Đánh giá triển vọng

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2010 2020 (Trang 37 - 44)

6. Đánh giá hiệu quả dự án ODA Nhật Bản tại Việt Nam

6.3 Đánh giá triển vọng

Với quan điểm, Nhật Bản không chỉ là đối tác chiến lược sâu rộng mà thực sự là người bạn, đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế giữa hai quốc gia, triển vọng tương lai mới cho dự hai nước được kỳ vọng cụ thể như sau:

Thứ nhất, nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có xu hướng gia tăng mạnh mẽ;

Thứ hai, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2021-2025. Kim ngạch thương mại hai bên vượt mức 40 tỷ USD trong năm 2021;

Thứ ba, hợp tác an ninh - quốc phòng giữa hai quốc gia đạt được nhiều bước tiến rõ nét. Đặc biệt, Việt Nam và Nhật Bản cùng chia sẻ mối quan tâm chung về an ninh trên biển và tự do hàng hải trên các tuyến hải phận quốc tế. Hợp tác giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu;

35

Thứ tư, số người Việt Nam sang học tập, làm việc và sinh sống tại Nhật Bản tiếp tục tăng lên vượt mức 440 nghìn người năm 2020;

Thứ năm, mở ra triển vọng hợp tác quốc phòng - an ninh, đối phó với biến đổi khí hậu. Cùng với sự phát triển trong hợp tác kinh tế, chính trị, giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản cũng đứng trước cơ hội mới thúc đẩy giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân giữa hai nước.

36

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI

Nhằm hạn chế những bất cập, góp phần tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản ở Việt Nam thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, nhận thức đúng đắn về bản chất nguồn vốn ODA Nhật Bản với 2 mặt chính trị và kinh tế gắn kết chặt chẽ với nhau để trên cơ sở đó khai thác tác động tích cực về chính trị và kinh tế của vốn ODA Nhật Bản có lợi cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Trong bối cảnh là nước có mức thu nhập trung bình, Việt Nam cần xác định rõ định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản để làm căn cứ cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc huy động nguồn lực này; xác định được những lĩnh vực ưu tiên cần sử dụng vốn ODA Nhật Bản tránh tình trạng phân bổ dàn trải, tạo tâm lý ỷ lại, không nỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn khác.

Hai là, tăng cường vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dựng. Để thực hiện được giải pháp này, cần làm các bước sau:

- Xác định thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án ODA Nhật Bản gắn liền với đảm bảo nguồn vốn đối ứng cho các dự án này;

- Xây dựng quy trình, cơ chế tổng hợp, phân bổ và giám sát vốn đối ứng một cách có hệ thống và bài bản, đặc biệt vốn bố trí từ ngân sách nhà nước cho các cơ quan trung ương và hỗ trợ các địa phương.

- Xây dựng kế hoạch trung hạn về vốn đối ứng trên cơ sở kế hoạch đầu tư trung hạn đối với nguồn vốn ODA Nhật Bản.

- Thực hiện nghiêm việc thẩm định vốn khi thẩm định và phê duyệt văn kiện chương trình, dự án theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo quy mô dự án phải phù hợp với khả năng bố trí vốn đối ứng của cơ quan chủ quản và chủ đầu tư.

37

- Có giải pháp hữu hiệu trong việc huy động và sử dụng vốn ODA Nhật Bản làm vốn đối ứng, cơ cấu lại danh mục dự án để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng.

Ba là, nâng cao hơn nữa vai trò làm chủ và tinh thần trách nhiệm của nhiều cơ quan chủ quản, chủ dự án và đề cao tính minh bạch trong quản lý, sử dụng ODA Nhật Bản, cụ thể:

- Phát huy vai trò làm chủ các mục tiêu phát triển sẽ tránh rơi vào tình trạng phụ thuộc vào viện trợ, phát huy được tinh thần tự chủ, năng động và sáng tạo để sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản một cách thông minh và hiệu quả. - Nâng cao vai trò chủ động và đề cao trách nhiệm của các cơ quản lý nhà nước về viện trợ phát triển, các cơ quản chủ quản, cũng như các đơn vị thụ hưởng trong thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản của các nhà tài trợ là một trong các yêu cầu đặt ra nhằm bảo đảm sử dụng có hiệu quả viện trợ trong bối cảnh hợp tác mới.

- Khuyến khích và vận động để có đầy đủ sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, các nhà chuyên môn, những người thụ hưởng hoặc bị ảnh hưởng từ dự án vào quá trình lựa chọn, xây dựng và thực hiện dự án nhằm đề cao tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản của các nhà tài trợ…

Bốn là, hợp tác công-tư (PPP): Hướng đi mới để thu hút đầu tư và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản một cách hiệu quả. Theo đó, Nhà nước nên khuyến khích tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dự án dịch vụ hoặc công trình công cộng của Nhà nước có sử dụng vốn ODA Nhật Bản làm hạt nhân thực hiện.

Với mô hình PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Việc các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản sẽ phát huy được hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.

Năm là, xây dựng hành lang và khuôn khổ pháp lý về quản lý nguồn vốn ODA Nhật Bản một cách đồng bộ và minh bạch. Trước mắt, để phù hợp với

38

yêu cầu và đòi hỏi đặt ra trong bối cảnh khi Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình, đồng thời nhằm quản lý và sử dụng vốn ODA Nhật Bản có hiệu quả, bảo đảm hài hòa hóa quy trình và thủ tục quản lý với nhà tài trợ, duy trì sự quản lý và điều phối thống nhất các nguồn tài trợ phát triển, hướng tới tối ưu hoá sử dụng nguồn vốn này, cần thay thế Nghị định số 132/2018/NĐ- CP sửa đổi Nghị định 16/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi bằng Nghị định mới phù hợp với tình hình hiện nay…

Sáu là, tăng cường công tác theo dõi và đánh giá nguồn vốn ODA Nhật Bản để bảo đảm mục tiêu an toàn nợ. Mặc dù, Chính phủ đã có những nỗ lực quan trọng nhằm cải thiện hệ thống theo dõi và đánh giá, tuy nhiên công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ở các cấp chưa được quan tâm đúng mức, chế độ báo cáo, thanh quyết toán tài chính chưa được thực hiện nghiêm túc và thiếu các chế tài cần thiết.

Để bảo đảm an toàn nợ bền vững trước khi ra quyết định, cần tăng cường hơn nữa công tác giám sát của Quốc hội, chỉ ra những khiếm khuyết trong sử dụng viện trợ của những nhóm lợi ích cả trong và nước ngoài, nhà tài trợ; phân tích những mặt lợi, bất lợi của vốn ODA Nhật Bản từ đó đề xuất kiến nghị bảo đảm việc sử dụng có chọn lọc, có hiệu qủa.

39

KẾT LUẬN

Nhật Bản là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Trong giai đoạn 2010- 2020, Việt Nam đã hoàn thành tốt công tác thu hút nguồn vốn ODA Nhật Bản tạo đà cho phát triển bền vững trong tương lai. Bài tập lớn “Thực trạng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và giải pháp” đã giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, nghiên cứu nội dung của cơ sở lý luận về ODA trước hết bao gồm nguồn gốc lịch sử, khái niệm, phân loại và đặc điểm của ODA. Bên cạnh đó, còn nghiên cứu vai trò của ODA với các nước nhận viện trợ và các nước tài trợ. Không những thế, bài tập còn bàn tới kinh nghiệm thu hút, quản lý sử dụng thành công vốn ODA của Malaysia và Indonexia. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ hai, vận dụng lý thuyết của chương 1 về ODA để phân tích thực trạng cấp vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2020, từ đó đánh giá những thành tựu, hạn chế và triển vọng ODA Nhật Bản trong thời gian tới. Thứ ba, đề xuất hệ thống giải pháp để có thể tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản ở Việt Nam thời gian tới cũng như nguồn vốn ODA của các nước khác. Điều kiện đầu tiên để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA của Nhật Bản đó là nước tiếp nhận phải có môi trường chính sách thể chế phù hợp với thông lệ quốc tế và với nước đầu tư vốn ODA của Nhật Bản. Trong thời gian tới, đặc biệt khi đất nước càng phát triển thì nguồn vốn ODA Nhật Bản sẽ giảm, việc vận động ODA của Nhật Bản nhìn chung sẽ ngày càng khó khăn. Vì vậy, Việt Nam cần phải đưa ra những hướng đi mới khi dần dần nguồn vốn ODA bị thu hẹp; đó là phải tăng cường lợi thế của Việt Nam để thu hút được các nguồn vốn mới như FDI.

40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). (n.d.). Quan hệ đối tác Việt Nam - Nhật Bản từ quá khứ đến tương lai: Tăng cường sự gắn kết giữa con người với con người, quốc gia với quốc gia, vì hòa bình và ổn định trong khu vực.

https://www.jica.go.jp/vietnam/office/others/pamphlet/ku57pq0000221kma- att/Japan_Vietnam_Partnership_To_Date_and_From_Now_On_vie.pdf 2. Đặc điểm về nguồn vốn ODA của Nhật Bản. (n.d.). Dân Kinh Tế. http://www.dankinhte.vn/dac-diem-ve-nguon-von-oda-cua-nhat-ban/

3. Huy Thắng. (2020). Giải ngân vốn ODA chậm, nhiều nguyên nhân nhưng ít nơi tự nhận trách nhiệm. Báo điện tử chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Giai-ngan-von-ODA-cham-nhieu-nguyen- nhan-nhung-it-noi-tu-nhan-trach-nhiem/412278.vgp

4. Khái niệm nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. (n.d.). Dân Kinh Tế. http://www.dankinhte.vn/khai-niem-nguon-von-ho-tro-phat-trien-chinh-thuc- 4/

5. Nguyễn Hồng Vân, Nguyễn Thị Kim Chi. (2017). Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2010.

6. Phân loại nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). (n.d.). Dân Kinh Tế.

http://www.dankinhte.vn/phan-loai-nguon-von-ho-tro-phat-trien-chinh-thuc- oda/

7. Phùng Tuệ Phương. (2002). Tài trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản vào Việt Nam.

8. TS. Nguyễn Văn Tuấn. (2020). Một số giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính.

https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/mot-so-giai-phap-tang-cuong-hieu- qua-su-dung-nguon-von-oda-o-viet-nam-329618.html

9. Ths. Nguyễn Thị Tình. (2013). Thu hút, quản lý, sử dụng ODA: Nhìn từ Malaysia và Indonesia. Tạp chí Tài chính.

41

https://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/thu-hut-quan-ly-su-dung-oda- nhin-tu-malaysia-va-indonesia-62283.html

10. Ths. Nguyễn Thị Thanh Lam. (2021). Nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 và triển vọng. Công Thương Industry and Trade Magazine.

https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/nguon-von-oda-nhat-ban-vao-viet- nam-giai-doan-2010-2020-va-trien-vong-82705.htm

11. Thu Hiền. (2015). Viện trợ ODA của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1992 đến nay. Vietnhatnews.

https://vietnhatnews.wordpress.com/2015/10/02/vien-tro-oda-cua-nhat-ban- vao-viet-nam-tu-1992-toi-nay/

12. Vũ Diệu Linh. (2016). Sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực tiết kiêm năng lượng và bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

13. VVH. (2021). Kết nối kinh tế Việt Nam và Nhật Bản. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

https://vjst.vn/vn/tin-tuc/4554/ket-noi-kinh-te-viet-nam-va-nhat-ban.aspx 14. Website: www.jica.go.jp

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2010 2020 (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)