2020
4.1Tình hình cấp vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2020 năm 2020
Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập mối quan hệ vào ngày 21/9/1973 và đến tận năm 1975, Nhật Bản bắt đầu cung cấp ODA cho Việt Nam. Từ năm 1973 đến nay Nhật Bản vẫn duy trì cung cấp vốn ODA cho Việt Nam, có thể chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: từ năm 1975 đến 1978, trong giai đoạn này, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam chỉ có các khoản viện trợ không hoàn lại dưới dạng máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa.
Giai đoạn thứ hai: từ năm 1979 đến 1991, chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách “đóng băng” hoạt động cung cấp ODA cho Việt Nam. Tuy nhiên, trong suốt giai đoạn này Nhật Bản vẫn duy trì cung cấp cho Việt Nam thông qua các khoản viện trợ nhân đạo với khối lượng rất nhỏ. Thực chất các khoản viện trợ này mang tính chất “ duy trì” các quan hệ ngoại giao nhiều hơn.
Giai đoạn thứ ba: từ 1992 đến nay, Nhật Bản nối lại viện trợ cho Việt Nam. Tuy nhiên trong thời gian đầu, 1992 - 2003 các khoản viện trợ còn e dè, không nhiều so với các nước trên khu vực, phải đến giai đoạn sau 2004 - 2010,
27
Nhật Bản mới tăng cường viện trợ cho Việt Nam cả về chất và lượng. Đến năm 2009, viện trợ ODA cho Việt Nam đã đạt 3,28 tỷ yên viện trợ không hoàn lại, khoản vay đạt 145,86 tỷ yên và hợp tác kỹ thuật là 5 tỷ yên. Tuy nhiên nguồn viện trợ này có sự biến động và thay đổi theo từng thời kỳ. Nguồn viện trợ không hoàn lại có xu hướng giảm mạnh từ 4,91 tỷ yên (2004) xuống còn 3,28 tỷ yên (2009), các khoản vay có xu hướng tăng mạnh từ 80 tỷ yên (2004) lên 145,86 tỷ yên (2009). Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do Việt Nam sử dụng không hiệu quả nguồn vốn ODA của Nhật, Nhật Bản chuyển các khoản này đầu tư phát triển trong nước hoặc các nước khác. Ngoài ra còn do khi đưa công nghệ kỹ thuật hiện đại và Việt Nam tuy nhiên Việt Nam không phát huy được hết hiệu quả , năng suất không cao do thiếu nguồn nhân lực chất lượng trình độ cao nên khoản đầu tư này cũng có xu hướng ngày càng giảm.
Như vậy, kể từ khi Nhật Bản chính thức nối lại viện trợ cho Việt Nam năm 1992, Nhật Bản đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc chuyển đổi đất nước sang nền kinh tế thị trường cũng như vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tính theo tổng vốn ODA, Nhật Bản trở thành nước tài trợ lớn nhất cho Việt Nam kể từ năm 1995. Đồng thời với quan hệ hợp tác kinh tế Nhật Bản, Việt Nam cũng trở thành nước tiếp nhận viện trợ chiến lược quan trọng nhất. Tính theo số liệu giải ngân dòng, Việt Nam đứng vào hàng thứ tư (sau Indonexia, Trung Quốc và Thái Lan) trong các nước tiếp nhận ODA của Nhật Bản vào năm 1999 và đứng thứ hai sau Indonexia vào năm 2000.
Kể từ khi nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam (1992), Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Tính từ năm 1992 đến nay, ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đạt 1.542 tỷ Yên (gần 17 tỷ USD), chiếm khoảng 30% tổng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết với Việt Nam. Tính lũy kế đến năm 2015, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 2.600 tỷ Yên, chiếm trên 40% tổng nguồn vốn ODA của Việt Nam. Từ năm 2001 Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhưng vẫn giữ và tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam…Năm 2007, ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam chiếm khoảng 20% tổng ODA cho Việt Nam.
28
Nguồn vốn ODA của Nhật Bản trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. ODA được sử dụng trong nhiều lĩnh vực: từ cơ sở hạ tầng kinh tế đến hạ tầng xã hội (các ngành công nghiệp, nông nghiệp, tài chính tín dụng) nâng cấp và xây dựng hàng loạt dự án có quy mô lớn trong các lĩnh vực giao thông, điện, thủy lợi…Nổi bật là một số dự án lớn như cầu Nhật Tân, cảng Hàng không T2,…Bên cạnh đó cải cách hàu hết các loại hình đào tạo chủ yếu: tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học, dạy nghề…Đó là những lĩnh vực có tính “xúc tác” vừa có tác dụng trước mắt, đồng thời là cơ sở lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay sử dụng ngồn vốn ODA của Nhật Bản chú trọng hơn vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nhờ vậy đã góp phần gia tăng sản lượng nông nghiệp với nhịp độ phát triển tương đối cao trong thời gian qua.
Một số dự án hợp tác tiêu biểu :
Cầu Bãi Cháy: được thực hiện bằng vốn ODA Nhật Bản và vốn đổi ứng trong nước với tổng mức đầu tư 2140 tỷ đồng. Ngày 2/12/2006 dự án cầu Bãi Cháy bắc qua eo biển Cửa Lục trên vịnh Hạ Long sau hơn 3 năm xây dựng đã chính thức được cắt băng khánh thành và thông xe. Đây là cầu bê tông dự ứng lực một mặt phẳng dây đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam, đồng thời cũng lập kỉ lục thế giới mới về chiều dài nhịp chính đối với kết cấu cầu loại này (435m)
Dự án xây dựng nhà ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất: JICA dã cung cấp một khoản ODA trị giá 22,768 tỉ yên cho việc xây dựng, mua sắm trang bị thiết bị và các dịch vụ tư vấn cho dự án này. Khoản vay có thời gian trả nợ 40 năm, ân hạn 10 năm. Ngày 17/12/2007 nhà ga hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất đã chính thức khánh thành sau 3 tháng hoạt động thử nghiệm. Đây là nhà ga đầu tiên tại Việt Nam có hệ thống phân loại hành lí tự dộng theo các chuyến bay, giúp hành khách thuận tiện trong việc làm thủ tục và rút ngắn thời gian thời gian chuẩn bị chuyến bay.
Hầm qua đèo Hải Vân: được khởi công vào ngày 27/8/2000 và chính thức xây dựng vào tháng 10. Đây là hầm đương bộ lớn nhất được xây dựng ở Việt Nam và là một trong 30 hầm lớn và hiện đại nhất của thế giới vói hệ thống
29
đường hầm hoàn chỉnh có tổng chiều dài 15,1 km. Mở rộng đường hầm tạ điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của cả nước nhưng trực tiếp là của miền Trung. Mở đường hầm là điểm đầu và điểm cuối của con đường hành lang Đông- Tây, là con đường mà các nước ASEAN và các nước vùng sông MêKông coi đây là một trong những dự án quan trọng.
Cầu Nhật Tân- cây cầu hữu nghị Việt – Nhật : được khởi công từ tháng 3 năm 2009 và khánh thành tháng 1 năm 2015 với tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỷ đồng và là 1 trong 3 cây cầu có nhịp văng lớn nhất Thế Giới; được áp dụng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản lần đầu tiên tại Việt Nam.
4.3Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Tuy nhiên , bên cạnh những dự án hợp tác thành công giữa hai nước thì vẫn còn rất nhiều hạn chế với Việt Nam về khoản ODA này : Mặc dù Việt Nam nhận được viện trợ ODA từ Nhật Bản khá sớm, nhưng chỉ thực sự có hiệu quả từ năm 1993, vì vậy chúng ta còn phải từng bước vừa làm vừa tìm ra lối đi thích hợp cho mình, cho nên thời gian rút vốn thường bị kéo dài, tốc độ giải ngân chậm so với các nước khác trên thế giới. Trong thời gian gần đây tốc độ giải ngân ODA có xu hướng tăng lên. Vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhập nguồn vốn ODA. Do đôi khi nhà tài trợ đặt ra quá nhiều những yêu cầu chi tiết và chuẩn mực trong khi Việt Nam lại mới vừa chuyển sang nền kinh tế thị trường, chưa có đủ kinh nghiệm tiếp nhận và kĩ thuật cần thiết để đáp ứng những nhu cầu đó. Đồng thời một số dự án do nhà tài trợ thiết kế không sát với tình hình thực tế ở Việt Nam nên phía Việt Nam lại phải mất nhiều thời gian để điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Ngoài ra những quy trình và thủ tục pháp lí của Việt Nam và nhà tài trợ còn nhiều vấn đề “chênh nhau”, nhiều khi phải chỉnh nhiều lần mới đi đến thống nhất đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm: di dân, tái định cư bắt buộc. Quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA ở Việt Nam còn đang mới mẻ, chúng ta vừa học tập vừa thực hành trong điều kiện có nhiều khác biệt về quy định giữa trong nước và ngoài nước… chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót trong khâu tiếp nhận và sử dụng ODA.
30
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể kể đến một số nguyên nhân chủ quan sau: Một số giới lãnh đạo của Chính phủ và chính quyền địa phương và chủ đầu tư có quan điểm nhìn nhận chưa đúng về nguồn vốn tài trợ ODA. Ngoài ra các cơ quan đàm phán trực tiếp với các nhà tài trợ thường là các bộ, ngành trong Chính phủ nên chủ đầu tư chưa thấy hết tác động của những điều kiện khó khăn mà nhà tài trợ ràng buộc. Hai là, “phải quản lí dựa vào kết quả” là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quản lí ODA, lại không phải luôn có sự ủng hộ đồng tình từ các phái cơ quan chủ quản và chủ đầu tư các dự án ODA. Điều này cho thấy sự mơ hồ trong nhận thức và phương thúc quản lí của một số cơ quan chủ quản. Ba là, chưa có chiến lược vận động và sử dụng ODA một cách rõ ràng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bốn là, khuôn khổ thể chế pháp lí chưa hoàn thiện và đồng bộ. Năm là, cơ chế vận động và sử dụng ODA quá phức tạp liên quan đến nhiều cấp bộ ngành,địa phương. Sáu là, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí ODA còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu.
Có thể nói, nguồn vốn ODA của Nhật đem lại rất nhiều lợi nhuận cho Việt Nam: lãi suất thấp, thời gian cho vay dài, có 1 phần viện trợ không hoàn lại. Tuy nhiên cũng gây cho ta rất nhiều bất lợi: về kinh tế, buộc ta phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan, quản lý ODA phụ thuộc vào chủ đầu tư ODA, ODA gắn kiền với các khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của Nhật Bản, chất lượng các công trình sử dụng vốn không hiệu quả có thể đẩy nước ta vào tình trạng nợ nần.
ODA là nguồn lực bên ngoài, là chất xúc tác bổ sung cho quá trình phát triển nhưng không thể thay thế được cho nguồn lực bên trong của quốc gia, để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cần phải có chiến lược thu hút và sử dụng phù hợp.