Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 39 - 40)

Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Lê Văn Năm và cs (1999) [15] cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân từ ngoại cảnh gây bệnh như: do thức ăn nghèo dinh dưỡng, do can thiệp đỡ đẻ bằng dụng cụ hay thuốc sản khoa sai kỹ thuật dẫn đến chất nhầy các cơ quan sinh dục bị phá hủy hoặc kết tủa, kết hợp với việc chăm sóc nuôi dưỡng bất hợp lý, thiếu vận động đã làm chậm quá trình teo sinh lý của dạ con. Đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây bệnh. Biến chứng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực do cổ tử cung mở và do thụ tinh nhân tạo sai kỹ thuật hoặc do dụng cụ dẫn tinh làm tổn thương niêm mạc tử cung.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [11] tinh dịch bị nhiễm khuẩn và dụng cụ dẫn tinh không vô trùng đã đưa các vi khuẩn viêm nhiễm vào bộ phận sinh dục của lợn nái. Lợn đực nhảy trực tiếp mà niệu quản và dương vật bị viêm sẽ truyền vi khuẩn sang cơ quan sinh dục của lợn nái.

Lê Xuân Cường (1986) [4] cho biết: lợn nái chậm sinh sản do nhiều nguyên nhân, trong đó tổn thương bệnh lý đường sinh dục có tỷ lệ đáng kể.

Cùng với nhận định trên, Lê Minh Chí và Nguyễn Như Pho (1985) [5] cho rằng: khi lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa, nhưng sau đó thì niêm mạc đường sinh dục có thể bị tổn thương, gây viêm đường sinh dục.

Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (1986) [16] đã đưa ra phương pháp điều trị bệnh viêm tử cung do liên cầu khuẩn gây ra phổ biến ở lợn nái. Theo tác giả,có thể sử dụng kháng sinh kết hợp với hormon thùy sau tuyến yên.

+ Sử dụng một trong hai phác đồ sau để chống nhiễm trùng: Penicillin 3-5 triệu UI + Streptomycin 3 - 5g/ngày, liệu trình 3 ngày. Spiramycin 3-5 g + Streptomycin 3-5 g/ngày, liệu trình 3 ngày.

+ Hỗ trợ điều trị:

Tiêm dung dịch glucoza và canxi nhằm tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Sử dụng oxytocin 15 - 20 triệu UI tiêm bắp hoặc tĩnh mạch nhằm thúc đầu vú tiết sữa và co bóp tử cung.

Lê Thị Tài và cs (2002) [9] khi nghiên cứu về bệnh cho biết: vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra viêm vú, do vậy biện pháp tốt nhất để điều trị là sử dụng kháng sinh kết hợp với vitamin, thuốc trợ sức trợ lực. Một số loại kháng sinh có thể sử dụng để điều trị là:

+ Penicillin hoặc ampicillin: 10.000 - 20.000 đơn vị/kg TT, tiêm bắp trong ngày.

+ Streptomycin hoặc kanamycin: 10 - 20 mg/kg TT tiêm bắp/ngày. + Sulfamethazone hoặc sulfamenazin: 40 mg/kg TT chia làm 2 lần, tiêm bắp/ngày.

Thuốc bổ trợ:

+ Vitamin B1 2,5%: 10 ml/con/ngày. + Vitamin C 5%: 10 ml/con/ngày. + Cafein 5%: 10 ml/con/ngày.

+ Vitamin B.complex: 4 ml/con/ngày.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại bùi huy hạnh, xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)