn (2001-2009), Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình (2009-2017) và Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn (2006-2016).

(2) Dự án tăng cường mạng lưới giao thông vận tải: Nhật Bản đã hỗ trợ Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam lập kế hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải, có thể kể đến một số dự án nổi bật được kể đến như cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất Bắc-Nam, dự án xây dựng đường vành đai 3 (Hà Nội), Đại lộ Đông-Tây (TP. Hồ Chí Minh), nhà ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, đường sắt nội đô tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hầm qua đèo Hải Vân, dự án cầu Nhật Tân-cây cầu hữu nghị Việt-Nhật… Ngoài ra, các dự án phát triển nguồn nhân lực cũng được triển khai để cải thiện an toàn và chất lượng dịch vụ giao thông đô thị.

(3) Dự án hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường năng lực cho cơ quan hành chính, tài chính tại Việt Nam: Với cách tiếp cận không áp đặt việc cải thiện cơ chế chính sách mà hỗ trợ Việt Nam trong quá trình tự cải cách hành chính, Nhật Bản đã bắt đầu triển khai dự án hợp tác kỹ thuật “Hỗ trợ hình thành các chính sách quan trọng của chính phủ về hệ thống luật” từ năm 1996. Với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Bộ luật Dân sự Việt Nam đã được sửa đổi và chính

32

thức ban hành vào năm 2005. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong việc hình thành và thực thi các bộ luật khác như Luật Tố tụng dân sự…

(4) Dự án phát triển nền kinh tế thị trường và mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài: Nhật Bản đã tiến hành dự án “Nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế theo định hướng thị trường ở Việt Nam” cùng với những hỗ trợ về phần cứng như xây dựng đường xá, cảng, cầu…

(5) Dự án cải thiện đời sống và sức khỏe của người dân: Hỗ trợ nâng cấp 3 bệnh viện trọng điểm tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Huế, đồng thời mở rộng hỗ trợ cho các bệnh viện địa phương. Dự án “Chăm sóc Sức khỏe sinh sản” được triển khai ở miền Trung từ năm 1997 và dự án “Phổ biến Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và trẻ em” theo kinh nghiệm Nhật Bản được triển khai trên toàn quốc từ năm 2011.

(6) Dự án thu hẹp khoảng cách giàu nghèo thông qua phát triển nông nghiệp và địa phương: “Dự án Thủy lợi Phan Rang”, “Dự án phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ cho người nghèo” và “Dự án phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện điều kiện sống ở nông thôn”… đã góp phần giúp Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền.

Từ năm 2009, Việt Nam chính thức vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế, song, cũng đặt ra bài toán khi nguồn vốn ODA được cung cấp bởi các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ không còn dồi dào. Từ năm 2010 đến năm 2016, tổng số vốn đầu tư ODA dao động mạnh nhưng với chiều hướng tăng trong khi đó khoản viện trợ không hoàn lại tăng mạnh trong năm 2011-2012. (Bảng 1)

Bảng 1. ODA Nhật Bản cho Việt Nam (2010-2020)

Đơn vị: triệu USD

Năm ký kết Tổng ODA và vốn vay ưu đãi

Viện trợ Vay ưu đãi Vốn vay ODA

33 2010 3607,18 172,06 210 3225,12 2011 6910,42 194,85 6715,57 2012 5938,27 437,17 100 5401,1 2013 6853,83 390,88 410 6042,95 2014 4450,78 224,99 4225,79 2015 3972,15 58,07 536,31 4978,89 2016 5555,574 40,374 536,31 4978,89 2017 3640,09 0,09 3640 2018 2001,1 2001,1 2019 463 463 20/03/2020 105 105 Nguồn: Tạp chí Tài chính

Trong một vài năm gần đây thì vốn ODA mà Nhật Bản hỗ trợ cho Việt Nam đang có chiều hướng giảm. Do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình nên nguồn vốn hỗ trợ phát triển hiện đã dần dần giảm xuống, điều kiện vay ưu đãi ngày càng trở nên khắt khe hơn. Cụ thể thì từ sau năm 2013, nguồn vốn ODA từ Nhật Bản đã giảm mạnh từ 6,8 tỷ USD xuống còn 3,9 tỷ USD năm 2015 và xuống mức 2 tỷ USD năm 2018.

6. Đánh giá hiệu quả dự án ODA Nhật Bản tại Việt Nam 6.1Kết quả tích cực

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2010 2020 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)